ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 9-7-25 23:16:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư vào Cà Mau

Báo Cà Mau Với quyết tâm tập trung thực hiện các đột phá chiến lược về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 30 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký trên 6.629 tỷ đồng, nâng tổng số dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư đến nay là 205 dự án với tổng số vốn đăng ký trên 83.000 tỷ đồng. Trong số các dự án đó, có những dự án lớn tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh, điển hình như dự án: đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn (vốn đăng ký 14.694 tỷ đồng); Nhà máy Xử lý Khí (4.700 tỷ đồng); Nhà máy Ðiện (13.700 tỷ đồng);  dự án Nhà máy Ðạm (18.749 tỷ đồng)…

Vùng đất giàu tiềm năng

Là một trong những “ông lớn” dẫn đầu ngành tôm, Tập đoàn Việt Úc đã cho xây dựng khu phức hợp sản xuất tôm giống chất lượng cao, quy trình sản xuất tôm khép kín với sự kết hợp của nhiều công nghệ vượt trội đang là một trong những dự án góp phần quan trọng trong lĩnh vực phát triển con tôm của tỉnh. Giám đốc Quản lý Doanh nghiệp Tập đoàn Việt Úc Vũ Ðức Trí đánh giá, sở dĩ đơn vị đầu tư mạnh về Cà Mau là do vùng đất này có “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”. Ông Trí phân tích, thứ nhất là Cà Mau có vùng nuôi tôm lớn nhất nước, với gần 300.000 ha; thứ hai là điều kiện thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển nghề nuôi tôm và thứ ba là lao động của tỉnh rất lành nghề trên lĩnh vực nuôi thuỷ sản.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải ký kết thoả thuận đầu tư với doanh nghiệp.

Từ các yếu tố thiên thời địa lợi đó, năm 2014, Tập đoàn Việt Úc đã quyết định xây dựng trại sản xuất tôm giống chất lượng cao trên địa bàn tỉnh với quy mô trên 50 ha, cung cấp khoảng 8 tỷ con giống mỗi năm cho thị trường tỉnh và các tỉnh lân cận, dự án có quy mô khá lớn nhưng xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng chỉ trong vòng có 1 năm. Ngoài ra, theo kế hoạch, sang năm 2017 Tập đoàn tiếp tục xây dựng trại sản xuất tôm sú giống và cua giống với quy mô 65 ha, cũng như khu sản xuất phức hợp tôm giống chất lượng cao với trên diện tích 200 ha. Ông Trí nhận định, ngoài sự nỗ lực của tập đoàn thì sự quan tâm sâu sát của tỉnh là một yếu tố quan trọng. Tỉnh Cà Mau đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho đơn vị, từ thủ tục giấy tờ cho đến đất đai và luôn quan tâm để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho đơn vị.

Là “đứa con” của chương trình hợp tác kinh tế giữa tỉnh với TP Hồ Chí Minh, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh Saigon Co.op đã có 3 dự án và một chương trình đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Ðầu tiên là Siêu thị Co.opmart được đưa vào hoạt động trong năm 2012; trung tâm thương mại SenSe City Cà Mau với diện tích 12.000 m2 đang xây dựng, chuẩn bị đưa vào hoạt động vào tháng 4/2017; vùng nguyên liệu 317 ha sản xuất sản phẩm sạch; chương trình kết nối với nông dân tỉnh để đưa sản phẩm đặc sản của người nông dân trong toàn hệ thống siêu thị trong cả nước. Ðể làm được điều này, Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op Nguyễn Thị Tranh chia sẻ, lãnh đạo tỉnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, đặc biệt là thủ tục hồ sơ rất nhanh. Tiêu biểu như trung tâm thương mại khá lớn nhưng chỉ trong vòng 1 năm đã hoàn thành từ thủ tục hồ sơ cho đến xây dựng. Từ đó Cà Mau là nơi mà Saigon Co.op có nhiều dự án nhất.

