ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 3-7-25 11:00:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thị trấn cuối trời Nam

Báo Cà Mau Thị trấn Rạch Gốc là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của huyện Ngọc Hiển; là thị trấn ven biển cực Nam Tổ quốc, vị trí cửa ngõ hành lang giao thông thuỷ quốc gia nối thẳng ra biển Ðông, nơi có dự án Cảng biển Hòn Khoai - cảng biển nước sâu lớn nhất khu vực.

Ðược chia tách từ xã Tân Ân vào năm 2009, thời điểm mới thành lập, Rạch Gốc còn khó khăn, kinh tế chưa phát triển, đi lại chủ yếu bằng đường thuỷ... Ngày nay, thị trấn được đầu tư, từng bước phát triển. Hạ tầng giao thông có hơn 45 km đường bê tông nối liền các khóm; 15 km đường cấp VI và hơn 10 km đường Hồ Chí Minh đi qua địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, phát triển du lịch.

Nhờ có vị trí địa lý thuận lợi và tiềm năng kinh tế biển dồi dào, Rạch Gốc trở thành điểm đến của đông đảo lao động từ nhiều nơi, cả những doanh nghiệp ngành nghề liên quan đến khai thác hải sản, dịch vụ hậu cần nghề biển và du lịch.

Ngoài mũi nhọn là kinh tế rừng, biển, dịch vụ... Rạch Gốc còn được thiên nhiên ưu đãi về cảnh quan rừng nằm tiếp biển, gắn liền với đó là Di tích Văn hoá, Lịch sử quốc gia đặc biệt Bến Vàm Lũng và các làng nghề truyền thống như nghề muối ba khía, nghề làm tôm khô được công nhận là Di sản Văn hoá phi vật thể quốc gia...

Thơ mộng thị trấn ven biển cuối trời Nam.

Thơ mộng thị trấn ven biển cuối trời Nam.

Rạch Gốc được thiên nhiên ưu đãi về cảnh quan, rừng nằm tiếp biển, rất thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái.

Rạch Gốc được thiên nhiên ưu đãi về cảnh quan, rừng nằm tiếp biển, rất thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái.

Tượng đài Khởi nghĩa Hòn Khoai tại thị trấn Rạch Gốc.

Tượng đài Khởi nghĩa Hòn Khoai tại thị trấn Rạch Gốc.

Quần thể Khu Di tích Văn hoá, Lịch sử quốc gia đặc biệt Bến Vàm Lũng tại thị trấn Rạch Gốc.

Quần thể Khu Di tích Văn hoá, Lịch sử quốc gia đặc biệt Bến Vàm Lũng tại thị trấn Rạch Gốc.

Hấp dẫn ẩm thực Rạch Gốc.

Hấp dẫn ẩm thực Rạch Gốc.


Rạch Gốc có diện tích tự nhiên 4.575,98 ha, bờ biển dài 4,5 km, phía Ðông giáp xã Tân Ân, phía Tây giáp xã Viên An Ðông, phía Nam giáp biển Ðông, phía Bắc giáp xã Tân Ân Tây. Vùng đất này gắn với lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong giai đoạn chống Pháp, đầu năm 1931, đồng chí Phan Ngọc Hiển được tổ chức phân công phụ trách Công hội đỏ ở Rạch Gốc - Tân Ân, tạo điều kiện bám cơ sở hợp pháp làm nghề dạy học. Ngày 13/12/1940, thầy giáo Phan Ngọc Hiển đã lãnh đạo thành công cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai, ngày này đã trở thành Ngày truyền thống cách mạng của Ðảng bộ, quân và dân Cà Mau.

Cũng trên quê hương anh hùng này, ngày 16/10/1962, Rạch Gốc - Tân Ân trở thành nơi ghi dấu mốc son lịch sử: là nơi Ðoàn tàu Không số cập bến Vàm Lũng chở theo 30 tấn vũ khí theo tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển từ hậu phương miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam, góp phần làm nên đại thắng mùa xuân 1975, thống nhất đất nước.


 

Huỳnh Lâm thực hiện

 

  “Trải nghiệm để trưởng thành”

Từ ngày 24 - 27/6, Nhà Thiếu nhi tỉnh tổ chức hành trình “Trải nghiệm để trưởng thành” với sự tham gia của 50 em thiếu nhi, diễn ra tại Nhà Thiếu nhi tỉnh và Khu du lịch Nhà Mát (Bạc Liêu).

Cà Mau qua góc nhìn nhà báo - nghệ sĩ nhiếp ảnh

Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Việt Nam tỉnh Cà Mau hiện có 21 hội viên, trong đó có nhiều hội viên đồng thời cũng là nhà báo. Dù hiện đã nghỉ hưu hay vẫn đang công tác tại các cơ quan báo chí, trong cả quá trình dài làm nghề, các nhà báo - NSNA đã đóng góp công sức to lớn cho sự trưởng thành của phong trào nhiếp ảnh trong tỉnh và sự phát triển mạnh mẽ của báo chí địa phương.

Thầm lặng hậu kỳ

Vinh dự tác nghiệp ở Trường Sa

Điều vinh dự và thiêng liêng nhất của người làm báo có lẽ là được tác nghiệp trên quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1, không chỉ dâng trào niềm tự hào về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, mà còn là một trải nghiệm vô cùng đặc biệt.

Nâng cao năng lực xét nghiệm

Nâng cao năng lực xét nghiệm không chỉ góp phần quan trọng cho khám và điều trị bệnh, mà còn giữ vai trò không thể tách rời trong phòng, chống dịch ở cộng đồng. Chính vì thế, thời gian qua, hoạt động xét nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh không ngừng được đầu tư, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu kiểm soát dịch bệnh cũng như điều trị cho người dân địa phương.

Tạo động lực phát triển từ các công trình trọng điểm

“Bên cạnh nguồn vốn đầu tư công được phân bổ hằng năm và vốn của địa phương, những năm gần đây, nguồn đầu tư Trung ương thực hiện các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh Cà Mau rất lớn, được đánh giá sẽ tạo nền tảng, động lực cho tăng trưởng đột phá, nhảy vọt của kinh tế - xã hội địa phương trong tương lai gần”, ông Trần Công Khanh, Phó Giám đốc Sở Tài chính, cho biết.

Về với miền quê

Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, có một nơi vẫn giữ vẹn nguyên vẻ đẹp mộc mạc, bình dị nhưng lại mang sức hút kỳ lạ, đó chính là những miền quê của Cà Mau.

Ươm giống trồng rừng

Những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ lâm sản trên thị trường rất lớn, nhất là thị trường xuất khẩu. Nắm bắt cơ hội này, người dân trên đất rừng U Minh Hạ mạnh dạn phát triển nghề ươm giống keo lai, không những đáp ứng việc trồng rừng ở địa phương, mà còn xuất bán đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với số lượng lớn, góp phần tạo việc làm và thu nhập cho hàng trăm lao động.

Giờ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần ý nghĩa, vui tươi

Thời gian qua, buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần ở các trường học tại Cà Mau có nhiều đổi mới, với nội dung sinh động, vui tươi, ý nghĩa, thiết thực và không còn mang nặng tính khuôn mẫu khô khan như trước đây.

“Bác Hồ với thiếu nhi”

Đó là chủ đề cuộc thi vẽ tranh nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025) vừa được Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo TP Cà Mau tổ chức tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phường 1, TP Cà Mau.