ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 6-2-25 05:53:44
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tạo nguồn nhân lực cho du lịch Cà Mau

Báo Cà Mau (CMO) Trường Đại học Bình Dương phân hiệu Cà Mau đã và đang đào tạo một đội ngũ "đại sứ du lịch" cho tỉnh nhà theo cách làm mới, tư duy mới: Bám sát thực tiễn, thực hành nhiều hơn và hướng tới mục tiêu không để sinh viên tốt nghiệp ra trường đến các doanh nghiệp làm việc đều phải đào tạo lại.

Giám đốc Công ty Du lịch Nice Travel Cà Mau Lê Bá Huỳnh cho biết, công đoạn đào tạo lại tốn rất nhiều thời gian và chi phí. Hiện công ty đã tiếp nhận một số sinh viên của Đại học Bình Dương phân hiệu Cà Mau gửi kiến tập, phụ tour… “Tuy mới là sinh viên năm hai, nhưng tôi khá hài lòng vì các bạn có tố chất nhanh nhẹn, hoạt bát, chịu khó học hỏi…”, ông Lê Bá Huỳnh phấn khởi chia sẻ.

Thực hành từ năm đầu đại học

Các hoạt động ngoại khoá, rèn kỹ năng cho sinh viên du lịch luôn được Trường Đại học Bình Dương phân hiệu Cà Mau chú trọng.

Chị La Mộng Linh, giảng viên Trường Đại học Bình Dương phân hiệu Cà Mau, Chủ nhiệm lớp Việt Nam học chuyên ngành Hướng dẫn viên du lịch, chia sẻ, hiện lớp chị phụ trách là lớp đào tạo hướng dẫn viên đầu tiên của trường tại Cà Mau với 16 sinh viên có đam mê và yêu thích du lịch. Đó là nền tảng đầu tiên giúp các em bắt nhịp với nghề, bởi, theo chị, học du lịch phải đam mê. Nghề hướng dẫn viên nói riêng và nghề làm du lịch nói chung rất đặc biệt, cả về kiến thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ… và thường được ví von là nghề “làm dâu trăm họ”.

Chị Mộng Linh từng là sinh viên ngành du lịch. Đã trải qua các vị trí làm việc của ngành du lịch Cà Mau, từ làm thuyết minh viên, hướng dẫn viên, giảng dạy đến làm công tác quản lý cho trung tâm quảng bá, xúc tiến du lịch… Chị cho rằng, đào tạo về du lịch phải chú trọng nhiều hơn đến thời gian thực hành của sinh viên. Thực tế tại lớp học của chị, các em trưởng thành rất nhanh. Cụ thể nhất là không còn rung khi cầm micrô, tự tin giao tiếp, tự thiết kế tour, có kỹ năng mềm và tiếng Anh cũng đã tốt hơn. 

“Đào tạo phải bắt nhịp với sự phát triển của ngành du lịch tỉnh nhà nói riêng và ngành du lịch Việt Nam nói chung. Phải đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, có như vậy các em sẽ không phải loay hoay tìm việc làm sau khi ra trường. Mà ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường, các em đã được săn đón. Khi giỏi nghề, làm hướng dẫn viên tự do cũng rất hay. Có thể lựa chọn công ty muốn cộng tác. Tự nhận khách, thiết kế tour riêng và tiền "tip" cũng rủng rỉnh hơn. Hướng dẫn viên tự do rất được du khách nước ngoài ưa thích và lựa chọn”, chị Mộng Linh nhấn mạnh.

Em Hồ Đức Việt, sinh viên đang theo học, háo hức: “Ngay từ năm nhất em đã được thực hành thông qua đợt kiến tập tại Công ty Du lịch Nice Travel Cà Mau. Mặc dù bỡ ngỡ và chỉ theo phụ việc, nhưng em có thể tự đánh giá năng lực bản thân, những điểm thiếu và yếu của mình. Em còn được các anh chị chia sẻ kinh nghiệm làm nghề, những thử thách và những điều cần và đủ cho một hướng dẫn viên đúng nghĩa”. Việt cho rằng, làm du lịch không phải chỉ thích đi, đam mê mà còn phải có kiến thức đa chiều, ngoài lý thuyết được học, em còn phải hiểu về văn hoá, con người, vùng đất, đặc biệt là phải thạo tiếng Anh - điểm yếu của hướng dẫn viên du lịch hiện nay. Hiện nay, ngoài thời gian đến trường, Việt còn đi làm thêm để trau dồi kinh nghiệm, vốn sống, học hỏi từ thực tế. Em đã trải qua các công việc như làm phục vụ quán ăn, quán cà phê, tư vấn viên… “Mỗi nghề cho em nhiều trải nghiệm thú vị. Em nghĩ nó sẽ là hành trang tốt nhất cho mình khi ra trường, nhất là đối với nghề hướng dẫn viên du lịch”, Việt vui vẻ bày tỏ. 

