ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 26-4-25 21:02:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tập huấn nâng cao giá trị chuỗi cung ứng ngành công nghiệp

Báo Cà Mau Sáng 19/3, Sở Công thương Cà Mau phối hợp với Trường Đại học Trà Vinh tổ chức Hội nghị "Tập huấn Quy định nâng cao giá trị chuỗi cung ứng các ngành hàng công nghiệp".

Tham dự buổi tập huấn có đại diện phòng kinh tế, hạ tầng, đô thị và UBND các huyện, TP Cà Mau, cùng các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và hợp tác xã trên địa bàn.

Các đại biểu tham dự lớp tập huấnCác đại biểu tham dự lớp tập huấn.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tham gia thảo luận về các chủ đề quan trọng như: chia sẻ kinh nghiệm triển khai đồng bộ hoá chuỗi cung ứng từ các nhà quản trị doanh nghiệp, định hướng đồng bộ hoá chiến lược kinh doanh và chuỗi cung ứng, phát triển tầm nhìn toàn diện của nhà quản lý chuỗi cung ứng, ứng dụng các chỉ số KPI để đo lường hiệu suất chuỗi cung ứng. Các đại biểu cũng được trang bị kỹ năng quản lý chuỗi cung ứng thông qua các bài học thực tiễn, từ đó áp dụng vào công việc quản trị doanh nghiệp.

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Văn Nghi, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến công Cà Mau, nhấn mạnh tầm quan trọng của chuỗi cung ứng trong sự phát triển kinh tế, đặc biệt là trong các ngành nông nghiệp, xuất khẩu, và kinh tế tuần hoàn. 

Theo ông Nguyễn Văn Nghi, chuỗi cung ứng như một "đường dây nối dài", liên kết tất cả các khâu trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Mỗi khâu trong chuỗi cung ứng đều có sự tác động qua lại và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của toàn bộ hoạt động.

Trong bối cảnh hiện nay, sự thiếu đồng bộ giữa chiến lược kinh doanh và chuỗi cung ứng đang gây cản trở sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Một số yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình vận hành chuỗi cung ứng bao gồm hệ thống quản lý không đồng bộ, sự khác biệt về mục tiêu giữa các bộ phận, thiếu dữ liệu chia sẻ kịp thời, và sự biến động của thị trường.

Tuy nhiên, khi chuỗi cung ứng được vận hành khoa học và hiệu quả, doanh nghiệp có thể phản ứng nhanh chóng với thay đổi của thị trường, giảm chi phí và tăng cường năng lực cạnh tranh. Qua đó, góp phần nâng cao sức mạnh nền kinh tế tư nhân của tỉnh Cà Mau.

Đại biểu tương tác với giảng viên đến từ Trường Đại học Trà Vinh về chuổi cung ứngĐại biểu tương tác với giảng viên đến từ Trường Đại học Trà Vinh.

Thông qua buổi tập huấn, các đại biểu sẽ nâng cao nhận thức về chuỗi cung ứng trong ngành công nghiệp, đồng thời tìm ra giải pháp khắc phục các khó khăn trong quá trình quản trị chuỗi cung ứng thông qua các ý kiến và chia sẻ từ các chuyên gia và khách mời.

Hồng Phượng

Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc sống trọn đam mê với cua Cà Mau

Hơn 1 năm đồng hành cùng Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc (38 tuổi, giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau), tôi được tham gia một số chuyến đi: dẫn đoàn sinh viên đi thực tế tại hộ ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh), xã Tân Thành, TP Cà Mau; tham quan thực tế mô hình nuôi cua trong hộp nhựa ở huyện Cái Nước; hướng dẫn sinh viên thực hành trên cua tại cơ sở 2 phường Tân Xuyên; tham quan trại ương tại gia đình anh với các quy trình đã vào nền nếp, các bể nuôi đã đầy cua gạch, cua cốm, cua mít... Tôi cảm nhận ở Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc niềm đam mê, tâm huyết dành cho con cua Cà Mau.

Cực phát triển năng lượng phía Nam

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 55-NQ/TW), đến nay, Cà Mau đã cung cấp nguồn năng lượng điện cho khu vực với tổng công suất các dự án nguồn tăng thêm khoảng 4.000 MW. Tỉnh phấn đấu các nguồn năng lượng tái tạo đạt khoảng 1.000 MW vào năm 2030, tăng thêm khoảng 5.000 MW vào năm 2045, trở thành cực phát triển năng lượng phía Nam, hướng đến xuất khẩu...

Khuyến nghị các giải pháp đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Tỉnh cần khẩn trương xác định các sản phẩm chiến lược của địa phương để gắn với đầu tư khoa học công nghệ (KHCN) chiến lược; có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư KHCN, đổi mới sáng tạo và thương mại hoá kết quả nghiên cứu; có chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Phát triển ngành tôm Cà Mau trở thành trung tâm nuôi tôm hiệu quả, bền vững

Đó là mục tiêu được đặt ra trong Kế hoạch phát triển sản xuất đột phá ngành hàng tôm tỉnh Cà Mau, vừa được UBND tỉnh ban hành ngày 21/4.

Tận dụng tiềm năng phát triển thuỷ sản

Ngày 15/3/2021, Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện Ðầm Dơi ban hành nghị quyết về phát triển thuỷ sản trên địa bàn huyện, giai đoạn 2021-2025. Với sự hỗ trợ tích cực từ các ngành chức năng của tỉnh, sự lãnh đạo sâu sát của Huyện uỷ, quyết tâm thực hiện của UBND huyện, cùng nỗ lực của các ngành, các cấp, đã tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, phát triển thuỷ sản đạt kết quả tích cực.

Nguồn vốn nhỏ, thay đổi lớn

Thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW (Chỉ thị số 39-CT/TW) ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Ðảng về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội giai đoạn mới, tỉnh Cà Mau ghi nhận chuyển biến rõ nét trong tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực và phát huy hiệu quả dòng vốn chính sách. Từ những khoản vay không lớn, dòng vốn chính sách đang từng ngày thay đổi đời sống người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa, đúng với tinh thần nhân văn “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Áp dụng kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất

Thực hiện theo lời Bác dạy, đó là muốn nông nghiệp tiến bộ thì phải biết học hỏi và áp dụng khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất, ông Quách Văn Sển, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, đã phát triển kinh tế gia đình với mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích, thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm, trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Trao 50 bộ giải pháp TOMOTA S3+ cho người nuôi tôm Cà Mau

 Chiều 20/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú trao sản phẩm và hướng dẫn cách sử dụng bộ giải pháp TOMATA S3+ cho các hộ dân nuôi tôm trên địa bàn tỉnh. Tổng trị giá khoảng 400 triệu đồng.

Mốc thời gian “vàng” để doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược

Theo nhiều thương lái thu mua tôm nguyên liệu và các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh cho biết, ngay sau khi Mỹ công bố hoãn áp thuế đối ứng từ 46% xuống 10% trong 90 ngày, giá tôm nguyên liệu trên thị trường đang dần ổn định và tăng nhẹ trở lại, với mức tăng từ 5- 10 ngàn đồng/kg theo từng phân khúc và kích cỡ. Đây là tín hiệu tích cực, giúp người nuôi tôm có thêm động lực để chuẩn bị cho vụ mùa mới.

Đưa sản vật quê hương vươn tầm thế giới

Xuôi theo những con đường bê tông nối liền, chúng tôi tìm đến ấp Cái Bát, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước. Nơi đây hiển hiện những vuông tôm quảng canh xen lẫn những đầm nuôi công nghiệp, tạo nên một bức tranh sinh động của vùng đất chuyên canh thuỷ sản.