Hiện nay, Cà Mau đang kêu gọi đầu tư các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại - dịch vụ, du lịch, đầu tư xây dựng hạ tầng khu kinh tế, các khu công nghiệp, hoàn thiện mạng lưới giao thông… Ðặc biệt, Dự án Cảng biển quốc tế Hòn Khoai được Chính phủ thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng, dự kiến khi hoàn thành sẽ đón tàu có tải trọng 250.000 DWT. Cảng Hòn Khoai sẽ tạo ra một điểm kết nối đường biển quốc tế quan trọng, giúp Việt Nam kết nối với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư

Ðể thu hút được ngày một nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, ngày 16/12 vừa qua, tỉnh Cà Mau đã tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư tại TP Hồ Chí Minh. Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải khẳng định: Tỉnh đã và đang tiếp tục ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, tập trung đào tạo nghề và nâng cao trình độ nghề lao động; hoàn thiện cơ chế, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi nhất cho nhà đầu tư. Ðặc biệt, sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi và vận dụng tốt nhất các chính sách có lợi nhiều nhất cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào Cà Mau.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải còn cho biết thêm, vào ngày 1/1/2017, tỉnh sẽ đưa trung tâm hành chính công đi vào hoạt động. Theo đó, tất cả các thủ tục sẽ được tập trung về đây, khi đó thủ tục hành chính sẽ được cải cách một cách mạnh mẽ hơn, phấn đấu giảm 50% thời gian giải quyết thủ tục hành chính so với quy định về thủ tục đầu tư cũng như sẽ có nhiều chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư. Tỉnh sẽ thực hiện nghiêm túc và quản lý chặt chẽ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 cũng như các quy hoạch có liên quan, công khai quy hoạch trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cũng tại hội nghị này, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải cam kết: "Tỉnh luôn mở rộng cửa chào đón các nhà đầu tư trong, ngoài nước đến với Cà Mau và sẽ được tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện thành công dự án"./.

Bài và ảnh: Nguyễn Phú

Nhân rộng giống lúa BL9 trên đất nuôi tôm 

Thực hiện chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ngành nông nghiệp tỉnh đã “Xây dựng mô hình thí điểm và nhân rộng trồng giống lúa BL9 trên đất nuôi tôm” ở các hợp tác xã (HTX). Mô hình này đạt hiệu quả khá cao, vì vậy ngành nông nghiệp khuyến khích nhân rộng và từng bước xây dựng thương hiệu cho giống lúa, gạo BL9. 

Hướng tới nông nghiệp xanh

Tỉnh Cà Mau tích cực triển khai thực hiện Ðề án "Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Ðề án) trên địa bàn, với mục tiêu góp phần cùng toàn vùng xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững và thịnh vượng.

Gia tăng tình trạng chuột cắn phá lúa hè thu

Hiện nay, trà lúa hè thu ở các xã vùng ngọt của tỉnh Cà Mau đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng. Đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến năng suất cả vụ. Tuy nhiên, tại một số địa phương, tình trạng chuột cắn phá có chiều hướng gia tăng, khiến nông dân gặp nhiều khó khăn trong khâu chăm sóc, bảo vệ mùa màng.

Kiên quyết quét sạch các tội phạm sản xuất, kinh doanh thuốc giả, thực phẩm giả

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan chức năng nhanh chóng, kịp thời triệt phá, không khoan nhượng, kiên quyết đấu tranh, quét sạch các loại tội phạm sản xuất, lưu hành, kinh doanh, buôn bán thuốc giả, thực phẩm giả.

Quyết liệt đẩy nhanh giải ngân đầu tư công

Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi khẳng định: “Kết quả giải ngân vốn đầu tư công là cơ sở để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của từng chủ đầu tư và sẽ xem xét kỷ luật những chủ đầu tư nào có tỷ lệ giải ngân trong năm 2025 đạt dưới 80 %”.

Cua Cà Mau lên sàn thương mại điện tử

Con cua là đặc sản nổi tiếng của Cà Mau với chất lượng ngon nhất nước, có mặt ở nhiều tỉnh, thành và xuất khẩu sang nước ngoài. Thời gian gần đây, cua Cà Mau còn được đi xa hơn qua hình thức bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử.

Khát vọng làm giàu từ biển

Với nhiều công trình, dự án, giải pháp đã và đang được triển khai nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế từ biển, mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững trong vùng và của cả nước vào năm 2030 dần trở thành hiện thực.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn

Với vị trí địa lý đặc thù là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn thông ra biển, mở ra tiềm năng to lớn cho nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ðặc biệt, sau hợp nhất giữa 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu sẽ tạo không gian phát triển kinh tế thuỷ sản rộng lớn.

Hiệp sức nâng tầm sản vật

Ðã qua, phát huy lợi thế phong phú sản vật, Cà Mau và Bạc Liêu triển khai thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng tầm giá trị đặc sản địa phương, nâng cao đời sống Nhân dân. Thế nên, khi Cà Mau và Bạc Liêu hợp nhất, ví như “chìa khoá" mở ra nhiều cơ hội cho các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông thôn đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh vươn tầm hơn nữa.