ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 11-5-25 21:59:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thượng uý Nguyễn Văn Duân: Không ngừng nghiên cứu vì sự an toàn lao động

Báo Cà Mau Tuy trẻ tuổi đời binh nghiệp, nhưng bằng kinh nghiệm “tích góp”, anh không ngừng nghiên cứu, tìm tòi và cho ra đời nhiều đề tài, sáng kiến có giá trị thực tiễn, tính ứng dụng cao. Ðiển hình, tháng 3/2015, sáng kiến kỹ thuật “Hệ thống cung cấp nhớt tự động cho dàn xupap diesel 6L350PN”, do anh thiết kế được Hội đồng thẩm định đánh giá cao về hiệu quả, đảm bảo an toàn cho người và trang bị, phục vụ sẵn sàng chiến đấu; đặc biệt được đề cử tham dự giải thưởng tuổi trẻ sáng tạo mang tên Anh hùng - Liệt sĩ Nguyễn Phan Vinh.

Ngay lần đầu nhìn thấy tấm ảnh “Bác Hồ đội mũ hải quân”, cậu học trò Nguyễn Văn Duân đã “thần tượng” người lính hải quân luôn khát khao cống hiến, mạnh mẽ vượt qua mọi trở ngại, sống lạc quan, yêu đời, vững vàng, bản lĩnh nơi đầu sóng ngọn gió. Thế là Duân chọn thi vào Học viện Hải quân (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà). Sau tốt nghiệp (tháng 12/2010), chàng thanh niên quê Thái Bình ra Phú Quốc (Kiên Giang) nhận công tác, trở thành người lính hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc. Hiện anh là thượng uý, giữ chức vụ Trưởng Ban Quản lý kỹ thuật tàu, Phòng Kỹ thuật - Lữ đoàn 127, Vùng 5 Hải quân.

Tuy trẻ tuổi đời binh nghiệp, nhưng bằng kinh nghiệm “tích góp”, anh không ngừng nghiên cứu, tìm tòi và cho ra đời nhiều đề tài, sáng kiến có giá trị thực tiễn, tính ứng dụng cao. Ðiển hình, tháng 3/2015, sáng kiến kỹ thuật “Hệ thống cung cấp nhớt tự động cho dàn xupap diesel 6L350PN”, do anh thiết kế được Hội đồng thẩm định đánh giá cao về hiệu quả, đảm bảo an toàn cho người và trang bị, phục vụ sẵn sàng chiến đấu; đặc biệt được đề cử tham dự giải thưởng tuổi trẻ sáng tạo mang tên Anh hùng - Liệt sĩ Nguyễn Phan Vinh.

Miệt mài làm việc, Thượng uý Nguyễn Văn Duân ấp ủ nhiều đề tài, sáng kiến hữu ích phục vụ đơn vị.

Thượng uý Nguyễn Văn Duân cho biết, hiện nay, các đơn vị trong quân chủng còn sử dụng rất nhiều loại tàu vận tải động cơ 6L350PN. Ðây là động cơ diesel 4 kỳ chậm tốc, có tăng áp bằng khí xả do Tiệp Khắc sản xuất, 6 xilanh xếp 1 hàng thẳng đứng, truyền động trực tiếp, làm mát bằng nước gián tiếp, khởi động bằng khí nén, bôi trơn áp lực tuần hoàn. Hầu hết các loại tàu vận tải dạng này đều đã qua thời gian sử dụng dài và nhiều lần sửa chữa dồn lắp. Ðộ tin cậy của các trang thiết bị giảm, nhất là các trang thiết bị ngành cơ điện, trong khi tàu phải thường xuyên hoạt động dài ngày trên biển, trong những điều kiện hết sức phức tạp, sóng gió bất thường.

 Nhìn những nhân viên trực ca máy trong khi tàu hành trình thường xuyên phải thực hiện việc bổ sung nhớt cho dàn cò mổ vất vả, anh Duân quyết nỗ lực cải tiến kỹ thuật để giúp đồng đội bớt đổ mồ hôi, công sức khi làm nhiệm vụ.

“Ngay từ khi hình thành ý tưởng, tôi đã xin ý kiến thủ trưởng, rồi xin góp ý các bậc đàn anh, thầy giáo, kể cả trực tiếp xuống nghiên cứu máy, theo dõi nhân viên thực hiện công việc mà vẫn nhiều lần thất bại. Có lúc nhận nhiều ý kiến phản bác, bản thân biện luận không thông, cảm thấy nản lắm. Thất bại nhiều, càng thấy đam mê, tôi càng muốn nghiên cứu sâu, rồi lại kẻ vẽ, tính toán số liệu kỹ thuật, tự tìm vật liệu gia công để giá thành không quá đắt”, Thượng uý Nguyễn Văn Duân tâm tình.

Khởi động từ tháng 6/2014, người sĩ quan trẻ đã phát huy sáng kiến, hoàn thành thiết kế và dự thi vào tháng 1/2015. Trong quá trình thực hiện, anh đều ghi chép thành tài liệu, quy trình và tham khảo ý kiến anh em trong đơn vị để tạo nên sản phẩm hoàn thiện nhất.

