ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 10-5-25 21:33:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tháng Tư, về thăm chốn cũ

Báo Cà Mau (CMO) Xóm làng Trần Hợi giờ đây biết bao thay đổi. Chỉ riêng các tuyến giao thông, cộng chung toàn xã lên đến gần 100 km đường bê-tông, đường nhựa. Chúng vừa kết nối các xóm, ấp gần gũi, vừa giúp người dân vận chuyển hàng hoá nhanh hơn. Trước đó, điện lưới quốc gia đã đến hơn 90% số hộ dân trong xã.

Tuổi thơ chúng tôi cùng hít thở hương đồng gió nội và bày những trò chơi trong trẻo: cất nhà chòi, mái lợp bằng lá đủng đỉnh, làm đám cưới rước dâu. Tuổi 12, 14 chúng tôi đi học ở trường ấp, rồi trường xã. Ngày ngày đến trường trên chiếc xuồng be tám, ba đứa thay nhau bơi, chống. Đến tuổi vào đời, cả ba đều rời quê đi mưu sinh. Trên bước đường bươn chải, mỗi đứa mỗi con đường và đạt thành những sở nguyện khác nhau, nhưng luôn hướng về góc quê nho nhỏ, với nhiều hoài niệm chân chất, thuần hậu. Và lễ 30/4 năm nay, ba đứa hẹn gặp nhau về nơi chốn cũ.

Nhóm bạn ba đứa tôi vừa đồng niên, vừa sinh ra cùng một ấp (10 C, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời), nhưng đều sống xa quê. Tôi may mắn hơn hai nhỏ bạn, mỗi năm, chí ít cũng một  lần về quê. Vì vậy, tôi có dịp chứng kiến những đổi thay của quê nhà tận tường hơn hai bạn tôi.

Mọi thay đổi, từ cuộc sống của bà con họ hàng, lối xóm, từ ai cưới, ai qua đời, đến những chuyển mình của quê hương, tôi đều “báo cáo” cho bạn biết, nhất là từ khi Trần Hợi đạt chuẩn xã nông thôn mới (cuối năm 2016). Qua hình ảnh tôi gửi, bạn tôi trầm trồ: “Quê mình khác trước nhiều quá!” - “Khoẻ thiệt, xe gắn máy chạy tới nhà rồi”. Dù thường “tám” với nhau, nhưng tôi tin chắc tháng Tư này, về lại chốn xưa hai đứa bạn tôi sẽ rất ngạc nhiên.

Ngày chúng tôi rời quê (cách nay hơn 20 năm), làng quê Trần Hợi, cũng như nhiều xóm làng miền Nam còn in nhiều vết tích chiến tranh. Trong muôn bề khó khăn, địa phương phải tri ân, báo nghĩa: gần 30 Mẹ Việt Nam anh hùng, hơn 670 gia đình chính sách và giúp đỡ hàng trăm đối tượng nhiễm chất độc hoá học. Thời đó, nông dân quê tôi trồng mỗi năm một vụ lúa, cả xã hầu như nhà nhà đều lợp lá, đi lại đều bằng đường thuỷ. Đêm xuống, xóm làng chìm trong tĩnh mịch, lặng chang. Bức tranh quê lúc đó ảm đảm, u buồn làm sao!  

Con cá bổi mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân Trần Hợi. Ảnh: Chí Thanh 

Trần Hợi là 1 trong 4 xã được tỉnh Cà Mau chọn chỉ đạo thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015. Tuy nhiên, xuất phát điểm của địa phương quá thấp, nên việc triển khai thực bộ tiêu chí gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng, cấp uỷ, chính quyền nơi đây hạ quyết tâm không thua cuộc! Cả hệ thống chính trị bắt tay vào nhiệm vụ mới, trong đó, các tổ chức đoàn thể làm nòng cốt xây dựng các mô hình, nhân rộng phong trào “Hội viên đoàn kết, ra sức lao động, nâng cao thu nhập”. Điển hình như: Hội LHPN vận động hội viên tham gia tổ hùn vốn, tổ tiết kiệm, giúp nhau phát triển kinh tế. Theo đó, nhiều tổ, nhóm tiết kiệm ra đời, huy động hàng tỷ đồng trong hội viên giúp nhau vượt khó.

