ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 7-5-25 11:30:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tấm lòng với đồng đội

Báo Cà Mau (CMO) Ai đã từng có dịp đến viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Cà Mau, sẽ dễ dàng nhìn thấy ngôi mộ tập thể lớn án ngữ ở vị trí gần như trung tâm của nghĩa trang hiện nay. Ngôi mộ có từ bao giờ? Tại sao lại là mộ tập thể? Những người anh hùng liệt sĩ đang yên nghỉ là ai? Câu hỏi đó cứ thôi thúc chúng tôi tìm kiếm các thông tin liên quan. Rồi cơ may đã đến. Trong những lần gặp gỡ, tiếp xúc với thương binh 3/4 Lâm Anh Lữ, nguyên Thị đội phó Thị đội Cà Mau, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn K8 thời điểm giải phóng thị xã Cà Mau, những thông tin liên quan về ngôi mộ tập thể ấy dần hé mở.

Xin nói thêm, báo Cà Mau đã có khá nhiều bài viết cung cấp nguồn tư liệu quý, đáng tin cậy từ nhân chứng lịch sử Lâm Anh Lữ mà độc giả có thể tìm đọc, tham khảo. Bài viết này chỉ là một lát cắt nhỏ trong ký ức của ông Út Lữ, tuy nhiên lại đong đầy những tình cảm thiêng liêng về tình đồng chí, đồng đội. Ðây cũng là sự thôi thúc lớn lao, để ông Út Lữ chấp bút, sáng tác nên một bài văn tế đặc biệt, mà theo ông, phải mất 50 năm mới hoàn thành.

Ðảng bộ, quân và dân Cà Mau luôn tri ân các anh hùng liệt sĩ. Ảnh: HUỲNH LÂM

Ngày mùng 1 Tết Mậu Thân 1968. Tiếng súng nổ ran trời. Ông Lâm Anh Lữ thời điểm đó đang hoạt động nội thành, thực hiện nhiệm vụ trinh sát nắm tình hình. Ðến ngã năm “Phòng thông tin”, ông Lữ chết lặng khi tận mắt nhìn thi thể các đồng chí, đồng đội của mình. Sau đó, ông Lữ cho biết, giặc dùng xe thùng chở thi thể rồi hướng về vị trí của khu Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Cà Mau hiện nay để vùi lấp. Theo mô tả của ông Lữ, khu vực này khi đó còn hoang vu, thi thể của các đồng chí hy sinh bị giặc bỏ bừa xuống một đìa nước rồi lấp lại.

Ðiều ấy cứ mãi ám ảnh ông Út Lữ, ông dặn lòng: “Ngày toàn thắng, điều đầu tiên là tìm đến nơi các anh bị vùi lấp để cải táng làm mồ mả đàng hoàng, cho yên lòng người đã nằm xuống vì Tổ quốc”. Thực hiện đúng lời ước nguyện, ngay sau khi giải phóng thị xã Cà Mau, Thị đội Cà Mau đã tập trung lực lượng để thực hiện nghĩa cử thiêng liêng với đồng chí, đồng đội. Ông Lữ nhớ về thời điểm đó: “Khi đào đất lên, anh em bật khóc khi nhìn thấy các di vật là vải dù, dây dù, quần ni-lông và hài cốt của anh em nằm ngổn ngang, không cách nào sắp xếp được”. Khi đó, mọi người nhất trí là xếp riêng hộp sọ một bên, xương cốt một bên. Kiểm đếm, trong ngôi mộ tập thể có 70 chiếc hộp sọ. Thị đội xin ván, vun lại hài cốt của đồng đội rồi tiến hành làm lễ truy điệu và an táng lại ngay cửa Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh. Ngôi mộ liệt sĩ tập thể hình thành ngay sau giải phóng thị xã Cà Mau, những ngày tháng 5/1975.

50 năm sau, ông Út Lữ đã hoàn thành bài văn tế để gởi đến anh linh của đồng chí, đồng đội. Báo Cà Mau xin đăng tải nguyên văn bài văn tế này.

Ðêm giao thừa năm ấy,

Bỗng pháo tấn công vang dậy.

Lửa căm hờn bốc cháy

Trút vào đầu Mỹ nguỵ.

