ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 19-9-24 08:35:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tìm việc cho người trở về

Báo Cà Mau (CMO) Trước tình hình người dân Cà Mau trở về quê bằng phương tiện cá nhân với số lượng lớn, Cà Mau đã kích hoạt các phương án tiếp đón công dân, đảm bảo an toàn trước đại dịch Covid-19. Một trong những công việc quan trọng là đảm bảo an sinh, hỗ trợ người dân trở về vượt qua khó khăn.

Ông Nguyễn Quốc Thanh, Giám đốc Sở LÐ-TB&XH, khẳng định: “Bảo đảm an sinh xã hội cho bà con trở về quê trong thời điểm này và về lâu dài là việc mà ngành đã có dự báo, tính toán phương án. Quan điểm của Cà Mau coi đợt trở về này là cơ hội để địa phương tận dụng, thu hút nguồn lao động tại chỗ, tái kích hoạt phát triển kinh tế - xã hội khi dịch bệnh lắng dịu”.

Bảo đảm an sinh xã hội gắn với giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống lâu dài cho lực lượng lao động trở về địa phương là một trong những ưu tiên của tỉnh Cà Mau.

Tập trung hỗ trợ người dân

Ðể đảm bảo an toàn cho người dân trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, Sở LÐ-TB&XH tỉnh Cà Mau đã phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng phương án và tổ chức đón công dân 3 đợt tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Ðồng Nai, thành công với tổng số 595 người, đối tượng chủ yếu là phụ nữ mang thai có số tuần thai từ 32 tuần trở lên và các trường hợp khẩn cấp, đặc biệt khó khăn khác. Ngành chức năng đã bố trí cách ly tập trung và thực hiện xét nghiệm RT-PCR cho tất cả công dân được đón về. Ðến nay, đã hoàn thành cách ly y tế tập trung cho 381 người của đợt 1 và 2 (vào ngày 13/8  và ngày 9/9), và đang thực hiện các bước cách ly y tế cho 190 công dân vừa được đón đợt 3 vào ngày 5/9.

Ngoài ra, trong những ngày gần đây, đã có trên 20.000 công dân từ các tỉnh, thành trở về địa phương bằng phương tiện cá nhân sau khi có chủ trương nới lỏng giãn cách xã hội. Ðể đảm bảo an toàn cho người dân, tỉnh đã tổ chức cách ly y tế tại nhà đối với các trường hợp theo quy định để giảm áp lực tại các khu cách ly tập trung. Những trường hợp còn lại được đưa vào cách ly y tế tập trung.

Ông Nguyễn Quốc Thanh cho biết: “Trong số trên 20.000 công dân tự phát trở về địa phương có khoảng 18.000 lao động. Ðể đảm bảo an sinh xã hội, Sở LÐ-TB&XH cũng đã phối hợp Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các đơn vị có liên quan hỗ trợ 25.800 kg gạo cho các khu cách ly tập trung; hỗ trợ  2.196 hộ cách ly tại gia đình với 43.920 kg gạo (mỗi hộ 20 kg) tại 8 huyện".

Về giải pháp lâu dài, Sở LÐ-TB&XH đã và đang phối hợp với các ngành rà soát, đề xuất và tổ chức thực hiện đầy đủ các chính sách có liên quan đến quyền lợi của người lao động như: Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ và triển khai thực hiện chính sách theo Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 9/9/2021 của Chính phủ để hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19…; nhất là khẩn trương hoàn thành dứt điểm việc hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, ngày 1/7/2021, của Chính phủ, Quyết định 23/2021/QÐ-TTg, ngày 7/7/2021, của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định 1502/QÐ-UBND, ngày 9/8/2021 và Quyết định 1712/QÐ-UBND, ngày 4/9/2021, của UBND tỉnh Cà Mau.

“Ngành cũng khẩn trương phối hợp với các huyện, TP Cà Mau rà soát, tổng hợp số liệu các đối tượng lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh khó khăn ngoài tỉnh trở về địa phương để đề xuất hỗ trợ kịp thời. Ðồng thời, tiếp tục rà soát, thực hiện hỗ trợ cho trẻ em là con lao động qua đời do dịch Covid-19”, ông Thanh chia sẻ thêm.