Bên cạnh nguồn vốn nội lực, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Cựu chiến binh bảo lãnh, tín chấp các tổ chức tín dụng giải ngân mỗi năm hơn 20 tỷ đồng cho hội viên. Có vốn, nhiều nông dân kê liếp trồng màu, quy hoạch ao nuôi cá đồng, nâng cao thu nhập.

Cuộc sống Nhân dân được cải thiện là yếu tố căn cơ để địa phương thực hiện đạt tiêu chí xã nông thôn mới. Thật vậy, trong tổng số hơn 156 tỷ đồng đầu tư, xây dựng các công trình, nhân dân vừa hiến đất, vừa đóng góp ngày công lao động và tiền mặt chiếm hơn 38%.

Quê hương Trần Hợi bây giờ hình thành làng nuôi, phơi cá bổi, làng chuối phơi khô bán quanh năm. Chưa hết, đất đồng Trần Hợi luân vụ quanh năm, hết lúa, đến màu, theo đó cuộc sống của bà con khấm khá nhanh.

Bà Lê Thị Gấm, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Ấp 1, cho hay: “Trước đây, cứ 100 hộ dân trong ấp, có chừng 20 hộ xây được nhà, số hộ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đến nay, số hộ xây nhà tường đạt hơn 69%; Ấp 1 hiện đạt các tiêu chuẩn cơ bản như: không còn cầu khỉ, không còn đường đất đen, không còn nhà tạm, không còn học sinh bỏ lớp vì nghèo...".

Hạ tầng nông thôn hoàn thiện là một trong những yếu tố giúp Nhân dân cải thiện mức sống. Ngay như gia đình tôi, 5 nhân khẩu, thu nhập từ trồng lúa 2 vụ/năm và hoa màu, cộng với chăn nuôi và làm dịch vụ, chia đều mỗi người thu nhập hơn 56 triệu đồng/năm. Tiền tích luỹ, em tôi xây nhà, mua sắm các tiện nghi để hưởng thụ, nào là máy giặt, máy lạnh, máy karaoke.

Chỉ riêng Ấp 10C, đón Tết Nguyên đán Bính Tuất 2018, hơn 20 hộ ăn tân gia, kéo giảm số nhà lụp xụp trong ấp xuống dưới 6% trong tổng số 768 hộ. Hiện nay, người dân quê tôi đua nhau sắm xe gắn máy, vừa làm phương tiện thay cho chiếc xuồng, vừa xem như là “của ăn, của để”. Có không ít gia đình sắm 4, 5 chiếc xe gắn máy loại xịn.

Ngày 30/4 lịch sử đang về, mốc thời gian Nhân dân Việt Nam xem như ngày hội lớn của non sông. Bởi ngày đó của 43 năm trước (30/4/1975-30/4/2018), cả nước vỡ oà trong niềm vui quê hương sạch bóng quân thù, đất nước hoà bình, thống nhất, ngày dân tộc đoàn viên, sum họp.

Với chúng tôi, 30/4 năm ấy, ở tuổi thiếu niên, nhưng đã cảm nhận được niềm vui bất tận của gia đình, làng xóm. Những người con đi xa lần lượt tìm về cố hương, những người chiến sĩ trở về trong niềm tự hào, vinh quang, gia đình họ tộc mở tiệc ăn mừng chiến thắng. Xen lẫn niềm vui đoàn viên, quê tôi cũng không ít gia đình ngậm ngùi rơi lệ, vì những đứa con đã anh dũng hy sinh, vĩnh viễn nằm lại trên chiến trường.

Từ đó, mỗi năm đến ngày 30/4, nhiều gia đình ở quê tôi tổ chức bữa tiệc “Mừng chiến thắng”. Những năm gần đây, trong những câu chuyện rôm rả của bữa tiệc kỷ niệm, nhiều người bàn đến chuyện làm ăn, chuyện phát triển kinh tế, chuyện nuôi con học hành.

