ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-9-24 09:35:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thợ sửa điện 0 đồng

Báo Cà Mau (CMO) Về kênh Sọ Khỉ, ấp Tân Phú, xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi hỏi thăm, không ai không biết ông Lê Hoàng Em chuyên sửa điện miễn phí cho bà con.

Trải qua thời gian tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu về điện, đến nay ông Hoàng Em đã thành thạo với nghề điện (bao gồm điện nuôi tôm công nghiệp và điện sử dụng trong gia đình). Ông thường sửa chữa điện cho bà con ở xóm.

Ông Hoàng Em chuẩn bị một số “đồ nghề” để đi sửa điện cho bà con.

Bén duyên làm thợ

 20 năm trước, phong trào nuôi tôm công nghiệp (NTCN) ở huyện Đầm Dơi đã bắt đầu khởi động, lúc ấy ấp Tân Phú lác đác vài hộ nuôi, trong đó có hộ ông Hoàng Em. Để thực hiện mô hình thì phải lắp đặt hệ thống điện để chạy quạt tạo ô-xy, cũng như một số động cơ máy móc để vận hành ao tôm. Ông Hoàng Em khi ấy nhận thấy những mạng lưới điện vô cùng phức tạp (điện 3 pha), vả lại chi phí thuê thợ điện khá cao nên ông bắt đầu nghiên cứu về điện để tự mình có thể thực hiện quy trình vận hành điện tốt.

 “Mình làm gì cũng phải tìm tòi, đam mê mới thành công được. Lúc ấy điện lực huyện về xã để dạy bà con về mạch điện và ở ấp cũng mở lớp học sửa điện nên tôi đăng ký tham gia, không bỏ lớp nào. Còn điện trong NTCN thì nhìn theo thợ làm, ghi chép để nhớ, khi cần mở ra xem lại”, ông Hoàng Em chia sẻ.

Theo ông Hoàng Em, điện trong NTCN (điện 3 pha, chạy 3 sợi dây nóng) vô cùng phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất cao. Ông mất khoảng 5 năm học hỏi mới rành rọt được mạch điện trong nuôi tôm và bắt đầu tự lắp đặt cho ao tôm của gia đình. Ông luôn cẩn thận trong từng chi tiết khi sửa chữa và bảo quản hệ thống điện.

“Điện trong NTCN thường là sự cố cầu chì, đặc biệt hư ban đêm cũng phải xử lý liền, vì để lâu sẽ ảnh hưởng đến tôm trong đầm. Tôi tự trang bị đồ nghề đầy đủ, mua sắm đồ tốt để đảm bảo an toàn”, ông Hoàng Em cho biết thêm.

Giúp ích cho đời

Ông Nguyễn Trường Sơn, Bí thư Chi bộ ấp Tân Phú, cho biết: “Mô hình NTCN trước đây được rất nhiều bà con thực hiện, tuy nhiên do yếu tố môi trường cùng với rủi ro nên hiện tại chỉ hơn 5 hộ duy trì. Thời gian qua, việc đảm bảo an toàn điện trong NTCN luôn được địa phương hết sức quan tâm. Riêng anh Hoàng Em, qua quá trình nghiên cứu hệ thống điện trong NTCN cũng như điện hộ gia đình, anh thành thạo và giúp đỡ sửa điện cho bà con trong xóm, điều này rất đáng hoan nghênh”.

Bà Trần Hồng Chuông, vợ ông Hoàng Em, chia sẻ: “Địa phương mở nhiều lớp dạy điện, bà con có học nhưng về cũng ít người làm, còn ông nhà tôi có chút xíu tay nghề nên bà con ở xóm nhờ anh cho yên tâm”.

Ông Nguyễn Văn Tòng, ấp Tân Phú, cho biết: “Bà con ở xóm này nhờ anh Hoàng Em sửa điện nhiều lắm. Gia đình tôi thì 1 tháng có thể nhờ đến 3, 4 lần, chủ yếu là sự cố chập điện, đứt cầu chì... Anh Hoàng Em sửa giùm, không lấy tiền. Dù công việc nguy hiểm, nhưng cũng vì bà con còn khó khăn nên anh rất nhiệt tình giúp đỡ”.

Hiện đang bước vào mùa mưa thì công việc sửa điện của ông nhiều hơn, vì đây là thời điểm gặp nhiều sự cố về điện. “Hôm rồi trời mưa, nhà bị đứt cầu chì, cũng nhờ anh Hoàng Em qua câu điện. Anh làm có tâm, nhiệt tình, tốt bụng với bà con lắm”, ông Tô Văn Diệp, ấp Tân Phú, cho hay.

Không chỉ sửa điện miễn phí cho bà con ở xóm, ông Hoàng Em còn tuyên truyền, hướng dẫn, bà con về sử dụng điện an toàn trong gia đình và trong NTCN.

