ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 12-5-25 04:11:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thúc đẩy hợp tác nâng cao kỹ năng nghề

Báo Cà Mau (CMO) Tăng cường và thúc đẩy hơn nữa hợp tác giáo dục nghề nghiệp giữa Cà Mau và các địa phương của Hàn Quốc là mong muốn của đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau và ngài Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP Hồ Chí Minh Kang Myongil trong buổi gặp gỡ vừa qua.

Gần 3 năm trước (ngày 3/5/2019), UBND tỉnh Cà Mau với chính quyền tỉnh Jeollabuk đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác, với nội dung: tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị, hỗ trợ hợp tác trong một số lĩnh vực như: thuỷ sản, nông nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực...

Trên cơ sở bản ghi nhớ giữa 2 tỉnh, các sở, ngành, đơn vị tỉnh Cà Mau ký kết với sở, ngành, đơn vị tỉnh Jeollabuk 3 bản ghi nhớ. Trong đó có bản ghi nhớ giữa Trường Cao đẳng Nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau và Trường Cao đẳng Nghề Kunjang (ngày 3/5/2019) về hợp tác đào tạo nghề.

Theo đó, nội dung bản ghi nhớ hợp tác giữa 2 trường là liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hướng nghiệp, xuất khẩu lao động, hỗ trợ học bổng, giao lưu văn hoá, trao đổi kinh nghiệm giữa 2 trường. Trước mắt, hai bên liên kết thực hiện đào tạo văn bằng kép, ngành cơ khí theo phương thức 2 năm học tại Việt Nam (hiện nay Trường Cao đẳng Nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau chưa có mã ngành đào tạo cơ khí) và 1 năm học tại Hàn Quốc (hoặc ngược lại).

Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp từ cuối năm 2019 đến nay, việc triển khai các nội dung ký kết chưa được thực hiện. UBND tỉnh đã chỉ đạo Trường Cao đẳng Nghề Việt Nam - Hàn Quốc rà soát về việc mở ngành đào tạo cơ khí; chỉ tiêu đào tạo; nhu cầu đăng ký của học sinh để có cơ sở xem xét.

Dự kiến năm 2022 sẽ hợp tác thực hiện các nội dung trên.

Bên cạnh đó, qua kết nối của Văn phòng UBND tỉnh, Trường Cao đẳng Nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau cũng đã có bước đầu gặp gỡ tiếp xúc Trường Jeonju, tỉnh Jeollabuk (Hàn Quốc) vào tháng 1/2022, hai bên nhất trí trao đổi để thúc đẩy ký kết hợp tác giữa 2 trường, trao đổi về lĩnh vực giáo dục (dự kiến trong quý I năm 2022).

Phấn khởi trước mối quan hệ ngày càng tốt đẹp giữa Việt Nam và Hàn Quốc nói chung, giữa tỉnh Cà Mau và các địa phương của Hàn Quốc nói riêng, nhất là về hợp tác giáo dục, đào tạo, ngài Tổng Lãnh sự Hàn Quốc Kang Myongil cho biết, sẽ tiếp tục làm tốt vai trò cầu nối thúc đẩy hợp tác hai bên, quan tâm hơn nữa về đào tạo xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc và hợp tác trao đổi lao động.

Trực tiếp đến thăm Trường Cao đẳng Nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau - 1 trong 5 trường cao đẳng nghề được Chính phủ Việt Nam chấp thuận đầu tư bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Hàn Quốc, ngài Tổng Lãnh sự Hàn Quốc cho biết, xu hướng chung của thị trường lao động sẽ phát triển dần từ tay nghề thấp đến tay nghề cao.

Ngài Tổng Lãnh sự Hàn Quốc cho rằng, vai trò của trường đào tạo nghề rất quan trọng trong việc đào tạo những người lao động có tay nghề vững, cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng cao, có năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm, có kiến thức sâu và đủ khả năng lĩnh hội kiến thức mới, đáp ứng yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động trong và ngoài nước.

Bà Nguyễn Hồng Nhung, Hiệu trưởng nhà trường, thông tin, trường có 6 cơ sở đào tạo, với 1 cơ sở chính, 2 cơ sở ở TP Cà Mau và 3 cơ sở ở 3 huyện. Hiện nhà trường đang đào tạo gần 1.400 học sinh, sinh viên (HSSV) từ độ tuổi 15-22, ngoài ra cũng đào tạo hàng ngàn học viên cho đối tượng lao động ở nông thôn.

Hiện, Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau đào tạo gần 1.400 HSSV, độ tuổi từ 15-22, với các lĩnh vực đào tạo chính là: kỹ thuật điện, cơ điện tử, kỹ thuật lạnh, ô-tô, công nghệ thông tin, chế biến và bảo quản thuỷ sản, du lịch…

“Các lĩnh vực đào tạo chính của nhà trường là kỹ thuật điện, cơ điện tử, kỹ thuật lạnh, ô-tô, công nghệ thông tin, chế biến và bảo quản thuỷ sản, du lịch… Mục tiêu đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Sau đào tạo, nhà trường có trách nhiệm giới thiệu việc làm cho người học”, bà Nguyễn Hồng Nhung cho biết thêm.

Theo bà Nhung, năm 2019, nhà trường có khảo sát về nhu cầu làm việc của HSSV tại Hàn Quốc, đã ghi nhận khoảng gần 50% số HSSV có mong muốn nguyện vọng được làm việc tại nước bạn sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề đưa người học sau tốt nghiệp đi làm ở Hàn Quốc gặp nhiều khó khăn. Do đó, kiến nghị Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ, đầu tư nguồn vốn ODA để xây dựng các hạng mục chưa được đầu tư trong Đề án xây dựng Trường Cao đẳng Nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau, để trường đủ điều kiện hợp tác với nước bạn, đào tạo xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc.

