ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 5-2-25 21:05:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thúc đẩy kết nối cung - cầu lao động

Báo Cà Mau (CMO) Nhằm đáp ứng nhu cầu tìm kiếm việc làm, tiếp cận thông tin thị trường lao động của người dân trong tỉnh, đặc biệt là lực lượng lao động trở về địa phương sau khi bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và những lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LÐ-TB&XH) tỉnh phối hợp Trung tâm Dịch vụ việc làm, cùng các ngành, đoàn thể triển khai nhiều kế hoạch trọng tâm hướng đến phục hồi thị trường lao động.

Ðưa người lao động trở lại các khu công nghiệp trong tỉnh và ngoài nước sau khi dịch bệnh tạm lắng xuống. Ðây là vấn đề UBND tỉnh rất quan tâm để tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động. Do vậy, ngay từ đầu năm, Sở LÐ-TB&XH chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm xây dựng cụ thể kế hoạch tư vấn việc làm tại các xã trên địa bàn tỉnh.

Dịch Covid-19 được kiểm soát nên nhiều lao động tại tỉnh Cà Mau bắt đầu trở lại làm việc tại các khu công nghiệp.

Dựa trên tình hình thực tế dịch bệnh tại nhiều địa phương và nhu cầu lao động tỉnh nhà, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã triển khai kế hoạch tuyên truyền, tư vấn trực tiếp, giới thiệu việc làm ngay từ đầu năm 2022.

Theo kế hoạch, trung tâm sẽ liên hệ các doanh nghiệp uy tín, có nhu cầu tuyển dụng đến tuyên truyền, tư vấn và cung cấp những thông tin về tuyển dụng của doanh nghiệp, việc làm trong và ngoài nước, giúp cho gia đình, người lao động hiểu rõ hơn về các ưu đãi, cơ hội việc làm với mức thu nhập phù hợp. Ðồng thời, các buổi tư vấn trực tiếp sẽ tạo được kết nối giữa người lao động và doanh nghiệp sử dụng lao động, xây dựng môi trường tư vấn chuyên nghiệp trong vấn đề cung - cầu lao động.

Bà Quách Thanh Thoảng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm, thông tin: “Ngay khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, trung tâm đã chủ động rà soát các doanh nghiệp ngoài tỉnh và nước ngoài để xây dựng kế hoạch tư vấn trực tiếp. Chúng tôi sẽ tổ chức 4 đợt tuyên truyền trực tiếp tại 40 xã trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu vận động mỗi cuộc tư vấn tuyên truyền trực tiếp có ít nhất 50 lao động đến tham gia. Song song đó, mời gọi từ 2-3 đơn vị tham gia tuyển dụng trực tiếp và mỗi phiên trực tuyến có từ 20 lao động, 5 đơn vị tham gia giao dịch việc làm. Ðồng thời, phối hợp truyền thông bằng nhiều hình thức như: phát thanh tuyên truyền, phát tờ rơi, treo băng rôn, áp phích… nhằm thông tin rộng rãi đến người lao động”.

“Tại xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, theo rà soát từng hộ dân trên địa bàn hiện có gần 1.800 người dân trong độ tuổi lao động. Trong đó, khoảng 90% người dân trong độ tuổi lao động hiện đã có việc làm ổn định tại địa phương và ngoài tỉnh, số còn lại là học sinh mới vừa tốt nghiệp THPT, hoặc đã có việc làm thu nhập tại gia đình là 233 người. Dựa trên tình hình rà soát, hiện số lao động ngoài tỉnh sau khi nghỉ Tết đã bắt đầu quay lại các khu công nghiệp tại Bình Dương, Ðồng Nai, TP Hồ Chí Minh để làm việc. Hiện tại, xã đang rà soát số lao động thất nghiệp, hoặc có nhu cầu tìm kiếm việc làm để tư vấn, giúp người trong độ tuổi lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp với khả năng và thu nhập như mong muốn”, ông Trần Bảo Quốc, Phó chủ tịch UBND xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, chia sẻ.

Chưa có công việc ổn định cùng với mức thu nhập như mong muốn, chị Trương Thị Kim Loan, ở ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú, tham gia buổi tư vấn trực tiếp để tìm kiếm cơ hội việc làm tại các khu khu công nghiệp ngoài tỉnh.

Chị Loan bày tỏ: “Mấy chú ở ấp, xã thông tin nên tôi đến đây tham dự buổi tư vấn việc làm trực tiếp tại xã. Ðược nghe trực tiếp, thông tin cụ thể các chế độ, thù lao, mức lương, mô tả công việc cụ thể của các doanh nghiệp ngoài tỉnh nên tôi rất an tâm. Thêm nữa là sự kết nối từ Trung tâm Dịch vụ việc làm, do vậy, tôi sẽ sắp xếp công việc làm ổn định rồi đăng ký cho mình một công việc phù hợp với khả năng để có thêm chi phí, thu nhập cho gia đình”.