Nhiều cơ hội việc làm

Ông Lê Bá Huỳnh nhấn mạnh, sự hài lòng của khách du lịch đóng vai trò quan trọng đối với thành công của ngành du lịch. Sinh viên được thực hành, thực tập tại các doanh nghiệp uy tín, các em sẽ năng động, sáng tạo hơn và ứng xử tốt hơn trong những tình huống xảy ra trong thực tế. Ông tin tưởng, những bạn sinh viên này sẽ phục vụ tốt nhu cầu và làm hài lòng khách du lịch. 

Thực tế, du lịch Cà Mau đang thiếu hụt nhân lực chất lượng cao trong khi có quá nhiều cơ hội việc làm. Và so với các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn, nguồn cung lao động hiện nay vẫn chưa đáp ứng đủ số lượng lẫn chất lượng. Song, ngay tại Trường Đại học Bình Dương phân hiệu Cà Mau, hoạt động tuyển sinh, đào tạo còn hạn chế. Cụ thể, năm đầu tiên tuyển sinh ngành Việt Nam học chuyên ngành Hướng dẫn viên du lịch chỉ được 16 sinh viên, năm kế tiếp không có sinh viên đăng ký. 

Trong khi đó, sức hút và thương hiệu du lịch Cà Mau ngày càng được khẳng định mạnh mẽ trên bản đồ du lịch Việt Nam. Thị trường du lịch Cà Mau đang dần nóng lên. Các công ty du lịch, lữ hành đã có sự kết nối, khai thác tốt các điểm đến. 

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có hơn 60 cơ sở và doanh nghiệp kinh doanh hoạt động lữ hành, lượt khách tăng bình quân hàng năm từ 12-14%. 9 tháng đầu năm 2019, Cà Mau đóng hơn 1,1 triệu lượt khách, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, khách quốc tế đạt hơn 22.600 lượt, tăng 4,4% so với cùng kỳ. Đặc biệt, chỉ tính riêng Tuần Văn hoá - Du lịch Mũi Cà Mau năm 2019 (ngày 10-15/12), Cà Mau đón trên 54 ngàn lượt khách, đưa con số lượt khách du lịch đến Cà Mau từ đầu năm đến nay lên hơn 1,6 triệu lượt. Đây được xem là mức tăng cao kỷ lục của du lịch Cà Mau.

Chị La Mộng Linh khẳng định, với sự tiến bộ từng ngày của sinh viên, và theo khung chương trình đào tạo cũng như sự kết nối với các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn, sẽ có hơn 80% sinh viên của lớp sau tốt nghiệp có việc làm tốt. Hiện tại, nhiều em được các công ty “để ý” và hướng đến năm 3, chị Mộng Linh sẽ giới thiệu các em đến phụ việc để nâng cao tay nghề. Theo chị, Cà Mau đã định hướng các mục tiêu phát triển cụ thể: Đón 1 triệu lượt khách đến năm 2025, trong đó khách quốc tế đạt 6 ngàn lượt; Đến năm 2030 đón 2 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế 22 ngàn lượt… Khu Du lịch Mũi Cà Mau sẽ là 1 trong 5 địa điểm tiềm năng được quy hoạch đầu tư phát triển trở thành khu du lịch quốc gia ở khu vực ĐBSCL. Đây cũng là quy hoạch khu du lịch quốc gia thứ hai của vùng ĐBSCL được phê duyệt, sau Khu Du lịch quốc gia Núi Sam, tỉnh An Giang... Điều này cho thấy, ngành du lịch Cà Mau đang cần nguồn nhân lực qua đào tạo rất lớn. Trường Đại học Bình Dương phân hiệu Cà Mau mong muốn góp phần đào tạo nguồn nhân lực du lịch vừa hồng, vừa chuyên để cùng tỉnh nhà phát triển du lịch hiệu quả, bền vững./.

