ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 11:05:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thăng trầm nghề sửa điện tử

Báo Cà Mau (CMO) Hơn 40 năm sống nhờ nghề sửa điện tử, cuộc sống ông Trần Hoàng Vân, 66 tuổi, xã Tạ An Khương Nam, huyện Đầm Dơi cũng thăng trầm như cái nghề ông đã chọn.

19 tuổi, ông Vân bị thương mất hẳn một chân. Tàn nhưng không phế, ông quyết định theo học Trường Trung cấp Kỹ thuật Cần Thơ. Khoá học kết thúc, ông đầu quân cho tiệm sửa điện tử Thanh Tiến từng nổi tiếng nhất nhì thị xã Cà Mau vào năm 1971.

Ông Trần Hoàng Vân tiếc nuối một thời đã qua.

Thời điểm này, ti vi chủ yếu là màn hình trắng đen nhưng nghề sửa điện tử cũng giúp được nhiều người kiếm sống qua ngày. Đến những năm 1990, ti vi màn hình màu, âm ly, đầu băng, đầu đĩa… bắt đầu xuất hiện trên thị trường, nghề này “một phát lên tiên”. Chớp lấy thời cơ, ông tranh thủ đi “tu nghiệp” ngành sửa điện tử tại Sài Gòn, rồi về mở một cơ nghiệp riêng. Tiệm sửa điện tử có bảng hiệu “Kỹ Thuật” (nay nằm trên đường Lê Lợi, Phường 2, TP Cà Mau) với diện tích 100 m2 do ông Vân làm chủ đi vào hoạt động từ năm 1992.

Ông Vân chia sẻ: "Những năm đầu mở tiệm, khách đến sửa đồ nhiều không đếm được. Cái ti vi màn hình màu thời đó giá trị cả cây vàng nên tiền công sửa có khi gần cả chỉ vàng. Cửa tiệm tôi có khoảng 7, 8 người thợ, chưa tính những người học nghề mà vẫn sửa thâu đêm. Bởi thế, mọi người xung quanh hay gọi là “cửa tiệm luôn sáng đèn”".

Thu nhập khủng từ nghề này, chỉ mấy năm sau, ông Vân mua thêm đất nền, nhà cửa tại TP Cà Mau. Kỹ Thuật trở thành một trong những tiệm sửa điện tử khá nổi tiếng, nhiều học viên đến tìm gặp ông xin học nghề. Ông Vân cho biết, chỉ trong vòng 10 năm mà ông đã dạy nghề cho gần 200 người. Những người có năng khiếu, tay nghề giỏi, tôi giữ lại làm thợ cho cửa tiệm, số còn lại hành nghề khắp nơi.

Thời kỳ hưng thịnh nhất của nghề sửa điện tử là từ năm 1995-2005. Ngay sau khi các hãng sản xuất tung ra thị trường những dòng máy kỹ thuật số cao cấp với giá thành ngày càng “dễ chịu” thì những người thợ làm nghề sửa điện tử trở nên “rảnh rỗi”. Chia sẻ về điều này, ông Vân nói, nếu so về giá trị kinh tế, các mặt hàng điện tử được bán với giá thành rất rẻ so với thời gian đầu chúng xuất hiện. Thêm phần, hầu hết các hãng sản xuất đều có thời gian bảo hành sản phẩm. Vì thế, nếu chúng có hư hỏng, mọi người đều gởi lại hãng bảo dưỡng, bảo trì. Trường hợp nếu hết thời gian bảo hành, nhiều người cũng bỏ đi chứ không đem đến thợ sửa, vì tiền sửa đôi khi đắt gần bằng tiền mua đồ mới.

Nghề sửa điện tử trở nên “lỗi thời”, thêm phần gặp nhiều biến cố từ phía gia đình, ông Vân bán hết nhà cửa, đất đai, cửa tiệm để về quê hành nghề. Vẫn giữ bảng hiệu tiệm sửa điện tử “Kỹ Thuật”, nhưng với diện tích chỉ vài mét vuông với ông chủ tuổi đã xế chiều. Kể lại một thời hưng thịnh của nghề và người, gương mặt ông có lúc bừng sáng hẳn lên nhưng chốc lát lại đăm chiêu, trầm tư như tiếc nuối.

Một thân gà trống nuôi 4 người con nhưng tất thảy đều không theo nghề của ông. Mà cũng đúng, với cái nghề nay đã dần trôi vào lãng quên này thì muốn theo cũng không được. Mở tiệm sửa để đỡ nhớ nghề nhưng mỗi tháng ông cũng kiếm được từ 2-3 triệu đồng. Vì miễn là đồ điện tử thì món gì ông cũng thành thạo và sửa được. Hơn nữa, ông còn lắp ráp đồ để bán rẻ cho bà con, hàng xóm.

Như bao nghề khác, nghề sửa điện tử đã có thời gian rất thịnh hành, nhưng do xã hội ngày càng phát triển nên đã nhường chỗ cho nghề mới xuất hiện. Và những “ông hoàng” trong nghề thuở ấy cũng phải ngậm ngùi tiếc nuối về thời hoàng kim đã dần trôi vào quên lãng./.

Ngọc Trầm

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).