ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 20-5-25 17:19:35
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thực thi pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử

Báo Cà Mau Đó là nội dung quan trọng được truyền tải và nhấn mạnh tại Hội nghị phổ biến, tuyên truyền về thương mại điện tử năm 2025 được Sở Công thương tỉnh phối hợp với Trung tâm Phát triển thương mại điện tử và công nghệ số - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công thương tổ chức vào sáng nay (20/5).

Hội nghị gồm có đại diện nhiều sở, ngành, đơn vị, doanh nghiệp và hợp tác xã trong tỉnh tham dự.

Với chủ đề “Nâng cao kỹ năng thực thi pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử”, hội nghị được nghe các chuyên gia, giảng viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực TMĐT cập nhật tổng quan và xu hướng phát triển của thương mại điện tử trong nước và quốc tế; phổ biến, hướng dẫn các quy định pháp luật về thương mại điện tử để doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện đúng quy định, hạn chế vi phạm và rủi ro pháp lý; hướng dẫn cụ thể các thủ tục thông báo website thương mại điện tử bán hàng, đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với Bộ Công Thương - một nội dung còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện đúng và đầy đủ.

2/ Ông Nguyễn Hữu Tuấn, Giám đốc Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử và Công nghệ số - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương, chia sẻ về kỹ năng nhận diện các hành vi gian lận, vi phạm pháp luật trên nền tảng số, nhất là trên mạng xã hội, livestream.Ông Nguyễn Hữu Tuấn, Giám đốc Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử và Công nghệ số - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương, chia sẻ về kỹ năng nhận diện các hành vi gian lận, vi phạm pháp luật trên nền tảng số, nhất là trên mạng xã hội, livestream.

Đặc biệt, các đại biểu còn được trang bị kiến thức, kỹ năng nhận diện các hành vi gian lận, vi phạm pháp luật trên nền tảng số, nhất là trên mạng xã hội, livestream; giới thiệu ứng dụng của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) trong công việc.

3/ Ông Dương Vũ Nam, Phó giám đốc Sở Công thương, nhấn mạnh, hội nghị sẽ góp phần nâng cao năng lực thực hiện chuyển đổi số một cách hiệu quả và tuân thủ pháp luật cho các đơn vị kinh doanh trên nền tảng số.Ông Dương Vũ Nam, Phó giám đốc Sở Công thương, nhấn mạnh, hội nghị sẽ góp phần nâng cao năng lực thực hiện chuyển đổi số một cách hiệu quả và tuân thủ pháp luật cho các đơn vị kinh doanh trên nền tảng số.

Ông Dương Vũ Nam, Phó giám đốc Sở Công thương, nhấn mạnh: “Đây là dịp cơ quan quản lý, doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh cùng trao đổi, học hỏi, nâng cao năng lực thực hiện chuyển đổi số một cách hiệu quả và tuân thủ pháp luật; góp phần xây dựng môi trường thương mại điện tử lành mạnh, minh bạch, an toàn tại địa phương. Các doanh nghiệp, công ty, HTX, đơn vị sẽ được tiếp thu những kiến thức chuyên sâu, các kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử, từ đó, ứng dụng thực tiễn vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghệp và năng lực cạnh tranh của tỉnh”.

Hồng Nhung

 

 

 

Không để bị động trong giải ngân vốn đầu tư công

Tình hình tiến độ giải vốn đầu tư công luôn được tỉnh đặc biệt quan tâm, tuy nhiên, thời gian qua vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc. Ðặc biệt trong bối cảnh tiến hành sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và các đơn vị hành chính hiện nay đặt ra không ít thách thức phát sinh. Do đó, để tiến độ giải ngân vốn đầu tư công không bị ảnh hưởng, có thêm rào cản, thì cần đi trước một bước trong công tác quản lý, điều hành.

