ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-9-24 03:03:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tạo việc làm cho phụ nữ nông thôn

Báo Cà Mau (CMO) Với mong muốn tạo việc làm, mang lại đời sống ổn định cho bản thân cũng như nhiều phụ nữ nông thôn, bà Ngô Thị Xuân (ấp Lung Trường, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời) đã liên kết với các công ty ở tỉnh Bình Phước, nhận gia công bóc vỏ lụa hạt điều, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều hội viên phụ nữ.

Là người tiên phong đưa mô hình này đến với mọi người, bà Xuân cho biết: “Chồng tôi là giám đốc của hợp tác xã kinh doanh các dịch vụ, trong đó có nhận hạt điều về để bóc vỏ, làm sạch. Mỗi lần nhận sản phẩm với số lượng lớn, cần người làm phụ, thấy chị em trong chi hội có thời gian nhàn rỗi nhiều nên tôi vận động mọi người cùng làm để có thêm thu nhập”.

Theo đó, mỗi tháng 4 lần, bà Xuân sẽ nhận hạt điều từ công ty, khoảng 10-15 tấn rồi phân phối cho hội viên gia công. Hạt điều đã được loại bỏ vỏ trước khi nhận về gia công, công việc còn lại là tách gọt vỏ lụa, làm sạch hạt với giá 4.500 đồng/kg. Bà Xuân chia sẻ: “Trước khi cho nhận về gia công, tôi chỉ qua cách làm rồi cho chị em làm thử, công việc này nhẹ nhàng, dễ làm, tuy nhiên đòi hỏi sự tỉ mỉ và chịu khó, không gọt quá sâu vào phần thịt hạt và tránh để hạt vỡ”.

Hạt điều sau khi làm sạch, bà Xuân sẽ đóng gói chuyển hàng lại công ty và thu về 5.500 đồng/kg, trừ hết chi phí, bà Xuân thu về lợi nhuận trên 10 triệu đồng/tháng. Không chỉ tăng thu nhập cho bản thân, cơ sở sản xuất của bà Xuân còn giải quyết việc làm nhiều lao động nhàn rỗi ở địa phương, giúp họ mang lại nguồn thu nhập ổn định.

Chị Nguyễn Thị Huệ (ấp Lung Trường) cho biết: “Tôi nhận hạt điều về làm từ những ngày cơ sở của chị Xuân mới bắt đầu hoạt động. Mỗi ngày, sau khi lo cơm nước cho gia đình xong, tôi bắt tay vào bóc vỏ lụa, công việc này không gò bó thời gian, lại dễ làm, có thu nhập khá, mỗi tháng tôi kiếm được khoảng 3 triệu đồng từ việc này”.

Chị Huỳnh Thị Phường cùng ở ấp Lung Trường, phấn khởi: “Tôi nhận hạt điều về làm rồi chỉ lại cho các con cùng làm, công việc này dễ nên nhà tôi ai cũng làm được. Cố gắng làm mỗi tháng cũng có thêm vài triệu đồng trang trải cuộc sống, công việc ổn định lại nhẹ nhàng”.

Sau khi thành phẩm, mỗi thành viên sẽ được trả công với giá 4.500 đồng/kg hạt điều.

Sau 3 năm, mô hình này đã giải quyết việc làm cho gần 300 lao động nhàn rỗi, không riêng chi hội phụ nữ của ấp Lung Trường, mà mô hình này còn được nhân rộng trong toàn địa bàn xã. Bà Xuân cho biết: “Dịch bệnh phức tạp nên nguồn hàng từ công ty trong thời gian này cũng ít, tuy nhiên vẫn đảm bảo số lượng cho chị em có được nguồn thu nhập mùa dịch. Vào những dịp lễ, Tết, hàng về nhiều hơn, cần lao động nhiều, tôi vẫn tiếp tục kêu gọi chị em cùng làm”.

