ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 7-1-25 23:00:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thắm nghĩa đồng bào

Báo Cà Mau “Sống lâu ở Cà Mau, mới biết có nhiều xóm Huế/Sống trong xóm Huế mới biết hổng có ông Huế nào”, ông Ba Phấn ngẫu hứng ngâm nga.

“Sống lâu ở Cà Mau, mới biết có nhiều xóm Huế/Sống trong xóm Huế mới biết hổng có ông Huế nào”, ông Ba Phấn ngẫu hứng ngâm nga.

Ông Ba mở đầu câu chuyện người Quảng Nam ở Cà Mau như vậy. Với ông, "xóm Huế" là cụm từ thú vị, nó mang ý nghĩa của tình thương thắm thiết sau những cơn hục hặc, lẫy hờn nhau.

Từ đánh nhau lên bờ xuống ruộng

Theo nhiều người lớn tuổi, người Quảng Nam có mặt tại miền đất cuối cùng của Tổ quốc này vào khoảng năm 1956-1957, trong những đợt di dân vì mục đích chính trị của chính quyền Mỹ - Diệm.

Lúc rảnh rỗi, các cụ và các bậc trung niên “xóm Huế” ấp Tân Hồng thường trao đổi chuyện làm ăn, răn dạy con cháu.          Ảnh: TRẦN CHIẾN

Nhưng hơn ai hết, cách mạng hiểu rõ ý đồ của bọn cướp nước và bán nước, đã chọn những gia đình trung kiên với Đảng làm nòng cốt trong những dòng người di cư. Vì lẽ đó mà những "xóm Huế" của Cà Mau đều là căn cứ lòng dân của cách mạng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Văn Lược - người "xóm Huế" là một điển hình tiêu biểu. Họ đổ về xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi ngày nay, sau đó phân thành các nhóm nhỏ vài chục hộ, đi nhận đất canh tác nhiều nơi trong tỉnh. Và ngay những ngày đầu tiên đặt chân trên đất Cà Mau, người Quảng Nam đã gặp phải sự “kỳ thị” của một bộ phận cư dân địa phương, do khác nhau về giọng nói, cách sống, phong tục… Cứ gặp những người nói chuyện eo éo khác mình thì người Cà Mau cứ gọi là Huế. Có người còn gọi họ là những người ở “nước Huế”.

Ông Ba Phấn nhớ lại: “Khi đó tôi mới 5 tuổi, tức cách đây 58 năm rồi. Nhóm của chúng tôi gồm 24 hộ, về ấp Tân Hồng, xã Tạ An Khương Nam này nhận đất "cắm dùi". Trời đất, lúc đó nhỏ xíu vậy mà tôi đã bắt đầu biết đánh lộn với con nít bản xứ khi bị kêu bằng thằng Huế. Cho đến khi đã trên 30 tuổi, tôi vẫn không nhịn được khi bị kêu như vậy. Năm đó, tôi đã “đóng” cho ông Tám Chánh một phát té đìa ngoi ngóp”. Chi tiết là, lần đó, ông Ba Phấn và ông Tám Chánh cãi nhau. Đến cao trào, ông Tám Chánh bảo “cái thằng Huế biết khỉ gì!”. Nghe bao nhiêu đó, ông Ba Phấn lùng bùng lỗ tai, vố ngay một phát. “Bây giờ thấy hối hận quá, có lỗi với ông Tám biết mấy”, ông Ba Phấn trầm giọng.

Tất nhiên không chỉ riêng gì ông Ba Phấn mà gần như tất cả những người Quảng Nam ở Cà Mau đều vậy, không ai nhịn được cái cách nói “kỳ cục” của người dân sở tại. Người ta Quảng Nam mà cứ gọi Huế, nhiều người còn gọi là “anh É”, còn “sáng tác” ra những câu vè, câu ví chọc quê kiểu như “thằng Huế ăn rau muống ỉa cứt su, anh É ăn dừa chín rặn è è…”. Có lần, cả xóm Huế kéo nhau đi đánh lộn với dân ở xóm Kinh Tư tưng bừng cũng vì chuyện bị ghẹo “Huế này, Huế nọ”.

Anh Lâm Trí Trường, Trưởng ấp 4 nhiệm kỳ của ấp Tân Hồng, kể: “Những vụ đánh nhau, mất an ninh trật tự ở địa phương này chủ yếu là do chuyện chọc ghẹo Huế, É. Cứ mỗi lần trong ấp có đám tiệc là chính quyền lo nhất chuyện ấy. Mãi đến những năm 2000 tình hình mới giảm và nay thì không còn nữa”.

