ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 12-12-24 14:58:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tăng khai thác để bảo vệ chủ quyền biển đảo

Báo Cà Mau (CMO) Nguồn lợi thuỷ sản ngày càng giảm, thiếu lao động làm nghề, thời tiết bất thường, giá cả đầu vào tăng cao... tất cả đã khiến nghề khai thác biển ngày một khó khăn. Liên kết thành các tổ, đội, đoàn kết trong khai thác trên biển là một hướng đi mang lại hiệu quả cho ngư dân.

Hiện toàn tỉnh có tổng số 4.856 phương tiện khai thác thuỷ sản có đăng ký với tổng công suất 744.939 CV. Trong đó, có 3.571 phương tiện có công suất từ 20 CV trở lên (1.860 phương tiện công suất từ 90 CV trở lên khai thác xa bờ). Mỗi năm, nghề khai thác thuỷ sản không chỉ đóng góp từ 180 ngàn đến 200 ngàn tấn thuỷ hải các loại cho tỉnh mà còn là lực lượng quan trọng tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.

Việc liên kết thành tổ đội trong khai thác đã mang lại hiệu cho nhiều ngư dân.

Nhằm giúp nghề khai thác giảm bớt khó khăn, tỉnh đã triển khai dự án “Xây dựng và nhân rộng mô hình liên kết sản xuất trên biển giai đoạn 2014-2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau”. Theo Phó giám đốc Sở NN&PTNT Châu Công Bằng, đến nay toàn tỉnh đã thành lập được 21 tổ đội liên kết trên biển với 337 phương tiện tham gia. Đồng thời, hỗ trợ bảo hiểm cho 1.124 thuyền viên của 305 phương tiện. Sau khi tham gia vào tổ đội, hiệu quả khai thác được nâng lên đáng kể do tiết kiệm được chi phí đầu vào.

Nghề khai thác chính của ngư dân Cà Mau là lưới rê, câu mực, lưới kéo, lưới vây, te và đáy biển. Trong đó, nghề lưới rê chiếm tỷ lệ cao nhất 50,16% với 2.438 phương tiện khai thác (chủ yếu ở vùng bờ và vùng lộng); Kế đến là nghề câu (chủ ỵếu là câu mực) chiếm 30,68%, có 1.491 phương tiện tham gia; Nghề lưới vây 220 phương tiện, tập trung khai thác vùng biển xa bờ. Riêng nghề lưới kéo 309 phương tiện, khai thác trên cả 3 vùng biển, tuỳ quy mô phương tiện. Ngư trường hoạt động chủ yếu là vùng biển vịnh Thái Lan và Nam biển Đông.

Sự đa dạng ngành nghề trong khai thác như một lời khẳng định: Vùng biển Cà Mau là nơi giàu tiềm năng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà nghề khai thác của tỉnh mỗi lúc một khó khăn hơn. Việc liên kết thành tổ đội thời gian qua như chiếc phao cứu sinh cho các ngư dân. Ông Lê Quốc Khởi (Khóm 7, thị trấn Sông Đốc) cho biết, giá dầu, các mặt hàng thiết yếu phục vụ nghề khai thác như ngư  cụ, nước đá, lao động… bủa vây nghề khai thác khiến không ít ngư dân lâm cảnh thua lỗ phải nằm bờ, thậm chí chấp nhận bán tàu, bỏ nghề. Tuy nhiên, kể từ khi liên kết lại nghề khai thác đã dần ổn định do giảm được chi phí đánh bắt, đặc biệt là nhiên liệu.

Phân tích rõ hơn hiệu quả của việc liên kết trong khai thác, ông Hồ Chí Nguyện, Khóm 7, thị trấn Sông Đốc, tính toán, chỉ riêng việc di chuyển vào tiếp nguyên liệu và bán hàng hoá, mỗi tàu khai thác xa bờ đã có thể tiết kiệm được từ 800-1.500 lít dầu. Hiện nay toàn tỉnh có hơn 150 tàu hậu cần, chuyên làm nhiệm vụ tiếp ứng nhiên liệu và thu mua các mặt hàng thuỷ sản trên biển cho ngư dân.

Ông Khởi cho biết thêm, ngoài việc tương trợ, cứu hộ lẫn nhau khi gặp hoạn nạn, điều quan trọng là các thành viên trong tổ thường xuyên liên lạc khi phát hiện luồng cá để cùng hợp tác đánh bắt. Việc làm này vừa giảm chi phí, vừa tăng hiệu quả khai thác. Bên cạnh đó, việc không phải di chuyển ra vào giúp ngư dân rút ngắn thời gian đến ngư trường khai thác, kéo dài thời gian bám biển; Sản phẩm hải sản được vận chuyển vào đất liền sớm, đảm bảo chất lượng, giảm tổn thất sau khai thác.

