ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 5-7-25 09:37:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tận lực chăm lo nạn nhân “da cam”

Báo Cà Mau (CMO) Chiến tranh dần lùi vào quá khứ nhưng nỗi đau mang tên “da cam” vẫn còn hiện diện trên đất nước ta. Chỉ tính trong khoảng 10 năm (1961-1971), ở miền Nam Việt Nam đã hứng chịu hơn 80 triệu lít chất độc hoá học do Mỹ gây ra, gieo di chứng bệnh tật suốt đời cho hơn 4,8 triệu người dân. Riêng tỉnh Cà Mau, hơn 17.000 người bị ảnh hưởng. Đau xót hơn, chất độc da cam/Dioxin còn gây hậu quả thảm thương cho nhiều thế hệ tiếp theo do di chứng bệnh tật để lại.

Không ít gia đình ở Cà Mau có đến 4 thế hệ (ông bà, cha mẹ, con, cháu) bị ảnh hưởng di chứng bệnh tật do chất độc da cam gây ra. Sức lao động giảm sút, bệnh tật, mặc cảm về ngoại hình, kinh tế khó khăn… là hoàn cảnh chung của nhiều nạn nhân chất độc hoá học. Thấu cảm điều đó, sau 14 năm thành lập, qua 3 nhiệm kỳ đại hội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh Cà Mau đã tận lực chăm lo cho nhiều mảnh đời bất hạnh.

Nối dài những “cánh tay”

Để chăm lo tốt hơn cho những nạn nhân chất độc da cam, công tác xây dựng, phát triển, củng cố và kiện toàn tổ chức hội từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm thực hiện thường xuyên. Bà Nguyễn Tuyết Nga, Phó chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh Cà Mau (Tỉnh hội), sẻ chia, công tác xây dựng tổ chức hội vững mạnh, hoạt động hiệu quả được Tỉnh hội đặc biệt quan tâm. Mỗi tổ chức hội được thành lập, mỗi cá nhân tự nguyện tham gia hội viên được ví như cánh tay nối dài sự cộng đồng trách nhiệm, cùng chăm lo nạn nhân chất độc da cam.

Đến nay, tổ chức hội đã phủ kín 9 huyện, thành phố và 101 xã, phường, thị trấn. Theo đó, Ban Chấp hành Tỉnh hội có 23 vị; Huyện hội có 252 vị; Hội cấp xã có 1.515 vị. Đặc biệt, công tác phát triển hội viên được các cấp hội thực hiện thường xuyên, trong nhiệm kỳ qua đã phát triển mới 1.920 hội viên, nâng tổng số hội viên toàn tỉnh 7.367 người. Bên cạnh đó, đã hình thành 530 chi hội tại khóm, ấp để tiện sinh hoạt. Điều đáng phấn khởi là đã thành lập Câu lạc bộ Nạn nhân chất độc da cam tại xã Trí Phải (huyện Thới Bình) có phong trào, nội dung hoạt động tốt, là mô hình để các địa phương nghiên cứu, nhân rộng.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Thân Đức Hưởng thăm và tặng quà cho nạn nhân Lâm Trà My, ấp Tân Thời, xã An Xuyên, TP Cà Mau. Ảnh: Hoàng Vũ

Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh Cà Mau Nguyễn Xuân Hùng tâm tình: “Hội viên nạn nhân chất độc da cam gồm nhiều thành phần trong xã hội, nhưng ở họ có cùng sự đồng cảm, trách nhiệm chăm lo nạn nhân chất độc da cam. Trong đó, phần lớn là cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, hội viên các đoàn thể, điều đáng mừng là một số doanh nhân cùng tự nguyện tham gia tổ chức hội. Trong số hội viên, có nhiều người là nạn nhân hoặc là người thân của nạn nhân chất độc hoá học, là nhân chứng chiến tranh… nên hơn ai hết họ thấu hiểu những mất mát, đau thương mà nạn nhân chất độc da cam đã và đang hứng chịu. Vì thế, nhiều hội viên rất tâm huyết với các hoạt động của hội, nhiều người tự lấy tiền riêng để làm việc chung”.

Xoa dịu “nỗi đau da cam”

Hoạt động trợ giúp, chăm sóc nạn nhân chất độc da cam là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng bậc nhất của các cấp hội trong tỉnh. Các đối tượng nạn nhân chất độc da cam thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, bệnh tật, dị dạng, khó khăn nhiều mặt về đời sống… đã được cộng đồng quan tâm hỗ trợ bằng cả vật chất lẫn tinh thần. Ông Nguyễn Xuân Hùng cho biết, thông qua tổ chức hội các cấp, với tinh thần “Chung tay chia sẻ nỗi đau da cam”, nhiệm kỳ qua đã ra sức vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tiền mặt và vật chất quy ra tiền hơn 44,7 tỷ đồng. Trong đó, giá trị vật chất hơn 34,4 tỷ đồng và tiền mặt 10,3 tỷ đồng.

Hội NNCĐDC TP Cà Mau tặng quà cho các NNCĐDC trên địa bàn thành phố.