Thế hệ trẻ quê tôi, nhiều người tốt nghiệp đại học, làm việc ở khắp miền Tây. Trong niềm tự hào chung của làng xóm, gia đình tôi cũng có một cậu em trai bác sĩ, thiếu tá quân đội, tốt nghiệp chuyên khoa 2, đang phục vụ tại một đơn vị quân y thuộc Quân khu 9.

Trước khi về quê, 3 đứa tôi đã thống nhất kế hoạch ở quê 3 ngày: đi thăm những thầy cô giáo và ngôi trường ba đứa từng học; tổ chức bữa tiệc, mời họ tộc, xóm làng thân quen mừng quê hương đổi mới, trong đó, bằng mọi giá, phải nấu cháo cá lóc nước cốt dừa và mắm đồng chưng, chấm với chuối chát - hai món ăn trứ danh của quê tôi./.

Hồ Trúc Điệp 

Cà Mau - Ðịa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài cuối: Bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc

Cà Mau hôm nay đổi mới, phát triển từng ngày. Những cán bộ lão thành cách mạng, những bậc cao niên ở Cà Mau mà chúng tôi có dịp gặp, đã trải qua bom đạn chiến tranh, trải qua những ngày tháng Cà Mau còn đầy khó khăn, tất cả đều nói rằng, Cà Mau mình bây giờ đã phát triển nhiều lắm, đời sống Nhân dân đã sung túc hơn trước bội phần. Từ vùng đất hoang vu, nê địa; từ những đau thương, mất mát lớn lao trong kháng chiến; đến nay, Cà Mau đã vươn mình đi lên bằng sức vóc mới, thế và lực mới, để chặng đường phát triển tương lai sẽ làm bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 4: Vùng đất của những sản vật vang danh

Dù lên rừng hay xuống biển, Cà Mau đều sẵn có những đặc sản trứ danh. Nếu chỉ nhắc đến đại khái, nhiều người sẽ chưa thoả dạ hoặc lòng còn hoài nghi, thắc mắc. Sự trù phú của thiên nhiên hoà quyện với quá trình lao động siêng năng, bền bĩ, đúc kết kinh nghiệm và sự sáng tạo tài hoa của lớp lớp con người Cà Mau đã kết tụ nên giá trị và sức sống lâu bền của những sản vật đặc trưng ở vùng đất mới.

Lưu Hữu Phước – Nhạc sĩ tài danh đất Tây Đô

Hai ba thế hệ người Việt Nam hát những ca khúc của nhạc sĩ tài danh Lưu Hữu Phước. Không có cuộc đời nào, tâm hồn nào trên đất nước Việt Nam thân yêu thế kỷ vệ quốc anh hùng mà không được Lưu Hữu Phước giục giã.

Ngày giải phóng Cà Mau

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 3: Bức tranh văn hoá đa sắc

Dù ở vùng đất mới, gốc gác khác biệt, song khi về tới Cà Mau, thế hệ tiền nhân đã sớm ý thức về nguồn cội, quần tụ và cố kết với nhau bằng sợi chỉ đỏ chảy xuyên suốt của nền văn hoá dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 2: Con người Cà Mau - Nét duyên xứ sở

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: “Con người là chủ thể văn hoá, cách ứng xử của con người với chính mình, với thiên nhiên và các mối quan hệ xã hội định hình nên đặc điểm và tính cách của nền văn hoá ấy”. Ở vùng đất mới Cà Mau, nếu không nói về con người Cà Mau, tính cách và cốt cách của con người Cà Mau thì quả thật là một điều thiếu sót lớn. Hồn cốt quê hương, khí phách của ông cha là nơi hậu thế soi chiếu vào đó để nhận diện được chính mình và khơi mở những chặng đường tương lai của mảnh đất này.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc

Khi Báo Cà Mau đăng loạt ghi chép pha chút hơi hướng khảo cứu này, tỉnh Cà Mau đang hừng hực khí thế, với thế và lực mới vững vàng hoà vào dòng chảy thời đại cùng cả dân tộc, đất nước Việt Nam tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển phồn thịnh, giàu mạnh, hạnh phúc.

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.