ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 27-12-24 11:46:36
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tìm kiếm tài năng - Nâng chất đờn ca tài tử

Báo Cà Mau (CMO) Ðờn ca tài tử (ÐCTT) Nam Bộ gắn bó với người dân miền Tây từ bao đời nay, như nét sinh hoạt văn hoá đặc trưng, món ăn tinh thần trong cuộc sống. Ở Cà Mau, phong trào ÐCTT phát triển mạnh từ thành thị đến nông thôn…

Ông Dương Hoàng Giang, Giám đốc Trung tâm Văn hoá tỉnh (thứ 4 từ phải sang) trao bộ âm thanh tượng trưng cho các huyện, thành phố nhân hội nghị sơ kết quý I-2023, tại huyện Ðầm Dơi.

Đầu tháng 8 vừa qua, có dịp hoà mình vào không gian giao lưu ÐCTT tại Trung tâm Văn hoá (TTVH) tỉnh, tôi cảm nhận được phần nào tiếng đàn, lời ca như níu kéo những tâm hồn đồng điệu gần nhau hơn. Cũng từ đây, muộn phiền trôi đi, tạo sinh khí vui tươi sau những ngày mưu sinh vất vả.

Góp mặt tại buổi giao lưu, ông Nguyễn Quốc Thới, Chủ nhiệm CLB ÐCTT xã Thanh Tùng, huyện Ðầm Dơi, chia sẻ: “Từ lâu ÐCTT đã ăn sâu vào tâm thức, từ tiếng rao đờn ngọt lịm qua radio, hay nghe, học lỏm ngón đờn của ông bà đi trước, tôi mê vô cùng. Lúc nông nhàn, tôi cùng những người bạn thân trong xóm gom lại đờn ca cho vơi nỗi cực nhọc và thoả đam mê, rồi duy trì đến nay. Những năm gần đây, phong trào này càng được quan tâm, chính quyền địa phương khuyến khích tập hợp những người cùng đam mê thành lập CLB ÐCTT xã Thanh Tùng. Có tổ chức, chúng tôi sinh hoạt định kỳ mỗi tháng 1 lần, đồng thời phục vụ, giao lưu văn nghệ và tham gia các hội thi vào dịp lễ, Tết. Qua đó, hoạt động của CLB ngày càng nâng lên”.

“Xuất phát từ niềm đam mê ÐCTT, chúng tôi đã tập hợp, thành lập và duy trì hoạt động CLB ÐCTT xã Tạ An Khương hơn 5 năm qua, với hơn 40 thành viên. CLB sinh hoạt định kỳ mỗi tháng, xoay vòng tại gia đình các thành viên, tạo sự giao lưu gắn kết tình cảm thành viên. Tuy nhiên, điều trăn trở nhất của chúng tôi hiện nay là tìm ra tài năng mới, lực lượng trẻ kế thừa, để phong trào ÐCTT ngày càng được phát huy, nhân rộng”, bà Nguyễn Thị Ái, Chủ nhiệm CLB ÐCTT xã Tạ An Khương, huyện Ðầm Dơi, cho biết.

Trăn trở của bà Ái cũng là nỗi niềm của nhiều người tâm huyết giữ gìn ÐCTT. Ghi nhận từ thực tế tại một số CLB ÐCTT ở các địa phương hiện nay, việc tìm nguồn nhân lực trẻ có tố chất, tiếp nối phong trào ÐCTT  rất khó. Nguyên nhân bởi môn nghệ thuật này đòi hỏi nhiều kỹ năng, năng khiếu về chất giọng; trong khi đa phần giới trẻ theo nhịp sống hiện đại và chú trọng làm kinh tế.

Ông Phan Thành Lộc, Chủ nhiệm CLB ÐCTT ấp Ngã Bát, xã Trần Phán, huyện Ðầm Dơi, cho biết: “Thực sự những thành viên CLB ÐCTT ấp rất đam mê, tâm huyết, mong muốn duy trì lâu dài. Tuy nhiên, hầu hết các thành viên CLB hiện nay đã từ 50 tuổi trở lên. Gần đây, CLB phát hiện, chăm bồi được 1 thành viên nhí 13 tuổi, CLB rất mừng, tuy nhiên cháu còn nhỏ, còn lo việc học và tương lai, nên chưa chắc rằng cháu sẽ gắn bó lâu dài. Cùng với đó, chúng tôi cần được hỗ trợ thêm trang thiết bị, dàn âm thanh chuẩn và có cơ hội tham gia học tập, trau dồi kỹ năng ÐCTT chuyên nghiệp để nâng cao chất lượng hoạt động ÐCTT cơ sở, bởi thực tế đã qua đa phần anh em trong CLB tự học hỏi, truyền dạy lẫn nhau”.

