Tuyến đê biển Tây Cà Mau được xây dựng cách đây 15 năm, đã phát huy tác dụng trong việc ngăn mặn, giữ ngọt, bảo vệ sản xuất của người dân. Tuy nhiên, do không được tu bổ, nâng cấp thường xuyên nên nhiều vị trí đê bị lún, sạt lở, không còn bảo đảm như thiết kế, các công trình dưới đê hư hỏng, mất khả năng vận hành. Đặc biệt, nhiều đoạn đê bị mất rừng do người dân chặt phá để nuôi tôm, làm vườn, cất nhà… tạo nên những nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến vỡ đê khi có gió to sóng lớn, triều cường dâng cao.
Tuyến đê biển Tây Cà Mau được xây dựng cách đây 15 năm, đã phát huy tác dụng trong việc ngăn mặn, giữ ngọt, bảo vệ sản xuất của người dân. Tuy nhiên, do không được tu bổ, nâng cấp thường xuyên nên nhiều vị trí đê bị lún, sạt lở, không còn bảo đảm như thiết kế, các công trình dưới đê hư hỏng, mất khả năng vận hành. Đặc biệt, nhiều đoạn đê bị mất rừng do người dân chặt phá để nuôi tôm, làm vườn, cất nhà… tạo nên những nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến vỡ đê khi có gió to sóng lớn, triều cường dâng cao.
Với thực trạng trên, đê không thể bảo vệ dân cư, bảo vệ sản xuất trước những đợt sóng to ở điều kiện bình thường, chưa kể có bão lớn xảy ra. Do vậy, xác định việc xây dựng kè tạo bãi trồng rừng ngập mặn chống sạt lở là cần thiết nên Thường trực HĐND tỉnh đã thống nhất với tờ trình của UBND tỉnh về xin chủ trương đầu tư dự án xây dựng kè tạo bãi trồng rừng ngập mặn ven biển phòng, chống sạt lở do biến đổi khí hậu tại đê biển Tây, thuộc địa bàn các huyện: U Minh, Trần Văn Thời và Phú Tân.
Tổng chiều dài tuyến kè dự kiến xây dựng là 57 km, vật liệu kè là bê-tông cốt thép ly tâm kết hợp với vật liệu địa phương và trồng mới 855 ha rừng phòng hộ phía sau tuyến kè để tạo bãi chống sạt lở. Tổng mức vốn đầu tư của dự án là 1.140 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ, thuộc Chương trình Mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2016-2020.
Thanh Mộng