ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-4-25 21:39:22
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tăng thu nhập từ gia công sản phẩm nhựa

Báo Cà Mau (CMO) Liên kết với các công ty ngoài tỉnh, đem việc làm về cho lao động nông thôn đang là hướng mở, góp phần tích cực trong giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi. Việc gia công các mặt hàng nhựa đã và đang tạo ra nhiều triển vọng giúp bà con vùng nông thôn ở huyện Trần Văn Thời có thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

Tuy chỉ mới xuất hiện vài tháng nay nhưng việc gia công các mặt hàng nhựa đem lại tín hiệu vui cho lao động nông thôn khi nhận thấy đây là việc làm có nhiều lợi thế, phù hợp với bà con vùng nông thôn.

Đang thong thả đan từng chậu nhựa và hướng dẫn, kiểm tra chị em trong tổ đan từng sản phẩm, chị Thái Thị Thẩm (Khóm 2, thị trấn Trần Văn Thời) vui mừng cho biết: “Nếu việc phối hợp với công ty được lâu dài, mở rộng hơn nữa sẽ giúp ích đáng kể trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho bà con ở đây. Bởi, việc đan các mặt hàng nhựa rất dễ, chỉ cần chăm chỉ học vài buổi, lâu nhất thì 2 ngày là có thể đan được”.

Cái khó trong tạo việc làm cho bà con nông thôn là thiếu vốn sản xuất, việc đan mặt hàng nhựa không cần bỏ ra chút vốn nào, nguyên liệu công ty giao toàn bộ, chở đến tận nơi, chỉ cần bỏ công sức ra đan thành phẩm để tạo thu nhập. Hiện trong tổ có 9 người làm thường xuyên, chưa kể các em học sinh làm thêm khi rảnh rỗi sau giờ học.

Mặc dù gần bước sang tuổi 70 nhưng đôi mắt, đôi tay bà Mai Thị Thu (Khóm 2, thị trấn Trần Văn Thời) vẫn khoẻ, đan chậu nhựa khá nhanh. Bà Thu cho biết: “Chậu nhựa này được trả công 10 ngàn đồng/cái. Với sức tôi thì một ngày đan được 6 cái”.

Chị Trần Thị Bi, cùng ở Khóm 2, bộc bạch: “Tôi có con nhỏ nên không tiện đi xa kiếm việc làm. Nhờ có việc đan chậu nhựa này mà mình vừa có việc làm, kiếm thêm thu nhập lo chi tiêu trong gia đình và được ở gần nhà, chăm sóc con cái”.

Gia công chậu nhựa giúp lao động nông thôn có việc làm, tăng thu nhập.

Người khởi xướng việc phối hợp với công ty ngoài tỉnh đem việc đan các mặt hàng nhựa về cho bà con vùng nông thôn chính là anh Nguyễn Thanh Hải (ấp Tham Trơi, xã Khánh Bình Đông). Làm nghề lái xe tải, có dịp đi nhiều nơi, quen biết nhiều người, trong các buổi cà phê sáng, tình cờ anh Hải nghe chuyện một số công ty ở Bình Dương, Đồng Nai liên kết với các tỉnh ĐBSCL gia công các mặt hàng. Mong muốn tạo việc làm cho bản thân mình và cũng tạo việc làm cho bà con vùng nông thôn, anh Hải không ngại bỏ công sức, chi phí để tìm đối tác. Sau bao ngày vất vả, Công ty TNHH Phúc Lộc Thịnh Phát ở tỉnh Đồng Nai đồng ý nhận anh làm đầu mối giao nguyên liệu và gia công các mặt hàng nhựa theo yêu cầu của công ty.

Anh Hải cho biết: “Tôi liên kết với công ty và bắt đầu đào tạo nghề, đem việc làm cho chị em được vài tháng nay, đã làm được 5 đợt, bình quân 1 ngàn sản phẩm/đợt, như trụ, vác, gương, máng và chậu nhựa. Tuỳ theo sản phẩm mà tiền công sẽ khác nhau, từ 10-140 ngàn đồng/cái. Bà con chỉ cần học làm sản phẩm mỗi đợt và bỏ công đan, còn lại sẽ có công ty và tôi phụ trách. Hiện nay có 50 lao động nhận gia công các mặt hàng nhựa ở thị trấn Trần Văn Thời, Khánh Hưng, Trần Hợi, Khánh Bình, Khánh Bình Tây, Khánh Bình Đông và Khánh Bình Tây Bắc.