Băng Thanh

Liên kết hữu ích
tour du lịch nhật bản top nhà hàng phú quốc ngon Tour châu âu trọn gói khởi hành từ Hà NộiDịch vụ thuê xe TPHCM - Xemiennam.vn giá rẻ Asia Transport Xe hà nội cát bà Tour Singapore 2025 Thuê xe tự lái BonbonCar 45497Bảng báo giá thuê xe 16 chỗ có người lái Vé Điện Tử

Du lịch Cà Mau sôi động dịp nghỉ lễ

(CMO) Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 kéo dài 4 ngày, dù thời tiết khá bất lợi do mưa nhiều nhưng lượng khách đến các điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh vẫn rất đông. Các điểm dịch vụ phục vụ khách tham quan chu đáo, an toàn, giá cả hợp lý, tạo ấn tượng đẹp trong lòng du khách.

Quảng bá du lịch bằng âm nhạc

(CMO) Ðể du lịch Cà Mau được quảng bá rộng và theo hình thức thú vị hơn, tiệm cận với giới trẻ hơn, một nhóm bạn trẻ đã triển khai những sản phẩm giới thiệu và làm mới hình ảnh Cà Mau với bạn bè khắp nơi bằng âm nhạc.

Khơi thông tiềm lực kinh tế du lịch

(CMO) "Quy hoạch chung xây dựng Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đang được cấp thẩm quyền trong tỉnh xem xét thông qua, hoàn thiện các bước cuối cùng trình Trung ương phê duyệt. Từ đó, tạo cơ sở triển khai thực hiện, đặc biệt trong kêu gọi thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng và lợi thế du lịch địa lý, sinh thái của địa phương", ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, thông tin.

Nạp năng lượng cho con vào năm học mới

(CMO) Trong kỳ nghỉ hè, nhiều gia đình đã đưa con đi du lịch hoặc rời thành phố về quê để các con được khám phá, trải nghiệm, bổ sung kiến thức trực quan sinh động, từ đó khuyến khích con học tập tích cực. Đây còn là dịp để gia đình gắn kết, có thêm nhiều kỷ niệm đẹp.

Quy hoạch Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau: Phát huy kinh tế biển

(CMO) "Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được cấp thẩm quyền trong tỉnh thông qua, hoàn thiện các bước cuối cùng trình Trung ương phê duyệt. Từ đó, tạo cơ sở triển khai thực hiện, đặc biệt trong kêu gọi thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng và lợi thế du lịch địa lý, sinh thái của địa phương", ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, thông tin.

Hướng bền vững cho du lịch sinh thái cộng đồng

(CMO) Du lịch sinh thái cộng đồng (DLSTCÐ) là loại hình du lịch do cộng đồng tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hoá địa phương với mục tiêu bảo vệ môi trường. Với khách du lịch, DLSTCÐ tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường và giao lưu văn hoá, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của người dân bản địa. Vì vậy, DLSTCÐ chính là nét tinh tuý của du lịch sinh thái và du lịch bền vững.

Ðất Mũi bứt phá đầu tư hạ tầng du lịch

(CMO) Xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển, đạt chuẩn đô thị loại V, đây là tiền đề để địa phương bứt phá phát triển. Cùng với lợi thế và tiềm năng du lịch sẵn có, Ðất Mũi đang được cấp trên đầu tư vốn để xây dựng các hạng mục trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

Du lịch Cà Mau - Bài toán giữ chân du khách

(CMO) Trong những ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5, du lịch Cà Mau tăng mạnh về số lượng du khách lẫn doanh thu, nhưng bài toán nan giải vẫn là câu chuyện duy trì sức hút và giữ chân khách du lịch sau đó.

Hướng đến du lịch thân thiện môi trường

(CMO) Thời gian qua, các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng chống rác thải nhựa, hướng đến du lịch thân thiện môi trường.

Tạo đột phá phát triển du lịch

(CMO) Sau 2 năm thực hiện Chương trình số 10-Ctr/HU của Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện về phát triển du lịch trên địa bàn giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo, du lịch huyện Trần Văn Thời đã có bước phát triển đáng ghi nhận, đảm bảo đúng định hướng của tỉnh, của huyện và là một trong những ngành chuyển biến tích cực về tốc độ tăng trưởng.