ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 8-9-24 07:57:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thăm Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Ðịnh

Báo Cà Mau Toạ lạc ở chung cư lâu năm trên đường Trần Quang Khải, phường Tân Ðịnh, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Ðịnh chính là một trong những căn cứ cách mạng của những anh hùng thầm lặng thời chiến.

Biệt động Sài Gòn - Gia Định nằm trên tầng ba của một chung cư cũ ở đường Trần Quang Khải, Quận 1.

Lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Ðịnh là lực lượng đặc biệt, ra đời trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những chiến sĩ biệt động được âm thầm cài cắm khắp nơi trong nội thành, vừa gánh vác nhiệm vụ xây dựng cơ sở, vừa tổ chức những trận đánh bùng nổ trong lòng địch. Những chiến công làm khiếp vía quân thù, sự quả cảm, sắc sảo và kiên trung của những chiến sĩ biệt động đã đi vào thơ văn và tái hiện trên màn ảnh với bộ phim kinh điển "Biệt động Sài Gòn".

Ðể vẽ lại một phần bức tranh xưa sống động và chân thực nhất về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Ðịnh, con trai Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Trần Văn Lai đã nỗ lực sưu tập những vật dụng của lực lượng anh hùng này, mua lại căn hộ vốn là một trong những căn cứ hoạt động và che giấu cho các chiến sĩ năm nào, làm bảo tàng.

Gây ấn tượng cho khách đến tham quan là chiếc thang máy cũ vẫn giữ nguyên màu thời gian dẫn lên tầng 3 của chung cư. Tại phòng khách căn hộ, thiết kế được giữ nguyên vẹn từ chiếc bàn, chiếc tủ... và bức chân dung Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Trần Văn Lai - ông chính là nguyên bản của nhân vật Hoàng Sơn trong phim "Biệt động Sài Gòn". Hai bên vách tường, treo những bức chân dung, hình ảnh các giai đoạn hoạt động của các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn.

Các thiết bị tối tân ở thời kỳ trước như: máy đánh chữ, radio... cũng được trưng bày.

Ðáng chiêm ngưỡng nhất là chiếc xe đạp máy hiệu Velo Solex (do Pháp sản xuất vào thập niên 1950) của Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Trần Văn Lai giao cho nữ giao liên Nguyễn Ngọc Huệ (bí danh Thu Ba) trước năm 1968, làm Trạm giao liên Biệt động Sài Gòn tại vùng "xôi đậu" ấp Trung Viết, xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi. Chiếc xe cũ kỹ này từng gánh vác nhiệm vụ đưa rước cán bộ, chuyển thư, chuyển thuốc... tiếp tế cho Bộ Chỉ huy Quân khu Sài Gòn - Gia Ðịnh.

Khách tham quan cũng sẽ bồi hồi khi tận mắt nhìn những chiếc máy in hiệu GESTETNE mà các chiến sĩ từng dùng để in truyền đơn, tài liệu tuyên truyền cách mạng những năm 1960-1975. Bên cạnh đó, nơi đây còn trưng bày các loại vũ khí mà lực lượng Biệt động Sài Gòn sử dụng trong hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, như: súng Rulo nòng dài, súng tiểu liên MP-30, súng pháo lệnh... Ðặc biệt nhất là loại hoá chất dùng để viết thư từ, tài liệu mật của chiến sĩ Nguyễn Thị Phương, hay còn gọi là mực tàng hình. Nó đã giúp lực lượng ta qua mắt kẻ thù, mang được các thông tin quân sự ra chiến khu để kịp thời lên kế hoạch tác chiến.

Các loại vũ khí chiến đấu của Biệt động Sài Gòn - Gia Ðịnh.

Ngoài ra, nơi đây còn trưng bày, giới thiệu về cách giấu vũ khí, đạn dược, thuốc súng... từ sự sáng tạo mưu trí của các chiến sĩ năm nào. Những năm tháng hiểm nguy ấy, vũ khí được các anh, các chị giấu trong những khối gỗ được khoét thủng bên trong, hay trong những chiếc thúng chất trái cây...

Phục dựng cách che giấu vũ khí để chuyển từ ngoại thành vào nội thành.

 

Một loại hoá chất đặc biệt hay được gọi là mực tàng hình được các chiến sĩ biệt động dùng qua mắt kẻ thù, thuận tiện đưa thông tin ra các căn cứ chiến đấu.

Nơi giữ chân khách tham quan lâu nhất là bức tường tưởng niệm các chiến sĩ của lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Ðịnh. Họ đã ngã xuống cho nền hoà bình của dân tộc. Chân dung của họ được phục dựng bằng công nghệ AI. Chỉ vài người trong số đó vẫn còn giữa thời bình, trở thành những nhân chứng sống cho thời vàng son của tuổi trẻ, của tình yêu nước vững như tường thành thời gian.

 Nơi giữ chân khách tham quan lâu nhất lại là bức tường tưởng niệm các chiến sĩ của lực lượng Biệt động Sài Gòn – Gia Định.

Mỗi tháng, cách bố trí tại Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Ðịnh sẽ thay đổi để tạo sự hấp dẫn cho khách ghé thăm. Các nhân viên bảo tàng vẫn tích cực tìm kiếm thêm nhiều hiện vật và tư liệu để vẽ lại đầy đủ hơn bức tranh về lực lượng anh hùng thầm lặng đã gan dạ sống và chiến đấu giữa lòng địch, mang lại nền hoà bình, độc lập hôm nay./.