Và những xóm của người Quảng Nam được gọi là "xóm Huế" như ngày nay cũng có nguyên nhân từ đó. Thành ra ông Ba Phấn nói sống trong "xóm Huế" mới biết hổng có ông Huế nào.

Đến học nhau cách sống đẹp đời

Những lấn cấn nhỏ nhặt, lặt vặt ấy vậy mà kéo dài suốt trên 30 năm. Nhưng đến bây giờ người ta đã thấy rõ nó là cái lẽ tất nhiên, là khách quan. Anh Tô Phương Hùng, công chức Tư pháp xã Tạ An Khương Nam, lý giải: “Người Quảng Nam và người Cà Mau có những khác biệt trong phong tục, tập quán, lối sống và cả tiếng nói nên sinh ra những bất đồng, đó là tất yếu. Quá trình đó kéo dài trên 30 năm cũng là chuyện bình thường. Thú vị là sau đó, hai bên đã có điểm giao nhau”. Nhiều cán bộ hiện nay ở địa phương cùng nhận định, không có "xóm Huế" thì dân địa phương sẽ không khá nhanh như hôm nay, xóm làng không khang trang, đẹp đẽ như hôm nay. Ngược lại, được “cọ sát” với người Cà Mau, nhiều dòng tộc người Quảng Nam đã cải thiện nhiều các phong tục, tập quán lạc hậu của mình.

Do cách gọi của người Cà Mau, các xóm người Quảng Nam ở Cà Mau đều được gọi là "xóm Huế". Tại huyện Đầm Dơi có 2 xóm Huế ở Tân Hồng (Tạ An Khương Nam) và ở Bàu Sen (xã Tân Dân). Tại huyện Phú Tân, xóm Huế ở ấp Cái Đôi (xã Phú Tân). Huyện Trần Văn Thời có "xóm Huế" ở Khánh Bình Tây Bắc. Thú vị là ở những ấp, xã có "xóm Huế" thì người dân địa phương cũng “bị lây” cái tính cần cù, chịu khó, tiện tặn tích luỹ và cho con em học hành đến nơi đến chốn. Chỉ tính riêng ấp Tân Hồng hiện có 3 hộ có tài sản bạc chục tỷ, còn tài sản từ 2 tỷ đồng trở lên cũng có vài chục hộ, hơn 50 cử nhân, 3 thạc sĩ và 1 tiến sĩ.

Trưởng ấp Lâm Trí Trường nghĩ ngợi, đúc kết: “Nhìn lại thật thú vị. Hai nếp sống, nếp nghĩ khác nhau cọ lại gây hấn mấy chục năm trời để bây giờ sinh ra những điều tốt đẹp. Người ở bản địa của ấp tui bây giờ học ở "người Huế" rất nhiều điều. Họ trồng rau, nuôi cá, nuôi gà không để đất trống nữa, cây nhà lá vườn hết, rất ít khi phải mua. Nhiều ông Cà Mau chánh hiệu nay còn hà tiện hơn "người Huế". Mà có vậy mới có tích luỹ, mới có khá như hôm nay”. Ông Ba Phấn cười giòn: "Nói thì nói vậy chứ đâu cũng là anh em ruột thịt, đâu cũng là quê hương Việt Nam mình mà, bởi nghĩa đồng bào luôn cuồn cuộn chảy trong tim! Đó. Trưởng ấp cũng gọi chúng tôi là người Huế!”.

Ông Ba Phấn tiết lộ một câu chuyện mà ông cho rằng là một thành công lớn trong cuộc đời mình. Đó là vào năm 1999, trong dịp về Quảng Nam ăn Tết, họp dòng tộc thường niên, ông đã đấu tranh để bãi bỏ cái phong tục cổ hữu của dòng họ mình. Đó là quy định ai không có con trai không được ngồi chiếu giữa, còn không con thì phải ngồi dưới đất. Khi đó, ông Trưởng phái 3 - Nguyễn Ngọc Tùng phản đối quyết liệt, cho rằng đó là gia phong ba đời của dòng họ Nguyễn Ngọc không thể nào thay đổi.