Bọn cướp nước và bán nước

Một phen khiếp vía, kinh hồn

Từ Quảng Trị đến Cà Mau,

Không nơi nào yên ổn.

Với một kẻ thù tàn bạo

Mạnh hơn ta gấp trăm lần

Với lệnh Ðảng, với quyết tâm!

Các anh xem cái chết nhẹ tựa lông hồng.

Với ngọn cờ độc lập tự do

“Thà hy sinh tất cả

Chứ nhất định không chịu mất nước”!

Thế là các anh dũng mãnh xung phong...

Sáng mùng Một Tết Mậu Thân,

Với nhiệm vụ trinh sát nắm tình hình

Khi tôi đến ngã năm “Phòng Thông tin”

Bỗng nhìn thấy các anh... nằm đấy

Thân không lành nhưng khí phách hiên ngang

Tôi sửng sốt, ngậm ngùi, nghiến răng bước tới

Chí căm hờn cao vút trời xanh

Thúc giục lòng, bước chân càng táo bạo...

Rồi bảy năm trời ròng rã, máu lửa cuồn cuộn trôi qua

Mãi đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Tôi cùng đồng đội tiến quân vào thị xã.

Ðiều trước tiên, tôi tìm đến các anh...

Máu các anh đã thắm rực màu cờ Tổ quốc

Thịt các anh vun bón cho đất mẹ

Xương các anh còn đây, làm gương cho hậu thế

Các anh ơi!

Có các anh, mới có hôm nay.

Lấy thân mình đổi lấy ngày mai tươi sáng

Cho đời đời con cháu mai sau.

(Út Lữ, sáng ngày 30/4/2018)

Và rồi, những người cựu chiến binh của Thị đội năm xưa đã thống nhất lấy ngày 30/4 hàng năm bắt đầu từ năm 2018 để trịnh trọng làm lễ dâng tế hương hồn các anh linh  đồng đội. Ðến ngày ấy, tất cả sẽ tề tựu, làm mâm cơm đồng đội, mang ra ngôi mộ tập thể ở Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh để dâng cúng và đọc bài tế này. Lời tế hay lời núi sông còn vang vọng mãi...

Thắp nến tri ân là hoạt động được tổ chức vào ngày 27/7 hàng năm. Ảnh: HUỲNH LÂM

Xin cúi đầu tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sĩ đã xả thân vì Tổ quốc! Xin cúi đầu trước anh linh của những người con Cà Mau bất tử!

 

Phạm Quốc Rin

 

Lưu Hữu Phước – Nhạc sĩ tài danh đất Tây Đô

Hai ba thế hệ người Việt Nam hát những ca khúc của nhạc sĩ tài danh Lưu Hữu Phước. Không có cuộc đời nào, tâm hồn nào trên đất nước Việt Nam thân yêu thế kỷ vệ quốc anh hùng mà không được Lưu Hữu Phước giục giã.

Ngày giải phóng Cà Mau

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 3: Bức tranh văn hoá đa sắc

Dù ở vùng đất mới, gốc gác khác biệt, song khi về tới Cà Mau, thế hệ tiền nhân đã sớm ý thức về nguồn cội, quần tụ và cố kết với nhau bằng sợi chỉ đỏ chảy xuyên suốt của nền văn hoá dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 2: Con người Cà Mau - Nét duyên xứ sở

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: “Con người là chủ thể văn hoá, cách ứng xử của con người với chính mình, với thiên nhiên và các mối quan hệ xã hội định hình nên đặc điểm và tính cách của nền văn hoá ấy”. Ở vùng đất mới Cà Mau, nếu không nói về con người Cà Mau, tính cách và cốt cách của con người Cà Mau thì quả thật là một điều thiếu sót lớn. Hồn cốt quê hương, khí phách của ông cha là nơi hậu thế soi chiếu vào đó để nhận diện được chính mình và khơi mở những chặng đường tương lai của mảnh đất này.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc

Khi Báo Cà Mau đăng loạt ghi chép pha chút hơi hướng khảo cứu này, tỉnh Cà Mau đang hừng hực khí thế, với thế và lực mới vững vàng hoà vào dòng chảy thời đại cùng cả dân tộc, đất nước Việt Nam tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển phồn thịnh, giàu mạnh, hạnh phúc.

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.