Tại các buổi tư vấn tuyển dụng trực tiếp, người lao động sẽ được từng doanh nghiệp cung cấp thông tin đầy đủ về công việc, mức lương, thù lao, chế độ an sinh xã hội… Bên cạnh được cung cấp thông tin, người lao động còn có thể đặt ra những câu hỏi xoay quanh về công việc khi tham gia và được đại diện doanh nghiệp  giải đáp thoả đáng các thắc mắc.

"Sự quan tâm của các cấp, các ngành tỉnh là điều kiện tối ưu giúp người lao động tự tin tìm kiếm những công việc phù hợp với năng lực, trình độ, mức lương mong muốn. Không chỉ được tạo điều kiện trở lại làm việc trong tỉnh và ngoài tỉnh, người lao động còn có thể tìm cơ hội làm việc ở nước ngoài. Trung tâm Dịch vụ việc làm sẽ là cầu nối, kênh việc làm chính thống để người lao động tự tin tham gia đề án đưa người lao động làm việc tại nước ngoài. Ðề án sẽ tạo điều kiện tốt nhất về vay chính sách ưu đãi, học ngoại ngữ, học nghề… để người lao động đủ trình độ, điều kiện tham gia việc làm tại các nước phát triển với thu nhập cao. Mong rằng các buổi tư vấn việc làm sẽ thúc đẩy, kết nối cung - cầu lao động, tạo sự gắn kết hiệu quả giữa người lao động và người sử dụng lao động trong thời gian tới", ông Từ Hoàng Ân, Phó giám đốc Sở LÐ-TB&XH, thông tin./.

 

Hằng My

 

Vì một môi trường lao động ổn định

Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Trần Văn Thời không ngừng nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp (DN) và người lao động (NLÐ) tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLÐ và xây dựng một môi trường lao động ổn định, bền vững.

Một năm thành công của bảo hiểm xã hội

Năm 2024 là một năm đầy thử thách đối với ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) khi nền kinh tế chưa hoàn toàn phục hồi, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ngành BHXH đã triển khai nhiều giải pháp và đạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là trong công tác truyền thông và phát triển đối tượng tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).

Làm tốt công tác tuyên truyền về quyền lợi của các chính sách bảo hiểm

Đó là một trong những nội dung chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân tại hội nghị triển khai chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2025, vào chiều 9/1.

Linh hoạt, sáng tạo vì lợi ích người lao động

Thời gian qua, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh có nhiều hoạt động thiết thực, thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống đoàn viên công đoàn, người lao động (ÐVCÐ-NLÐ) đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, góp phần ổn định cuộc sống, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Ðoàn Thanh niên đồng hành tuyên truyền chính sách an sinh

Thực hiện công tác phối hợp giữa Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh và Tỉnh đoàn, thời gian qua, Thành đoàn Cà Mau tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) và người dân về chính sách BHXH tự nguyện và bảo hiểm y tế (BHYT).

Trẻ khuyết tật - Mong cơ hội việc làm

Việc tạo cơ hội để người khuyết tật có việc làm, tự nuôi sống bản thân, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, luôn được các cấp, các ngành và cộng đồng quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều rào cản trong thực hiện công tác này.

Bảo hiểm thất nghiệp - Bảo đảm quyền lợi thoả đáng cho người lao động

Thời gian qua, thị trường lao động có nhiều biến động ảnh hưởng bất lợi đến người lao động (NLÐ), nhận định ý nghĩa của chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau chủ động tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho NLÐ đúng quy định.

Vì mục tiêu an sinh

Nhằm đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ sức khoẻ cho người dân, thời gian qua, xã Tân Lộc Ðông, huyện Thới Bình, luôn chủ động trong công tác triển khai bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện và bảo hiểm y tế (BHYT) đến với người dân. Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp chính quyền và cộng đồng, việc thực hiện chỉ tiêu BHXH tự nguyện và BHYT của xã đã đạt được kết quả tích cực, góp phần vào công tác đảm bảo an sinh.

Chìa khoá an sinh

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, khi tuổi tác không thể tránh khỏi và sức lao động của con người ngày càng giảm sút, thì việc đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động (NLÐ) tự do trở thành một vấn đề hết sức quan trọng. Một trong những giải pháp thiết thực là tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, điều này sẽ giúp NLÐ tự do có thể đảm bảo được nguồn thu nhập ổn định, đặc biệt là khi hết tuổi lao động.

OCOP góp phần giải quyết việc làm

Qua thời gian triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cho thấy, chương trình không chỉ góp phần nâng cao giá trị và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng, lợi thế của huyện Năm Căn mà còn giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn.