Quá giang đoàn công tác một cơ quan của tỉnh, chúng tôi trở lại Thới Bình. Ngày mưa, do áp thấp, mưa xối xả từ lúc rời TP Cà Mau đến trung tâm huyện. Tầm nhìn có vài mét, lờ mờ màu xám bên ngoài. Cái gạt nước lắc qua né lại đến mỏi mắt phải nhìn qua hông xe. Con đường. Từ ngày có con đường hành lang ven biển phía Nam đến nay tôi mới đi lần đầu. Êm re, không quăng quật, dằn sốc, phần do đường mới rộng rãi so Quốc lộ 63, phần có chút chuẩn. Hơn 15 chiếc cầu trên tuyến, cầu dài làm cho độ dốc ít, tới chỗ không hay.
Quá giang đoàn công tác một cơ quan của tỉnh, chúng tôi trở lại Thới Bình. Ngày mưa, do áp thấp, mưa xối xả từ lúc rời TP Cà Mau đến trung tâm huyện. Tầm nhìn có vài mét, lờ mờ màu xám bên ngoài. Cái gạt nước lắc qua né lại đến mỏi mắt phải nhìn qua hông xe. Con đường. Từ ngày có con đường hành lang ven biển phía Nam đến nay tôi mới đi lần đầu. Êm re, không quăng quật, dằn sốc, phần do đường mới rộng rãi so Quốc lộ 63, phần có chút chuẩn. Hơn 15 chiếc cầu trên tuyến, cầu dài làm cho độ dốc ít, tới chỗ không hay.
Chợ thị trấn Thới Bình nằm bên bờ ngã ba sông đã có từ thập niên bốn mươi của thế kỷ trước. Cột gỗ, lợp ngói phủ rêu phong chứng kiến mọi vui buồn “Bên dòng sông Trẹm” dần dà thay da đổi thịt, khoác lên mình chiếc áo mỹ miều luôn mới đủ sức cho sự ăn nhập với các căn nhà khác làm người đi lâu ngày trở lại tìm hoài không phân biệt. Bất chợt hình ảnh mái nhà, con người xưa hiển hiện, kỷ niệm tràn về đến nuối tiếc.
Nét đẹp Thới Bình thôn. Ảnh: THANH QUANG |
Nghe nói sông Chắc Băng, địa danh xuất phát từ câu chuyện: Cuối thế kỷ 18, khi Nguyễn Ánh bị Nguyễn Huệ truy đuổi ráo riết, đành bỏ lại phía sau một số cung tần mỹ nữ cho dễ bề tẩu thoát. Trong lúc chạy trốn nghĩa quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã đến ẩn náu ở vùng đất này. Phần do hoàn cảnh sống khắc nghiệt, phần vì muỗi mòng, rắn rết nhiều vô số kể nên Nguyễn Ánh lâm trọng bệnh. Nghĩ mình không qua khỏi nên ông trăng trối với quan quân rằng: “Cơn bệnh ngặt nghèo này không chữa hết. Chắc trẫm phải băng rồi!”. Nhưng sau đó, nhờ một thầy thuốc ở Thới Bình thôn cứu chữa nên Nguyễn Ánh qua cơn bạo bệnh. Về sau, người ta nhớ câu nói “Trẫm chắc băng” nên đặt tên cho con sông này là Chắc Băng Hà hay Chắc Băng.
Nhắc tới Thới Bình, người ta nói với nhau: Nơi đó có phần trội hơn các nơi khác. Nếu thật vậy, cũng xin cảm ơn tình cảnh xưa tô điểm thêm vẻ đẹp vốn có của con người vùng đất Thới Bình.