Chị Thái Thị Tựa, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Phong Lạc, cho biết: “Bóc vỏ lụa hạt điều đơn giản, giúp chị em có được nguồn thu nhập, tuy số tiền kiếm được không quá nhiều nhưng ổn định, lại chủ động được thời gian. Cơ sở sản xuất của chị Xuân đã giải quyết việc làm cho nhiều hội viên, góp phần cải thiện thu nhập cho chị em. Ðể tạo điều thuận lợi cho chị em làm việc, thời gian tới, chúng tôi sẽ hỗ trợ bằng việc vận chuyển nguyên liệu đến tận nơi để chị em tiết kiệm chi phí”./.

 

Phương Thảo

 

Kịp thời hỗ trợ tân sinh viên

Thời điểm giữa cuối tháng 8 và đầu tháng 9 là giai đoạn tân sinh viên đến nhập học tại Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau (Phân hiệu). Trước nhu cầu tìm phòng trọ của sinh viên tăng cao, nhiều giải pháp hỗ trợ đã được nhà trường triển khai, giúp các bạn nhanh chóng tìm được nơi ở ổn định, phù hợp.

Nuôi heo đất mua BHXH

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị trấn Năm Căn, thực hiện nhiều mô hình giúp chị em hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Gần đây nhất là mô hình "Nuôi heo đất tiết kiệm mua bảo hiểm xã hội" (BHXH). Tuy mô hình mới được thành lập nhưng cho thấy hiệu quả rõ rệt, thu hút sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo hội viên.

Ấm áp bữa cơm công đoàn

Thực hiện chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động (LÐLÐ) Việt Nam, các cấp công đoàn trên cả nước đã đồng loạt tổ chức các bữa cơm công đoàn, đặc biệt tập trung tại các công đoàn cơ sở (CÐCS) của các doanh nghiệp (DN) có đông người lao động (NLÐ). Qua đó, giúp đoàn viên, NLÐ yên tâm lao động sản xuất, gắn bó lâu dài và cống hiến cho sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, DN.

Đảm bảo quyền lợi và các chế độ bảo hiểm cho người lao động

100% NLĐ khi vào làm việc tại công ty đều được ký hợp đồng lao động và đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Nợ bảo hiểm - Cần chế tài đủ mạnh

Ông Trịnh Trung Kiên, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, cho biết, toàn tỉnh có 864 doanh nghiệp (DN) chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), với số tiền 162,692 tỷ đồng (lãi 46,467 tỷ đồng), gây tác động đến 16.302 người lao động (NLÐ).

Tập huấn năng lực nhà giáo phải sát nhu cầu thực tiễn

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gần đây liên tục tổ chức những buổi hội giảng, tập huấn cho các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp nhằm bắt kịp xu hướng đào tạo nghề gắn liền với nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp. 

Y tế tư nhân nâng chất lượng khám chữa bệnh BHYT

Những năm qua, bảo hiểm y tế (BHYT) đã trở thành chính sách an sinh quan trọng trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Hiện nay, trên 90% dân số tại tỉnh đã tham gia BHYT, đồng nghĩa với việc nhu cầu chăm sóc sức khoẻ người dân ngày càng cao. Theo đó, nhiều cơ sở khám chữa bệnh (KCB) BHYT tư nhân ra đời, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Ðào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm

Trong năm 2024, mục tiêu được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đặt ra là thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực trong công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương.

Đào tạo nghề phù hợp đối tượng

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, huyện Cái Nước đã tập trung nhiều giải pháp phù hợp thực tế địa phương. Đặc biệt, với thế mạnh sản xuất nông nghiệp, huyện chú trọng đào tạo nghề, truyền nghề nông thôn cho nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, để từ đó giúp họ có cơ hội phát triển kinh tế ổn định.

Giúp đồng bào tôn giáo hiểu và tham gia chính sách an sinh

Tại Toà thánh Ngọc Sắc, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, các vị chức sắc, chức việc vừa được tuyên truyền về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình. Hoạt động này nằm trong chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc và tín đồ tôn giáo tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, giai đoạn 2024-2025 giữa 2 đơn vị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) tỉnh và BHXH tỉnh.