Ông Ba Phấn kiên trì thuyết phục 3 đêm liền, bằng chính những câu chuyện trong đời sống của người Cà Mau. Những người Cà Mau không sinh con không bao giờ bị chê trách, bị xem là có tội. Mà ngược lại, người thân, dòng họ còn xúm nhau an ủi, rồi chỉ cách cho có con. Cuối cùng thì năm đó, ông Trưởng phái 3 cho phép ông Ba Phấn tuyên bố bãi bỏ hủ tục này. “Từ đó, vợ chồng thằng cháu 83 tuổi của tôi tên Nguyễn Ngọc Lộc không còn cái cảnh ngồi dưới đất nheo nhóc cùng lũ trẻ con. Tôi sướng nhất là cái vụ này. Cũng nhờ học hỏi bà con Cà Mau”, ông Ba Phấn hạnh phúc./.

Trần Vũ

Tám Nhanh làm giàu

(CMO) Thực ra gọi ông là Tám Nhanh là theo thứ bên vợ, bà Tám Nhã (Trần Thị Nhã). Ông Tám Nhanh sinh năm 1963, là con duy nhất của Liệt sĩ Võ Văn Năm. Cha ông hy sinh khi bà Nguyễn Thị Dẽ đang mang thai ông.

Nét chấm phá từ bức tranh giảm nghèo

(CMO) Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,76%, vượt kế hoạch đề ra, tương đương với 687 hộ đã vươn lên thoát nghèo. Đời sống của người dân đang từng ngày khởi sắc, bức tranh kinh tế - xã hội huyện nhà có nhiều thay đổi. Năm nay, bà con huyện Ngọc Hiển đón cái Tết ấm no, sung túc hơn.

50 năm - vọng mãi bản anh hùng ca

(CMO) Tết này nữa là tròn 50 năm cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Trong khí thế hừng hực của cách mạng miền nam, ngày ấy quân và dân Cà Mau đã thấy hoà bình, thống nhất đang đến thật gần.

Năm mới thắng lợi mới

(CMO) Năm 2017, trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song, với sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tỉnh nhà tiếp tục chuyển biến tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực. Đây là nỗ lực lớn, là tiền đề quan trọng để Cà Mau thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ của năm bản lề 2018.

Vững tâm bước vào năm mới

(CMO) Là tỉnh cách xa trung tâm chính trị, kinh tế của vùng và cả nước, điều kiện đi lại hết sức khó khăn; là "đứa con út chót" ở nơi cuối cùng Tổ quốc giữ gìn biên cương lãnh thổ nên Cà Mau được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước.

Cho ngày xuân bình yên

(CMO) Không khí xuân đã tràn ngập trên các nẻo đường, người người, nhà nhà nô nức xuống phố hoà vào lễ hội của mùa xuân. Hoà trong dòng người ngược xuôi, tấp nập là hình ảnh các lực lượng làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự. họ luôn căng mình, túc trực 24/24, giữ bình yên cho ngày xuân.

Trao nông dân cơ hội làm giàu

(CMO) Năm 2017, huyện Thới Bình mạnh dạn tổ chức và liên kết thực hiện nhiều mô hình sản xuất mới, cách làm hay mang lại hiệu quả thiết thực, được nhiều nông dân quan tâm áp dụng vào sản xuất đạt hiệu quả cao.

Chó "độc nhãn"

(CMO) Quê tôi, mùng Ba Tết là ngày mặc định ai có con "gửi" thầy cúng đều mang nhang, đèn, gà thả vườn đến vái lạy, thay tom. Nhà tôi hơn mười năm trở lại đây cũng được cái vinh hạnh gần giống vậy. Người nhờ vả, người đồn đại theo hướng tôn vinh nhưng sau trước gì cũng vẹn tình, quà cáp hoặc phong thư... Có điều, họ không "thần tượng" tôi mà là con chó “độc nhãn”.

Trên dòng kinh Tám Khệnh

(CMO) Dòng kinh Tám Khệnh hôm nay trong tiết trời se se lạnh bỗng trở nên nhộn nhịp lạ thường. Những chiếc ghe chở cá tươi nối đuôi nhau cập bến. Không cần đợi lệnh phân công của ông chủ, lần lượt nhóm thanh niên khuân vác cá lên bờ, còn nhân công làm thuê thì bắt tay vào công việc thường nhật: phân loại cá, làm cá, phơi cá. Tiếng trò chuyện, tiếng nói cười huyên náo cả một khúc sông.

Động lực giảm nghèo

(CMO) Đảng viên giúp đỡ hộ nghèo là việc làm không mới đối với huyện Phú Tân và trở thành một trong những tiêu chí đánh giá đảng viên, tổ chức Đảng hằng năm. Song, cái mới ở đây là sự phối hợp chặt chẽ thực hiện các giải pháp đồng bộ, từ đó, tạo động lực, niềm tin để hộ nghèo phấn đấu tự vươn lên, không trông chờ, ỷ lại.