 Theo Thượng uý Nguyễn Văn Duân, căn cứ vào quy định trong Ðiều lệ công tác kỹ thuật Hải quân, sản phẩm của anh mới chỉ được thử nghiệm trong phần mềm mô phỏng và tính toán trên thực tế. Anh đã đề nghị với Hội đồng thẩm định cùng các cơ quan chức năng cho phép được chế tạo và thử nghiệm thực tế để có thể được nhân rộng trên toàn các đơn vị có sử dụng máy diesel 6L350PN. Hệ thống này sẽ đảm bảo an toàn cho người và trang thiết bị, đảm bảo bổ sung nhớt đúng thời điểm, đủ số lượng, không bị rơi rớt lãng phí. Ðặc biệt, với đặc điểm có cấu tạo đơn giản, giá thành rẻ, hệ thống dễ bố trí sử dụng, dễ bảo quản, sửa chữa.

 “Dù đã có những ý tưởng sáng tạo được đánh giá cao trong thực tế nhưng bản thân vẫn ấp ủ nhiều đề tài, sáng kiến, với mong muốn góp phần tháo gỡ khó khăn trong công tác, tiết kiệm nhiều công sức cho cán bộ, chiến sĩ và làm lợi cho đơn vị”, anh Duân bày tỏ./.

Bài và ảnh: Băng Thanh

Liên kết hữu ích

Diệu kỳ Đá Bạc

Một ngày tháng Tư, chúng tôi xuôi về Ðá Bạc. Gọi nơi đây là cảnh tiên ở Cà Mau cũng không hề quá. Ðơn giản là hòn Ðá Bạc đẹp thơ mộng, địa thế lại gần bờ, với những ngọn đồi đá kỳ thú, ngoạn mục nhô lên khỏi mặt biển xanh ngắt, sóng vỗ rì rào quanh năm. Người xa về Cà Mau lần đầu, hay cả những người ở tại Cà Mau nữa, chỉ cần nhắc tới hòn Ðá Bạc đều chộn rộn cảm xúc khó tả, thôi thúc và lưu luyến.

Cần nguồn lực nạo vét cửa biển

Khai thác, đánh bắt thuỷ sản là nghề truyền thống đóng góp quan trọng trong cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, tình trạng nhiều cửa biển đang bị bồi lắng đã gây ra không ít khó khăn cho ngư dân và tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong mùa mưa bão.

Một ngày làm chiến sĩ

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 71 năm chiến thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2025); 84 năm ngày thành lập Ðội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Trường Tiểu học Trí Phải Tây (huyện Thới Bình) phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự, Ban Chỉ huy Công an, Hội đồng Ðội, Trạm Y tế xã Trí Lực tổ chức hoạt động “Một ngày làm chiến sĩ”, có hơn 100 học sinh của trường tham gia hoạt động trải nghiệm thú vị này.

Trung Ðoàn 1 - U Minh - Ba lần được phong tặng danh hiệu anh hùng

Trong không khí trang trọng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những người lính kiên cường của Trung đoàn 1 - U Minh năm xưa đã trở về mảnh đất Cà Mau thân thương. Chính tại cái nôi này, với sự chở che, đùm bọc nghĩa tình của Nhân dân, Trung đoàn đã lớn mạnh, lập nên chiến công hiển hách và 3 lần vinh dự được Ðảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân (vào các năm: 1973, 1975, 1989).

Hải quân Việt Nam - Campuchia rút kinh nghiệm tuần tra trên vùng nước lịch sử

Ngày 28/4, tại TP Sihanoukville, tỉnh Preah Sihanouk (Campuchia), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân Nhân dân Việt Nam phối hợp với Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm lần thứ 35 về hoạt động tuần tra chung lần thứ 77 và 78 giữa hải quân hai nước trong vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia.

Lực lượng vũ trang tỉnh Cà Mau chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Được thành lập vào ngày 23/8/1945, lực lượng vũ trang tỉnh Cà Mau ra đời trong khí thế cách mạng sục sôi của toàn dân tộc, gắn liền với bước trưởng thành mạnh mẽ của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, lực lượng vũ trang tỉnh Cà Mau không ngừng lớn mạnh, khẳng định vai trò nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng quê hương.

Vì Nhân dân phục vụ

Ðồng hành cùng sự phát triển của địa phương, lực lượng vũ trang (LLVT) trong tỉnh tích cực chung tay cùng cấp uỷ, chính quyền các cấp thực hiện chương trình nhân văn: xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. Những mái nhà vững chãi được dựng lên không chỉ mang ý nghĩa vật chất mà còn là biểu tượng sinh động cho tình đoàn kết quân - dân, tinh thần vì Nhân dân phục vụ.

Thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ, Nhân dân quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK 1

Đoàn đại biểu tỉnh Cà Mau vừa tháp tùng cùng Đoàn công tác số 11, do Chuẩn đô đốc Lê Bá Quân, Tư lệnh vùng 2, Quân chủng Hải quân, làm Trưởng đoàn, đến thăm cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên Quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK 1.

Ðầu tư hạ tầng bảo vệ bờ biển, ngăn triều

Mưa lớn kết hợp với triều cường dâng cao từng gây ra nhiều thiệt hại trong sản xuất, hạ tầng các công trình, nhất là đường giao thông bị hư hỏng, gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông... Do đó, đây là loại hình thiên tai cần chủ động phòng từ sớm, từ xa.

Vùng đệm tăng cường bảo vệ rừng

Hằng năm, cứ bước vào cao điểm mùa khô, các lực lượng làm nhiệm vụ giữ rừng lại căng mình canh lửa. Ngoài lực lượng trực tiếp túc trực, người dân vùng ven lâm phần được xem là nhân tố quan trọng canh lửa trong phòng tuyến canh lửa từ sớm, từ xa.