 

Thanh Lam

 

Việt Nam trân trọng độc lập, phát triển bền vững

Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và toàn thế giới ngày 2/9/1945 đã khẳng định Việt Nam là một quốc gia tự do, độc lập. Ở đó người dân có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc… Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…

Tự hào 79 mùa thu lịch sử

Cách đây 79 năm, với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Ðộc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, ngày 2/9/1945 trở thành ngày Tết độc lập đầu tiên của Tổ quốc trong thời đại Hồ Chí Minh - thời đại của độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước với ánh sáng chân lý của sự nghiệp cách mạng mà Bác Hồ và Ðảng ta soi đường, dẫn lối. Một mùa thu vạch ngang lịch sử, được lịch sử lựa chọn để đi vào bất tử.

Tri ân hai vị lãnh đạo nghĩa quân

Những ngày tháng Tám lịch sử, chúng tôi có dịp tháp tùng cùng Nhà báo Ðỗ Văn Nghiệp (Sáu Sơn), hiện là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Kể chuyện lịch sử (do Bảo tàng tỉnh thành lập) về thăm, thắp hương tại Khu tưởng niệm hai lãnh đạo nghĩa quân, Ðỗ Thừa Luông - Ðỗ Thừa Tự (toạ lạc tại ấp Bùng Binh, xã Hoà Thành, TP Cà Mau) - Di tích lịch sử cấp tỉnh.

Món quà nghĩa tình tri ân mẹ

Thiêng liêng gì bằng Tổ quốc và mẹ. Mẹ đã cống hiến tuổi xuân, tài sản lớn nhất là chồng, là con cho Tổ quốc. Bằng tấm lòng tôn kính, cảm phục, việc xuất bản quyển kỷ yếu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Cà Mau” thể hiện trách nhiệm và là món quà mang nặng nghĩa tình của Ðảng bộ và Nhân dân tỉnh Cà Mau gửi đến các Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) còn sống, thay nén tâm hương dâng lên những mẹ đã khuất.

Chuyện về liệt sĩ nằm lại vùng đất lửa

Cách đây 5 năm, trong chuyến về nguồn cùng Tỉnh đoàn Cà Mau, đó là lần thứ 3 tôi được đặt chân đến Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn (tỉnh Quảng Trị). Mang theo tấm lòng của người con miền Nam đến thắp nén tâm hương cho những vị anh hùng của Tổ quốc, như một sự tình cờ kỳ diệu, giữa hơn 10 ngàn ngôi mộ liệt sĩ nằm lại ở vùng đất lửa, đoàn chúng tôi bất ngờ tìm được một phần mộ đặc biệt. Ðó chính là nơi an nghỉ của Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Xinh, quê tại xã Tân Lộc, huyện Thới Bình.

Những địa chỉ thiêng liêng

Trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, lớp lớp những người con Cà Mau lên đường đánh giặc, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Ðể đổi lấy ngày độc lập, chỉ trên quê hương Cà Mau đã có 17.678 liệt sĩ, 16.467 thương binh, 2.510 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gần 17 ngàn người đang hưởng trợ cấp hằng tháng.

Làm đẹp địa chỉ đỏ

Trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt, xương máu của lớp lớp thế hệ ông cha đã thấm đẫm trên từng tấc đất quê hương. Ðể tưởng nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ, tại các xã, thị trấn trong huyện Ngọc Hiển đều xây dựng các đài tưởng niệm, nhà bia ghi danh liệt sĩ. Những công trình này vừa thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, vừa góp phần giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Ánh thép U Minh

Tôi thực sự ngỡ ngàng, xúc động và cảm phục khi lần đầu tiên đến Khu Du lịch sinh thái Làng rừng Cà Mau (ECO), ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời. Làng rừng là sự kiện độc đáo của Ðảng bộ, quân và dân tỉnh Cà Mau trước ngày Ðồng khởi 1960, thế kỷ XX. Làng rừng thể hiện tinh thần quật khởi, là thái độ bất khuất trước quân thù tàn bạo với ý chí “Thà hy sinh tất cả, quyết không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ!”. Nơi đây đã được công nhận Di tích Lịch sử cấp quốc gia.

Dọc chiều dài kinh Chống Mỹ

Kinh Chống Mỹ ở xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, được đào bằng sức người, phục vụ kháng chiến từ thời chống Pháp vào năm 1949-1950, chiều dài gần 6 km, từ kinh Ðòn Dong, qua cuối Kinh Tư, qua đầu kênh Sáu Thước, xuyên qua Hào Sai, Ðộc Lập, Trảng Cò, Kinh Cũ, xuyên bờ Bắc Kinh Cũ ra tới xóm Kinh Cùng...

Nơi thành lập lực lượng TNXP Cà Mau

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, lực lượng Thanh niên xung phong (TNXP) tỉnh Cà Mau với gần 800 nam, nữ thanh niên đã không quản ngại hy sinh, gian khổ, luôn có mặt ở những nơi khó khăn nhất, bền gan vững chí, sẵn sàng hy sinh, vượt qua gian khổ, lập nên những chiến công oanh liệt, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.