Ðang miên man, gặp chú Tám Thức, nguyên Chủ tịch huyện, nghỉ hưu hơn mười năm, trông rất khoẻ. Mới thăm hỏi vài câu chưa giáp mí, chú vội từ giã lên Hội Khuyến học huyện để kịp lo cho kỳ thi học sinh giỏi vòng tỉnh. Rất tiếc! Rồi cũng quay qua nghe ngóng các “bậc tiền bối” nói chuyện mà ngẫm nghĩ: Xưa, nơi đây đánh nhau dữ dội mà có phần nghệ thuật lắm... Năm 1974, đồng loạt phối hợp trong một tháng bứt phá hàng chục đồn bót, giải phóng toàn tuyến các xã sung yếu của huyện. Chiến lợi phẩm nhiều, nổi trội và kềnh càng là 2 khẩu pháo 105 ly. Ðược cái, hàng trăm con em người địa phương tham gia quân đội Sài Gòn do hoàn cảnh phải cầm súng chứ mấy ai gian ác đâu. Lúc ta còn yếu, bao lần rượt đuổi nhau cho có quận, chạm trán không nổ súng, còn lấy đạn tặng nhau làm tin. Giải phóng ra, chính sách khoan hồng cùng “tình quê” họ chỉ đi học tập thời gian ngắn rồi hoà nhập cộng đồng ngay.
Sau này, thời nông dân triển khai thực hiện mô hình làm ăn tập thể, hợp tác xã, người dân Thới Bình không ngại khó, một lòng bám chủ trương. Cùng với sự siêng năng, sáng tạo, biết tính toán, đại để đồng sâu đất trũng trồng lúa, rau màu, đất gò, phèn mặn cơi lên trồng mía. Ngày ấy trên bờ sông Chắc Băng, sông Trèm Trẹm mọc lên hàng chục nhà máy đường, lò đường các loại lớn nhỏ hoạt động ngày đêm hết công suất theo nhịp điệu công nghiệp hoá nông thôn rất nhộn nhịp, để lại nhiều ấn tượng.
Mía rớt giá liên miên, trong điều kiện kinh tế thị trường, phần lớn bà con theo quy hoạch chuyển qua nuôi tôm quảng canh. Ðặc biệt mô hình trồng lúa trên đất nuôi tôm bằng giống mới chịu mặn gần mười phần ngàn mang lại hiệu quả kinh tế đáng nể. Thế là, Thới Bình vươn lên đúng với mơ ước bao đời do “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”.
Cũng con người đó, mảnh đất khu vườn đó, có sự quan tâm đúng mức của các cấp, bà con thương yêu, đoàn kết cùng nhau phát triển kinh tế. Nuôi cua, sú, thẻ… trong mùa nước mặn, cho tôm càng xanh ôm gốc lúa dung dăng búng bang lách tách mùa mưa nhiều nước ngọt. Rồi rau màu, cây ăn trái có quanh năm, luôn được giá trên mảnh vườn nhờ biết nắm bắt thông tin, dự đoán cung cầu thị trường đã làm cho bà con nông dân có cuộc sống ngày càng nâng lên về mọi mặt. Còn gì bằng, các vuông tôm với mênh mông mặt nước ắp ôm tôm, cua, cá mấy tháng trước thì nay một thảm xanh tận chân trời vi vu thơm thơm mùi lá mạ. Ðược biết, toàn huyện hiện có trên 3.000 ha thả tôm càng, 200 ha trồng gừng lấy củ và nhiều thứ khác.
Chưa hết, thương mại dịch vụ phủ khắp từ trung tâm đến vùng sâu, vùng xa xôi hẻo lánh. Ðặc biệt, hạ tầng cơ sở phát triển đều tay phục vụ nhu cầu tối thiểu của phát triển. Bên cạnh sự tuân thủ quy hoạch lâu dài, đầu tư có trọng điểm, kết nối giật dậy vùng đất này bằng đủ phương châm, hình thức đa dạng; nguồn vốn đáp ứng đủ, kịp thời, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảm bảo mục tiêu bền vững, trong đó có đột phá, nhảy vọt.
Sẵn dịp đi Di tích lịch sử chiến tranh Máng Diệc, đoàn đảo một vòng ghé xem cung cách làm ăn bà con 2 xã vừa đạt chuẩn nông thôn mới là Trí Phải và Trí Lực. Bộ mặt nông thôn mới hiện rõ nơi đây./.
Trịnh Công Văn