Đồng thời, đề xuất Tổng Lãnh sự Hàn Quốc đưa người bản xứ sang giảng dạy tiếng Hàn Quốc hoặc đề cử người Việt Nam đã được đào tạo tại Hàn Quốc, đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia giảng dạy tại trường. Song song đó, mời gọi đối tác đầu tư trường phổ thông chất lượng cao phối hợp giáo dục phổ thông, định hướng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, kế thừa, tiếp nối, phát triển mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

“Không chỉ ở Việt Nam mà ở Hàn Quốc các bạn trẻ cũng có mong muốn ra nước ngoài để trải nghiệm công việc và cơ hội. Quan trọng là ý chí các bạn trẻ cao, mong muốn học hỏi, tìm hiểu để đạt được mục tiêu. Tôi tin các bạn HSSV của Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng sẽ được đào tạo, có ý chí đạt được thành tựu nhất định”, ngài Tổng Lãnh sự Hàn Quốc Kang Myongil kỳ vọng.

Theo ngài Kang Myongil, tăng cường, thúc đẩy hợp tác là cơ hội để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của các địa phương nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng đào tạo thông qua việc đổi mới chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng giáo viên… Do vậy, với vai trò cầu nối, các kiến nghị, đề xuất được Tổng Lãnh sự Hàn Quốc ghi nhận và sẽ tiếp tục tạo điều kiện giới thiệu, hỗ trợ, kết nối để Cà Mau ký kết hợp tác với các tỉnh của Hàn Quốc về hợp tác giáo dục, đào tạo./.

 

Băng Thanh

 

Ðề xuất chính sách hỗ trợ thôi việc cho cán bộ không chuyên trách

Thực hiện Công văn số 1497/BNV-TCBC ngày 18/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố và Công văn số 3094/UBND-NC ngày 22/4/2025 của Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Nội vụ đã tiến hành rà soát, nghiên cứu, báo cáo, đồng thời kiến nghị Bộ Nội vụ trình Chính phủ xem xét bổ sung chính sách hỗ trợ thôi việc đối với đối tượng này trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị.

Thi đua lan toả chính sách an sinh

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Cà Mau phối hợp cùng Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực XXXII và Bưu điện TP Cà Mau phát động phong trào thi đua tuyên truyền, phát triển người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) và BHXH tự nguyện.

BHXH khu vực XXXII tăng cường giải pháp phát triển người tham gia BHXH, BHYT

Ngày 24/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXXII tổ chức hội nghị trực tuyến công tác thu và phát triển người tham gia tháng 4.

Y tế tư nhân - Thêm lựa chọn, tăng tiện ích

Thời gian qua, việc khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) tại các cơ sở y tế tư nhân không chỉ góp phần bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, mà còn giúp giảm tải đáng kể cho các bệnh viện công lập.

Truyền thông gần dân, sát thực tiễn

Thời gian qua, công tác truyền thông bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT) luôn được ngành BHXH tại tỉnh chủ động thực hiện, với nhiều sáng tạo và đổi mới trong phương pháp tuyên truyền.

Ðưa chính sách an sinh đến từng hộ dân

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là một trong những chính sách an sinh giúp người dân có thể bảo vệ sức khoẻ, ổn định cuộc sống khi gặp phải những rủi ro, đặc biệt là khi về già. Ðể người dân hiểu rõ và tham gia đầy đủ các chính sách này, thời gian qua, Bưu điện huyện Trần Văn Thời không ngừng nỗ lực phối hợp với chính quyền địa phương để đưa chính sách BHXH tự nguyện đến từng hộ dân, góp phần xây dựng một cộng đồng an sinh vững chắc.

Quy định mới về bảo hiểm y tế

Nghị định số 02/2025/NÐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 (gọi tắt là Nghị định 02) đưa ra nhiều quy định mới về bảo hiểm y tế (BHYT), nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và bảo vệ quyền lợi cho người dân khi đi khám chữa bệnh (KCB).

Ðáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh bảo hiểm

Đến nay, tỉnh Cà Mau có trên 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Với tỷ lệ tham gia BHYT cao và nhu cầu khám chữa bệnh (KCB) ngày càng tăng, Cà Mau đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng KCB, đặc biệt là trong việc đáp ứng nhu cầu KCB cho người có thẻ BHYT.

Ðưa chính sách an sinh đến đồng bào

Xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình là xã có địa bàn rộng, dân số đông, trong đó có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, với 612 hộ. Thời gian qua, với sự vào cuộc tuyên truyền của các cấp chính quyền và sự đồng lòng của người dân, nhiều hộ đồng bào dân tộc đã tích cực tham gia chính sách an sinh, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính khi ốm đau, bệnh tật và có cuộc sống ổn định khi về già.

Nhiều khó khăn khi không làm được căn cước công dân

Bảo hiểm y tế (BHYT) là một phần thiết yếu trong cuộc sống hiện đại, giúp người dân an tâm khi không may bị ốm đau, bệnh tật. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tiếp cận được loại hình bảo hiểm này, đặc biệt là những người dân gặp khó về giấy tờ tuỳ thân. Như tại Khóm 4, Phường 8, TP Cà Mau, có nhiều hộ do không làm được căn cước công dân (CCCD) nên không thể mua BHYT.