Dù các nước đang bị ảnh hưởng bởi dịch viêm phổi cấp nhưng tình hình xuất khẩu của công ty vẫn ổn định, vì ngoài thị trường Trung Quốc, công ty còn xuất khẩu sang các nước khác nên mọi người yên tâm khi liên kết làm ăn. Thời gian tới anh Hải sẽ mở rộng số lượng lao động, cũng như sản lượng để bà con có thêm thu nhập.

Cùng với gia công hạt điều, giỏ nhựa, việc gia công các mặt hàng nhựa đang góp phần tạo việc làm, giúp bà con vùng nông thôn có thu nhập, cải thiện đời sống. Hy vọng rằng, với tiêu chí đặt chữ tín lên hàng đầu, việc liên kết sẽ được lâu dài để người dân nông thôn không phải xa xứ vẫn có việc làm, thu nhập chăm lo cuộc sống gia đình./.

Ngọc Minh

Truyền thông gần dân, sát thực tiễn

Thời gian qua, công tác truyền thông bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT) luôn được ngành BHXH tại tỉnh chủ động thực hiện, với nhiều sáng tạo và đổi mới trong phương pháp tuyên truyền.

Ðưa chính sách an sinh đến từng hộ dân

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là một trong những chính sách an sinh giúp người dân có thể bảo vệ sức khoẻ, ổn định cuộc sống khi gặp phải những rủi ro, đặc biệt là khi về già. Ðể người dân hiểu rõ và tham gia đầy đủ các chính sách này, thời gian qua, Bưu điện huyện Trần Văn Thời không ngừng nỗ lực phối hợp với chính quyền địa phương để đưa chính sách BHXH tự nguyện đến từng hộ dân, góp phần xây dựng một cộng đồng an sinh vững chắc.

Quy định mới về bảo hiểm y tế

Nghị định số 02/2025/NÐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 (gọi tắt là Nghị định 02) đưa ra nhiều quy định mới về bảo hiểm y tế (BHYT), nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và bảo vệ quyền lợi cho người dân khi đi khám chữa bệnh (KCB).

Ðáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh bảo hiểm

Đến nay, tỉnh Cà Mau có trên 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Với tỷ lệ tham gia BHYT cao và nhu cầu khám chữa bệnh (KCB) ngày càng tăng, Cà Mau đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng KCB, đặc biệt là trong việc đáp ứng nhu cầu KCB cho người có thẻ BHYT.

Ðưa chính sách an sinh đến đồng bào

Xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình là xã có địa bàn rộng, dân số đông, trong đó có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, với 612 hộ. Thời gian qua, với sự vào cuộc tuyên truyền của các cấp chính quyền và sự đồng lòng của người dân, nhiều hộ đồng bào dân tộc đã tích cực tham gia chính sách an sinh, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính khi ốm đau, bệnh tật và có cuộc sống ổn định khi về già.

Nhiều khó khăn khi không làm được căn cước công dân

Bảo hiểm y tế (BHYT) là một phần thiết yếu trong cuộc sống hiện đại, giúp người dân an tâm khi không may bị ốm đau, bệnh tật. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tiếp cận được loại hình bảo hiểm này, đặc biệt là những người dân gặp khó về giấy tờ tuỳ thân. Như tại Khóm 4, Phường 8, TP Cà Mau, có nhiều hộ do không làm được căn cước công dân (CCCD) nên không thể mua BHYT.

Tăng tốc cho đề án xuất khẩu lao động

Ðề án đưa lao động Cà Mau đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2022-2025 (Ðề án), đã đi đến chặng đường cuối với những kết quả ấn tượng. Với nỗ lực của các cấp, ban ngành, đặc biệt là sự quyết tâm của người lao động (NLÐ), công tác xuất khẩu lao động (XKLÐ) nhận được sự quan tâm trong thời gian qua. Người lao động Cà Mau tự tin, sẵn sàng làm việc tại các thị trường quốc tế.

Bước đi vững chắc để bảo vệ an sinh

Với sự vào cuộc của chính quyền địa phương, nhân viên thu của xã, chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện từng bước đến từng hộ dân. Xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi, là nơi luôn thực hiện tốt chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, một trong những chỉ tiêu kinh tế - xã hội được giao, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người lao động tự do, người dân vùng sâu, vùng xa.

Ðiểm tựa an sinh

Nếu như tham gia bảo hiểm y tế là để giảm gánh nặng khi không may bị tai nạn, ốm đau, bệnh tật, thì tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là để được hưởng lương hưu và chăm sóc sức khoẻ tuổi già.

Lan toả chính sách an sinh

Trong bối cảnh chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện ngày càng trở thành yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi và an sinh xã hội cho người lao động tự do, BHXH huyện Cái Nước đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động người dân tham gia và đạt được kết quả khả quan.