ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 26-12-24 20:38:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thay đổi nhận thức để giảm nghèo bền vững

Báo Cà Mau (CMO) Để thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, ngoài vai trò “bà đỡ” của Nhà nước, sự chung tay hỗ trợ của cộng đồng, người nghèo chỉ có thể thoát nghèo nếu bản thân họ không ngừng nỗ lực vươn lên.

Nỗ lực của người nghèo

Năm 2018, ông Lê Văn Hậu (ấp Gò Công, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân) được xét hỗ trợ 3 con heo giống từ chương trình hỗ trợ giúp đỡ hộ nghèo phát triển kinh tế. Có heo giống, gia đình ông dành hết công sức để chăm sóc. Ông Hậu chia sẻ, chăm sóc thật tốt khi heo lớn sẽ bán bớt 2 con để có tiền mua thức ăn, giữ lại 1 con để làm giống và tiếp tục tái đàn. Nếu không được Nhà nước hỗ trợ thì biết khi nào gia đình mới có tiền mua heo về nuôi.

Hai năm trước, trong cuộc họp bình xét hộ nghèo của ấp, chị Nguyễn Bé Sáu (38 tuổi, ấp Đồng Tâm A, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi) mạnh dạn đọc và nộp đơn xin thoát nghèo. Trong suy nghĩ của người phụ nữ chân chất ấy “mình xin thoát nghèo để hộ nghèo khác có cơ hội được giúp đỡ”.

Hai vợ chồng, hai đứa con khi ra riêng chỉ vỏn vẹn 3 công đất nuôi tôm. Chồng bệnh bướu cổ, con nhỏ, nuôi tôm, cua không hiệu quả nên chị Sáu trở thành lao động chính. Ban ngày làm mướn, ban đêm soi ba khía. “Cuộc sống chật vật, thiếu thốn lắm, đôi lúc mình suy nghĩ không biết khi nào mới có thể thoát được cảnh nghèo”, chị Sáu phân trần.

Khi được địa phương hỗ trợ tiền, chị bàn với chồng mua heo giống về nuôi, từ 2 con heo ban đầu, chị tiếp tục nhân đàn và hơn 7 năm qua gia đình chị luôn duy trì mô hình này.

Từ đầu năm đến nay chị đã xuất chuồng 2 lứa heo con và 1 lứa heo thịt, chăn nuôi thêm gà, vịt. Chồng chị, anh Lê Thanh Bình sau khi hết bệnh thì đi làm thợ hồ với thu nhập gần 300.000 đồng/ngày. Hai con chị luôn chăm ngoan, học giỏi để không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ.

Phó chủ tịch UBND xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi Nguyễn Hoàng Nghĩa cho hay, xã đã xoá được 163 hộ nghèo và hiện nay vẫn còn 378 hộ nghèo cần được hỗ trợ, giúp đỡ để có cơ hội thoát nghèo bền vững. Bên cạnh chương trình hỗ trợ vốn, cây, con giống cho hộ nghèo sản xuất, xã tranh thủ được lớp dạy đan ghế xuất khẩu.

“Năm 2019, Tân Duyệt sẽ tranh thủ nguồn vốn đào tạo nghề cho lao động nông thôn để liên kết, mở thêm các lớp dạy đan ghế. Hiện nay, doanh nghiệp ở Hậu Giang đang thực hiện mô hình này và giúp lao động có việc làm với mức thu nhập khoảng 150 ngàn đồng/người/ngày”, ông Nghĩa cho biết.

 

Vẫn còn tâm lý trông chờ

Sau chuyến khảo sát, rà soát tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau Nguyễn Thu Tư nhận định, để hộ nghèo có thể thoát nghèo, yếu tố quyết định vẫn là sinh kế. Nếu hộ nghèo đã được hỗ trợ sinh kế, cố gắng phát huy mới có thể thoát nghèo bền vững. Tuy nhiên, dù đã được hỗ trợ sinh kế nhưng vẫn còn một bộ phận hộ nghèo còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, cộng đồng xã hội. Như vậy, bản thân hộ nghèo không thể thoát nghèo nếu tâm lý ấy vẫn còn tồn tại.