Ðiều quan tâm nhất của các CLB ÐCTT là phát hiện, tìm kiếm những tài tử trẻ, kế thừa. (Ảnh: Bé Phan Gia Hân, CLB ÐCTT xã Trần Phán, huyện Ðầm Dơi, tham gia Liên hoan ÐCTT huyện Ðầm Dơi (tháng 12/2022) và gần đây là tham gia chương trình giao lưu các CLB ÐCTT diễn ra tại không gian văn hoá nghệ thuật Trung tâm Văn hoá tỉnh đêm 29/7).

Soạn giả Nguyễn Minh Ðăng, Chủ nhiệm CLB ÐCTT tỉnh (thuộc Trung tâm Văn hoá tỉnh), cho biết: “Toàn tỉnh hiện có 210 CLB ÐCTT, chưa tính nhóm văn nghệ gia đình, CLB văn nghệ, quy tụ khoảng trên 6 ngàn thành viên. Hiện nay, hoạt động ÐCTT đang được Nhà nước quan tâm, phong trào này ở tỉnh Cà Mau đang nằm trong tốp điểm sáng khu vực ÐBSCL, được khẳng định qua các giải thưởng cao trong các cuộc thi khu vực và toàn quốc”.

Theo ông Dương Hoàng Giang, Giám đốc Trung tâm Văn hoá tỉnh, đơn vị chỉ đạo tất cả các trung tâm văn hoá huyện và trung tâm văn hoá thể thao các xã, mỗi đơn vị phải đảm bảo có 1 CLB ÐCTT, sinh hoạt định kỳ hàng tháng để giao lưu và trau dồi kỹ năng ÐCTT. Tuy nhiên, thực tế hiện nay tài tử ca có nhiều, nhưng tài tử đờn khá hiếm, một tài tử đờn có thể sinh hoạt ở nhiều CLB mới đáp ứng đủ. Bởi, một CLB ÐCTT đúng nghĩa phải có 3 tài tử đờn: organ, guitar và cây sến (đàn tranh hoặc đàn gáo).

Ðưa hoạt động sinh hoạt ÐCTT vào phục vụ tại các điểm du lịch sinh thái cộng đồng để khách tham quan trải nghiệm. (Ảnh chụp tại Khu Du lịch sinh thái Sông Trẹm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ - tháng 1/2023).

“Ðể góp phần đưa phong trào ÐCTT ngày càng phát triển, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã và đang thực hiện “Ðề án bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ÐCTT trên địa bàn tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2021-2025”, với nhiều nội dung như: tổ chức tập huấn, truyền nghề, giới thiệu loại hình nghệ thuật ÐCTT trong học đường; tổ chức các cuộc liên hoan, cuộc thi ÐCTT; hỗ trợ âm thanh cho các CLB ÐCTT. 6 tháng đầu năm nay, Trung tâm Văn hoá tỉnh trao tặng 11 bộ âm thanh, trị giá 18 triệu đồng/bộ cho các đơn vị, tạo điều kiện để các đơn vị phát huy hiệu quả hoạt động”, ông Giang thông tin thêm.

Tiết mục trích đoạn cải lương “Vụ án mã ngưu” do Minh Thuận, Thuỳ Trang (CLB ÐCTT tỉnh) thể hiện tại Chương trình giao lưu các CLB ÐCTT diễn ra tại không gian văn hoá nghệ thuật Trung tâm Văn hoá tỉnh, đêm 29/7.

Từ nay đến cuối năm, Trung tâm Văn hoá tỉnh sẽ phối hợp với các huyện, thành phố tổ chức nhiều chương trình văn hoá, văn nghệ đặc sắc như: hội thi tài năng tài tử cải lương mở rộng khu vực đồng bằng sông Cửu Long, diễn ra hàng đêm tại không gian nghệ thuật Trung tâm Văn hoá tỉnh (dự kiến khai mạc vào cuối tháng 8); chương trình giao lưu các CLB ÐCTT tiêu biểu tỉnh Cà Mau năm 2023, với chủ đề “Sông nước Cà Mau”, sẽ diễn ra trong tháng 9 tại huyện Trần Văn Thời; Hội thi tuyên truyền thông tin lưu động về NTM tại TP Cà Mau, diễn ra trong tháng 10; Liên hoan văn hoá - thể thao 3 dân tộc tại huyện Ðầm Dơi (hướng đến chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là) vào tháng 11...

Các hoạt động trên sẽ góp phần phát hiện những tài năng mới, trẻ, giới thiệu, chăm bồi để tham gia các cuộc thi lớn khu vực và toàn quốc. Qua đó, góp phần phát triển và nâng chất phong trào ÐCTT của tỉnh./.