Chỉ tính riêng việc xây dựng và sửa chữa nhà ở cho nạn nhân chất độc da cam lên đến 255 căn, giá trị hơn 13,5 tỷ đồng; Xây dựng 16 cầu nông thôn, trị giá trên 1,3 tỷ đồng. Bà Nguyễn Tuyết Nga tự hào: “Các tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân rất yên tâm, tin tưởng khi thông qua Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh Cà Mau làm đầu mối thực hiện các công trình, phần việc hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam. Bởi chất lượng những căn nhà, cây cầu, giếng nước… tương xứng với số tiền của nhà tài trợ”.

Các hoạt động khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng xe lăn, xe lắc, trợ cấp thường xuyên, đột xuất, tặng học bổng, khoan giếng nước, hỗ trợ mai táng, hỗ trợ lương thực, thực phẩm… được các cấp hội trong tỉnh duy trì, với giá trị trên 27 tỷ đồng. Đặc biệt, hoạt động hỗ trợ vốn sản xuất cho hộ nạn nhân chất độc da cam đã trở thành việc làm ý nghĩa, giàu tính nhân văn, góp phần vào việc thực hiện công tác giảm nghèo ở nhiều địa phương trong tỉnh. Ông Nguyễn Xuân Hùng thông tin: “Trong 5 năm qua, có 839 lượt hộ nạn nhân chất độc da cam được hỗ trợ vốn sản xuất, với số tiền trên 2,6 tỷ đồng. Nguồn vốn này do Tỉnh hội huy động từ Trung ương hội, tổ chức quốc tế, UBND tỉnh Cà Mau và các tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân đóng góp”.

Hội NNCĐDC tỉnh Cà Mau vận động Hội phụ nữ từ thiện TP Hồ Chí Minh tài trợ cây cầu tại ấp Cầu Ván, xã Quách Phẩm Bắc, huyện Đầm Dơi.

Qua theo dõi, rà soát những hộ nạn nhân chất độc da cam được hỗ trợ vốn sản xuất, có 94,17% số hộ làm ăn hiệu quả, thu được lãi, cải thiện tốt đời sống gia đình và hoàn được vốn. Từ đó, tạo điều kiện luân chuyển nguồn vốn hỗ trợ sản xuất cho các đối tượng khó khăn khác. Điển hình trong số này có hộ ông Lê Minh Hậu, nạn nhân chất độc da cam ở ấp Trần Độ, xã Thạnh Phú (huyện Cái Nước). Gia đình ông Hậu có 5 nhân khẩu thì có tới 4 người nhiễm chất độc da cam, trong đó có 1 người con bị bại liệt hoàn toàn. Khi được Hội Nạn nhân chất độc da cam huyện Cái Nước hỗ trợ vốn 5 triệu đồng ban đầu, ông Hậu tích cực lao động sản xuất bằng các mô hình nuôi heo thịt, heo giống, nuôi trăn, rắn ri tượng, cá chình, tôm quảng canh… để phát triển kinh tế gia đình. Trong 3 năm liền (2015-2017), ông Hậu được công nhận danh hiệu nông dân sản xuất giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, được báo cáo điển hình sản xuất giỏi toàn quốc. Đây là một trong rất nhiều điển hình nạn nhân chất độc da cam được các cấp hội quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện vươn lên trong cuộc sống.

Những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua của Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh Cà Mau rất đáng ghi nhận. Song, ông Nguyễn Xuân Hùng băn khoăn khi hiện nay tỉnh Cà Mau còn trên 11.000 người nhiễm chất độc da cam với nhiều bệnh tật khác nhau. Trong đó có cháu, chắt của người hoạt động kháng chiến và nạn nhân chất độc da cam là dân thường; Trên 7.000 người khuyết tật nặng và trên 3.300 người khuyết tật đặc biệt nặng đang hưởng trợ cấp xã hội rất cần sự chung tay hỗ trợ, chăm lo của cộng đồng. “Với chủ đề “Phát huy tinh thần Đoàn kết - Nghĩa tình - Trách nhiệm vì nạn nhân chất độc da cam”, nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp trong nhiệm kỳ mới là bám sát tình hình thực tế của tỉnh, phù hợp với năng lực hoạt động của các cấp hội, tin chắc rằng nạn nhân chất độc da cam sẽ được chăm lo tốt hơn nữa”, ông Nguyễn Xuân Hùng tin tưởng./.

Nhiệm kỳ qua, nhiều tổ chức, cá nhân điển hình trong phong trào thi đua “Vì nạn nhân chất độc da cam” được tặng thưởng 976 bằng khen, kỷ niệm chương, giấy khen, giấy chứng nhận "Tấm lòng vàng". Cụ thể, Tỉnh hội được Thủ tướng Chính phủ tặng 1 bằng khen; Trung ương Hội tặng 18 bằng khen cho 5 tập thể, 13 cá nhân và 39 kỷ niệm chương; UBND tỉnh tặng 114 bằng khen cho 45 tập thể và 69 cá nhân; Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng 43 bằng khen cho 14 tập thể và 29 cá nhân; Tỉnh hội ghi nhận và trao 230 giấy khen cho 59 tập thể và 171 cá nhân.

Đỗ Chí Công

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.