Trong cuộc rà soát tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, đoàn kiểm tra đã đến thăm gia đình bà Trương Thị Sẽ (Ấp 13, xã Khánh Thuận, huyện U Minh). Gia đình bà được hỗ trợ 8 con heo giống, sau khi xuất bán heo thịt bà Sẽ không tái đàn. Bà Sẽ lý giải, khi bán hết heo thì đợi Nhà nước cho tiếp heo giống mới nuôi nữa, không cho thì thôi.

Bà Thạch Thị Thương (60 tuổi, ấp Gò Công, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân) cũng nhận 2 con heo giống và 300 kg thức ăn do địa phương hỗ trợ. Sau khi xuất bán heo, bà cũng không tái đàn như mong muốn ban đầu của chính quyền địa phương.

Được hỗ trợ heo giống, thức ăn, sau khi bán heo thịt, bà Thạch Thị Thương (ấp Gò Công, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân) không tiếp tục tái đàn mà trông chờ địa phương hỗ trợ tiếp.

Hiện nay, các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo khá đầy đủ, toàn diện trên các lĩnh vực và phủ kín tất cả các địa bàn. Từ đó mang đến cho bà con một cuộc sống ổn định và đầy đủ hơn. Tuy nhiên, xét thấy sự quan tâm này cũng mới chỉ là điều kiện cần. Nếu người dân không muốn thoát nghèo, cứ muốn nghèo mãi thì chính sách và mục tiêu giảm nghèo bền vững sẽ thất bại.

Thiết nghĩ, để giảm nghèo bền vững, công tác tuyên truyền của địa phương cần đẩy mạnh để khơi dậy ý chí vươn lên, quyết tâm thoát nghèo, đẩy lùi tư tưởng trông chờ, ỷ lại của người dân. Mỗi hộ nghèo phải nhận thức được hỗ trợ thoát nghèo không phải là trợ cấp thường xuyên. Bên cạnh đó, cần phải phân loại hộ nghèo, đánh giá nguyên nhân gây nghèo để có các giải pháp, chính sách hỗ trợ phù hợp với từng nhóm đối tượng nhằm đạt hiệu quả giảm nghèo bền vững./.

Thanh Phương

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).

Thêm giải pháp nâng cao Chỉ số CCHC

Năm 2023, huyện Năm Căn xếp thứ 3 về Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) các huyện, thành phố. Nỗ lực giữ vững thành tích và nâng hạng, huyện triển khai thực hiện nhiều giải pháp, trong đó lấy con người làm trung tâm, công nghệ hỗ trợ và siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ.

Nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, thành viên tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, cuộc họp rà soát kết quả thực hiện Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm năm 2024 theo Quyết định số 104/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại 4 tỉnh An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, diễn ra vào chiều 26/11.

Nâng chất phục vụ người dân

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, huyện Trần Văn Thời đạt được thành tựu đáng kể trong cải cách hành chính (CCHC), nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Cần quan tâm nhiều hơn đến công tác cải cách hành chính

Sáng 19/11, Bộ Nội vụ tổ chức tập huấn trực tuyến về cải cách hành chính (CCHC) đến 149 điểm cầu trên địa bàn cả nước.

Công tác hộ tịch ngày càng nâng chất

Toàn tỉnh có 111 công chức làm công tác hộ tịch. Ðể thực hiện tốt công tác đăng ký hộ tịch, tỉnh đã quan tâm đầu tư, bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chuyên môn, như mỗi công chức làm công tác hộ tịch được bố trí 1 bộ máy vi tính, máy in, máy quét (scan), toàn bộ đều được kết nối Internet.

Tạo sự hài lòng cho người dân

Với mục tiêu, phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ”, việc triển khai công tác chuyển đổi số, thực hiện Ðề án 06 của Chính phủ đã và đang mang lại những tiện ích lớn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời làm thay đổi căn bản nền hành chính thủ công sang môi trường điện tử hiện đại, tạo được sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp.

Cải tiến, sáng tạo để phục vụ Nhân dân tốt hơn

“Công việc nhiều hơn, thiết bị và công nghệ được đầu tư hiện đại, con người làm việc được tinh gọn, theo đó cần thay đổi nhận thức, phương pháp làm việc, có nhiều cải tiến, sáng tạo… để việc thực thi nhiệm vụ được đảm bảo vì mục tiêu phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn”, ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh, trưởng Đoàn công tác của HĐND tỉnh giám sát cải cách hành chính về hộ tịch tại huyện U Minh, sáng 01/11, nhấn mạnh.