 

Loan Phương

 

Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác văn hoá, thể thao và du lịch năm 2024

Phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch năm 2025, ngày 18/12, nhấn mạnh: Các hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch trong năm qua không chỉ phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19 mà còn có bước phát triển vượt bậc, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những thành tựu trong bảo tồn di sản văn hoá, tổ chức các sự kiện thể thao quốc tế, và phát triển du lịch là minh chứng rõ ràng cho sự nỗ lực không ngừng của ngành văn hoá.

Không gian nuôi dưỡng đam mê

Trong hành trình trưởng thành của mỗi học sinh, trường học không chỉ là nơi cung cấp tri thức, mà còn là môi trường nuôi dưỡng đam mê và khám phá khả năng sáng tạo. Tại Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi), Câu lạc bộ (CLB) Truyền thông trở thành động lực mạnh mẽ, tiếp sức cho khát vọng tuổi trẻ vươn xa.

Cô giáo “tài tử”

Tiết Ngữ văn của Lớp 12X1, Trường THPT Võ Thị Hồng (huyện Trần Văn Thời) do cô giáo Huỳnh Sơn Ca (sinh năm 1989) đứng lớp, bất ngờ đón đoàn khách từ Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Cà Mau. Ðiểm dừng chân đặc biệt trong chuyến thực tế sáng tác tại huyện Trần Văn Thời đã gieo vào lòng nhiều văn nghệ sĩ xúc cảm đẹp, khi trên bục giảng, cô giáo trẻ say sưa ca bài “Vầng trăng tri kỷ” theo điệu Liên Nam của tác giả Minh Ðăng để khởi động, dẫn dắt học sinh vào bài giảng “Những thế giới của thơ”.

Giữ khoảnh khắc đẹp quê lúa

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Nguyễn Phục Anh sinh năm 1977, quê tỉnh Thanh Hoá. Tốt nghiệp Trường Ðại học Bách khoa Hà Nội, hiện NSNA Nguyễn Phục Anh sinh sống và kinh doanh tại phố Diêm Ðiền, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình.

Nàng Kiều "Dưới bóng giai nhân" có gì mới?

“Dưới bóng giai nhân" là một trong những vở diễn lớn của Sân khấu Idecaf từ sau dịch Covid-19. Vở diễn có sự góp mặt của hơn 50 nghệ sĩ, hơn 200 bộ trang phục cổ trang cùng nhiều cảnh trí hoành tráng. Những tên tuổi nổi tiếng từng gắn bó với Sân khấu Idecaf như: Thanh Thuỷ, Mỹ Duyên, Ðại Nghĩa, Ðình Toàn, Bạch Long... gần như từ chối hết các lịch chạy show để góp mặt trong vở diễn, dù là vai nhỏ nhất.

Lung linh Giáng sinh sớm

Dù chưa đến Giáng sinh nhưng không khí mùa lễ hội cuối năm dường như đã len lỏi nhiều nơi. Thời điểm cuối năm nay, nhiệt độ ở Cà Mau giảm, không khí lành lạnh, dễ chịu hơn. Ðây cũng là lúc những quán cà phê, trung tâm thương mại tận dụng “sự chiều lòng” của thời khắc chuyển mùa, đầu tư cảnh trí, tạo không gian Giáng sinh sớm cho người dân tham quan và vui chơi.

Bế mạc Liên hoan Đờn ca tài tử Nam Bộ tỉnh Cà Mau lần VIII, năm 2024

Có 50 giải được trao cho các tập thể và cá nhân tại Liên hoan Đờn ca tài tử Nam Bộ lần thứ VIII, năm 2024. Trong đó, 2 giải A tập thể thuộc về Đội Đờn ca tài tử Đầm Dơi 2 và Đội Đờn ca tài tử huyện U Minh.

Cùng Hải Phòng bừng sáng miền di sản

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Ðỗ Trọng Luân từ nhỏ thường được theo cha đi chụp ảnh, hơn ai hết, anh cảm nhận rõ niềm đam mê của thân phụ. Nối bước theo cha, anh đi nhiều nơi, chụp nhiều, đặc biệt về đất và người Hải Phòng quê hương.

"Tha" đồn giặc

Trăng mờ, bấc liu riu, một già một trẻ, chú Năm (Trung đoàn trưởng) cao gầy, cảm giác già nua, tôi thoăn thoắt như chú sóc non chuyền cành.

Lần đầu tôi đi coi hát

Xóm tôi cách thị trấn Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, chừng hơn 5 cây số. Hồi đó, Rau Dừa là thị trấn sung túc, sầm uất chẳng kém gì thị trấn Cái Nước. Hằng năm, mỗi khi mùa khô đến, gánh hát các nơi thường hay về đây lưu diễn, nhiều lần nhất là gánh hát Hương Tràm.