Đặc biệt, từ những kinh nghiệm của mình, ông Hoàng Em đã cứu sống 1 người bị điện giật. Bà Trần Hồng Chuông kể: “Sự việc hơn 5 năm rồi, lúc đó người phụ nuôi tôm cho gia đình bị điện giật ngã xuống đầm tôm thì anh Hoàng Em phát hiện được, kịp thời đến cứu, nâng người nạn nhân lên hô hấp nhẹ nhàng, chứ không hấp tấp khiêng đi, cứ hô hấp từ từ như vậy thì thở lại được, ai cũng mừng hết”.

Ngoài việc sửa điện, ông Hoàng Em còn tích cực tham gia công việc từ thiện ở địa phương, chủ yếu quyên góp để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn gặp hữu sự. Ông Văn Thanh Việt, Phó chủ tịch UBND xã Tân Trung, chân tình: “Ở địa phương, gia đình anh Hoàng Em luôn chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cũng nhờ anh mà bà con địa phương giảm sự cố về điện, đảm bảo an toàn điện trong gia đình cũng như trong NTCN”./.

 

Phạm Nhật Minh

 

Tái diễn lấn chiếm lòng đường trước cổng bệnh viện

Theo ghi nhận và xác minh thực tế của phóng viên Báo Cà Mau, khu vực trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng mua bán thức ăn lấn chiếm lòng đường.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Xây dựng khu dân cư tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc

Xây dựng khu dân cư (KDC) tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, là mô hình đột phá mà Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau hướng đến trong nhiệm kỳ 2024-2029, với mục tiêu hướng mạnh hoạt động về cơ sở, địa bàn KDC. Ðể mô hình này thực hiện có hiệu quả, đòi hỏi sự đồng thuận, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân.

Chuyến xe yêu thương

Với mong muốn san sẻ khó khăn, tương trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang phải chịu thiệt hại, mất mát nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, Huyện đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Trần Văn Thời phối hợp với Bưu điện huyện phát động thực hiện chương trình “Chuyến xe yêu thương” từ ngày 12-17/9. Chương trình đã nhận được sự đồng hành của nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân, lan toả mạnh mẽ tình yêu thương, sẻ chia và giúp đỡ trong nghĩa đồng bào.

Những ngôi nhà ấm áp nghĩa tình

Thời gian qua, các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, địa phương trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã vận động, huy động mọi nguồn lực để xây dựng, sửa nhà ở cho hộ nghèo. Nhờ sự chung tay, đồng tình hưởng ứng, ủng hộ với tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, hàng trăm ngôi nhà Ðại đoàn kết ấm áp nghĩa tình đã được xây dựng, giúp hộ nghèo có chỗ ở ổn định, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Người dân Năm Căn hướng về đồng bào miền Bắc

Cơn bão số 3 (còn gọi là bão Yagi) đã qua đi, nhưng sự khốc liệt của nó đã gây thiệt hại rất nặng nề cho đồng bào ở một số tỉnh miền Bắc. Bằng tấm lòng ruột thịt Bắc - Nam một nhà, người dân tỉnh Cà Mau nói chung, huyện Năm Căn nói riêng đã có những việc làm thiết thực, nhằm sẻ chia, động viên bà con sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Trao học bổng "Quỹ xe đạp chở ước mơ"

Chiều 18/9, kỷ niệm 28 năm thành lập và Tháng hành động vì trẻ em, Công ty Bảo Việt nhân thọ Cà Mau tổ chức trao học bổng xe đạp cho các em học sinh nghèo hiếu học. Đây là hoạt động trong chương trình “Trao hơn cả cam kết” thể hiện sự quan tâm, chia sẻ khó khăn với các em học sinh nghèo hiếu học. 

Chống ngập cho TP Cà Mau cần giải pháp căn cơ

Hệ thống mương thoát nước thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo năng lực, cùng với cao trình nhiều tuyến đường thấp hơn so với mực nước triều cường... được xác định là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngập cục bộ tại nhiều khu vực trên địa bàn TP Cà Mau khi có mưa lớn.

Nhà văn hoá ấp xanh, sạch, đẹp

Mô hình trang trí Nhà văn hoá - Khu thể thao ấp, khóm xanh, sạch, đẹp và có nội dung hoạt động phong phú, được huyện Thới Bình linh hoạt tổ chức thành cuộc thi. Từ đó, góp phần thúc đẩy phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh trên địa bàn huyện.

Cô bé Trạng nguyên tiếng Anh

Tại Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc năm 2024, do Báo Thiếu Niên Tiền Phong và Nhi Ðồng tổ chức, tại Ðại học Hàng hải Việt Nam, TP Hải Phòng, tỉnh Cà Mau có duy nhất một em đạt danh hiệu "Trạng nguyên tiếng Anh". Ðó là em Vũ Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn (Phường 9, TP Cà Mau).