Khiếm khuyết không ngăn được chí làm giàu

Dù không may mắn, bị khuyết tật từ nhỏ, nhưng ông Phan Văn Luân, Ấp 5, xã Thới Bình, huyện Thới Bình, không để khó khăn làm chùn bước. Với ý chí kiên cường và tinh thần vượt khó, ông từng bước đưa gia đình thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Gia đình làm lưới 3 thế hệ

Gắn bó với nghề làm lưới hơn 30 năm, qua thời gian cha truyền con nối, anh Phạm Ðức Mừng, Khóm 3, phường Tân Xuyên, TP Cà Mau, đã khẳng định được thương hiệu làm lưới thủ công trên thị trường, cung cấp nguồn lưới chất lượng trong và ngoài tỉnh.

Lúa gạo tạo vị thế từ chất lượng cao

Tạo vị thế trên thị trường trong và ngoài nước bằng phân khúc chất lượng cao là mục tiêu mà ngành sản xuất lúa gạo Cà Mau đặt ra trong mùa vụ 2025 này, cũng như những năm tiếp theo.

Mỹ áp thuế đối ứng - Lối đi nào cho con tôm xuất khẩu?

So với các quốc gia khác, Việt Nam là một trong những nước được Tổng thống Mỹ Donald Trump hoãn áp dụng mức thuế đối ứng trong 90 ngày, nhằm mở đường cho các phiên đàm phán, trong đó có con tôm, mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản vốn là thế mạnh kinh tế hàng đầu của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Ðiều cần bàn ở đây là không phải đến lúc thị trường tiêu thụ biến động, doanh nghiệp (DN) Việt Nam mới nghĩ đến chuyện ứng phó, mà trở thành vấn đề mang tính sống còn trong tái cơ cấu mô hình tăng trưởng cho ngành tôm, gắn với phát triển bền vững và luôn trong tư thế chủ động.

Nuôi tôm không xả thải - Hướng đi mới, hiệu quả

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh tuần hoàn, không thay nước, đang mở ra hướng đi mới cho ngành thuỷ sản tỉnh Cà Mau, với nhiều kỳ vọng về phát triển bền vững, thân thiện môi trường và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế.

Chủ động tiếp cận thị trường Halal

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tiếp cận thị trường Halal - nơi tập trung hơn 2 tỷ người tiêu dùng tại 112 quốc gia, không chỉ là xu hướng toàn cầu mà còn là cơ hội chiến lược để doanh nghiệp (DN) tỉnh Cà Mau mở rộng xuất khẩu, tăng trưởng bền vững và nâng tầm vị thế hàng hoá Việt trên thị trường quốc tế.

Chung tay bảo vệ nguồn lợi cá đồng

Thời gian qua, huyện Trần Văn Thời đã thực hiện khá tốt Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng trong ngăn chặn khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt; tuyên truyền sâu rộng đến người dân, nhất là người dân vùng ngọt hoá, từ đó nhiều hộ đã nhận thức và có nhiều cách làm hay để bảo vệ nguồn cá đồng tự nhiên.

Hỗ trợ đưa sản phẩm OCOP vươn tầm

Tỉnh Cà Mau với lợi thế 3 mặt giáp biển, cùng với hệ sinh thái mặn - ngọt - lợ đan xen đã tạo nên các sản phẩm đặc sản địa phương đa dạng, phong phú, góp phần thúc đẩy Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh mẽ. Thời gian qua, các ngành chức năng tỉnh tích cực đồng hành cùng chủ thể, doanh nghiệp (DN) kết nối tiêu thụ sản phẩm, nâng chất lượng và mẫu mã, đưa các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của tỉnh vươn xa hơn.

Cà Mau - Bạc Liêu hợp nhất - Cơ hội phát triển mang tính lịch sử

Vùng đất địa đầu cực Nam của Tổ quốc đang đứng trước một cơ hội phát triển mang tính lịch sử, việc sáp nhập 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính mà còn kiến tạo một không gian phát triển rộng lớn, hài hoà và bền vững. Tỉnh Cà Mau (mới) hứa hẹn trở thành một vùng kinh tế đa dạng, với các trụ cột vững chắc như nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng tái tạo, du lịch và đặc biệt là kinh tế biển.