Một hiệu quả đặc biệt mà tổ đội khai thác trên biển mang lại cho ngư dân là khi gặp bão tố ngoài khơi có thể giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong việc cứu hộ, cứu trợ. Hiện nay, tỉnh đã xây dựng kế hoạch thực hiện thí điểm mô hình chuyển đổi nghề khai thác hải sản ven bờ cho ngư dân. Theo đó, đã xây dựng và triển khai thực hiện thí điểm 10 mô hình khai thác thuỷ sản có hiệu quả (9 mô hình khai thác thuỷ sản bằng lưới rê, 1 mô hình khai thác thuỷ sản bằng ốc mực). Hiện tại, đã tiến hành hỗ trợ vật tư, ngư cụ cho các hộ tham gia mô hình, đồng thời tổ chức tập huấn kỹ thuật khai thác.

Việc tổ chức liên kết làm ăn ngay trên biển là một hướng đi mới. Nó không chỉ giúp ngư dân tiết kiệm thời gian, nhiên liệu trong quá trình khai thác, hỗ trợ nhau khi gặp thiên tai hoặc rủi ro trên biển... mà còn tăng cường sức mạnh trong cuộc đối đầu với thiên nhiên, cũng như góp phần tạo thế và lực để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc./.

Nguyễn Phú

Tân Lộc giảm nghèo vượt chỉ tiêu

Ðẩy mạnh công tác giảm nghèo, năm 2024, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình thực hiện đạt mục tiêu giảm nghèo theo kế hoạch đề ra, giúp nhiều hộ có điều kiện vươn lên, ổn định cuộc sống.

Kinh tế tập thể - Nòng cốt hợp tác cùng phát triển

Hợp tác, liên kết dưới dạng kinh tế tập thể (KTTT) để cùng nhau sản xuất, kinh doanh (SXKD) được xem là nhân tố quan trọng để thích ứng và phát triển trong thời kỳ hội nhập như hiện nay. Chỉ có hợp tác và liên kết mới phát huy tối đa những nguồn lực sẵn có, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá tập trung có quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng... đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tạo điều kiện lao động tốt hơn cho nữ nông dân

Sáng ngày 4/12, bà Jasmien De Winne, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam; ông Marc Fransen, Tuỳ viên ban DGEO.6 - Tổng vụ Hợp tác Phát triển Bỉ (DGD – Brussels) cùng đoàn công tác tổ chức Oxfam đi tham quan thực tế mô hình sản xuất lúa tôm tại ấp Cái Bát, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời.

Ðiểm tựa giúp thanh niên lập nghiệp

Những năm qua, nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn khởi nghiệp cũng như mở rộng quy mô sản xuất của thanh niên, Huyện đoàn Phú Tân đã làm tốt công tác uỷ thác với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Qua đó, giúp đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) trên địa bàn huyện có điều kiện vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Bánh phồng tôm đón Tết

Những ngày cuối năm, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi tất bật vào mùa làm bánh phồng tôm để kịp đáp ứng cho những đơn hàng Tết.

Nông dân khởi nghiệp sáng tạo

Hiện nay, phong trào khởi nghiệp sáng tạo trong hội viên nông dân đang diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp với đa dạng ngành nghề sản xuất, kinh doanh được xem là mảnh đất màu mỡ, nhiều cơ hội để nông dân khai thác trên con đường lập nghiệp, tạo ra sự thay đổi về diện mạo mới cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn hôm nay.

Ðồng xanh trên đất mặn

Từ những năm 2000, khi thực hiện chuyển dịch sản xuất sang nuôi tôm, trên đồng đất huyện Phú Tân dần thưa thớt đi màu xanh của cây lúa, nhường chỗ cho con tôm phát triển. Câu chuyện khôi phục lại nghề trồng lúa trên đất nuôi tôm tuy không còn xa lạ tại các địa phương trong huyện, nhưng số người làm được lại rất khiêm tốn và để cây lúa trĩu hạt trên vùng đất mặn cũng không phải chuyện dễ.

Chi hội trưởng gương mẫu

Những năm gần đây, huyện U Minh có nhiều cựu chiến binh (CCB) gương mẫu, đi đầu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, với nhiều cách làm hay, sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực. Trong đó, ông Trần Văn Gẫm, Chi hội trưởng Chi hội CCB Ấp 6, xã Khánh Tiến là điển hình.

Thu nhập cao từ chuối sấy giòn

Nhằm góp phần tìm đầu ra và nâng cao giá trị nông sản địa phương, vợ chồng chị Lâm Thị Quỳnh Như và anh Cao Thanh Mộng, Khóm 2, phường Tân Thành, TP Cà Mau, khởi nghiệp và thành công với mô hình sản xuất chuối sấy giòn, thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm.

Tự tin trồng lúa trên đất mặn

Tháng 10 âm lịch, nước triều dâng cao, nhiều miếng vuông tôm ở ấp Bào Kè, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước ngập nước, nhiều người lo rào chắn, bồi đất vì sợ tôm, cua đi hết, riêng cả nhà ông Tám Hoàng (Châu Văn Hoàng, 61 tuổi), thì từ sáng tinh mơ đã ra vuông đuổi chim.