Tận dụng, thu hút nguồn lao động

Một bộ phận người lao động trong chuyến trở về quê lần này có mong muốn ở lại tìm kiếm cơ hội việc làm tại địa phương. Nắm bắt được xu thế này, ông Thanh cho biết: “Ngành đang phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch giải quyết việc làm cho người lao động ngay sau khi tỉnh trở về trạng thái bình thường mới phù hợp với quy định; trong đó, tiến hành khảo sát thực trạng (thông tin lao động, việc làm của người lao động tỉnh Cà Mau từ các tỉnh, thành trở về địa phương; nhu cầu lao động của các doanh nghiệp) để làm cầu nối giới thiệu việc làm cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hoặc phát triển sản xuất kinh tế hộ gia đình…

Ðối với phát triển hộ gia đình, sẽ phối hợp các ngành liên quan đề xuất tỉnh bổ sung kinh phí để cho vay giải quyết việc làm, trong đó ưu tiên cho nhóm lao động trở về địa phương".

Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, xã hội trở lại trạng thái bình thường mới sẽ có nhiều lao động quay lại nơi làm việc. Tuy nhiên, trong đó dự báo sẽ có nhiều lao động còn tâm lý e ngại chưa muốn quay lại làm việc ở các công ty, doanh nghiệp ngoài tỉnh và sẽ tìm việc tại địa phương. Trên địa bàn tỉnh hiện nay, đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ yếu tập trung vào chế biến thuỷ sản. Vì vậy, dự báo nguồn cung lao động sẽ đáp ứng được cầu trong các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trên cơ sở khảo sát thực trạng (thông tin lao động, việc làm của người lao động tỉnh Cà Mau từ các tỉnh, thành trở về địa phương; nhu cầu lao động của các doanh nghiệp), ngành LÐ-TB&XH sẽ làm cầu nối đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp trong tỉnh không để đứt gãy nguồn cung ứng.

Ngoài ra, theo ông Thanh, để thu hút được lao động, đảm bảo nhu cầu tuyển dụng lao động, đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh ngay sau khi tỉnh Cà Mau trở lại trạng thái bình thường mới thì doanh nghiệp cũng cần phải phối hợp, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là các chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp để người lao động chủ động đối phó khi thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất do các rủi ro, ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già. Có vậy, người lao động sẽ yên tâm ở lại quê nhà làm việc, góp phần phát triển doanh nghiệp, phát triển kinh tế, xây dựng quê hương giàu đẹp.

“Bà con về quê tuân thủ các quy định phòng, chống dịch an toàn, hiệu quả; từng công dân hãy chia sẻ những khó khăn, cộng đồng trách nhiệm, đảm bảo sức khoẻ cho bản thân, gia đình và xã hội”, ông Thanh gởi gắm./.

 

Phạm Quốc Rin

 

Ðồng hành cùng người lao động

Thời gian qua, công đoàn các cấp trong huyện U Minh đa dạng hoá hình thức tuyên truyền, có nhiều hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động (NLÐ); từ đó đã thu hút, tập hợp được nhiều công nhân, viên chức, lao động tham gia vào tổ chức công đoàn.

Hơn 1,9 tỷ đồng triển khai Dự án Kỹ năng thành công với học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp 

Ngày 10/9, Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau phối hợp cùng đơn vị tài trợ Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Lễ khởi động Dự án Kỹ năng thành công với học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2024-2025.

Xây dựng mối quan hệ hài hoà giữa doanh nghiệp và người lao động

“Làm doanh nghiệp, ngoài những kế hoạch, định hướng đầu tư thì phải có công nhân làm việc, công có được chỗ nơi làm việc ổn định thì phải có doanh nghiệp. Cả hai cần hỗ trợ lẫn nhau thì doanh nghiệp mới phát triển lớn mạnh được”.

Kịp thời hỗ trợ tân sinh viên

Thời điểm giữa cuối tháng 8 và đầu tháng 9 là giai đoạn tân sinh viên đến nhập học tại Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau (Phân hiệu). Trước nhu cầu tìm phòng trọ của sinh viên tăng cao, nhiều giải pháp hỗ trợ đã được nhà trường triển khai, giúp các bạn nhanh chóng tìm được nơi ở ổn định, phù hợp.

Nuôi heo đất mua BHXH

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị trấn Năm Căn, thực hiện nhiều mô hình giúp chị em hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Gần đây nhất là mô hình "Nuôi heo đất tiết kiệm mua bảo hiểm xã hội" (BHXH). Tuy mô hình mới được thành lập nhưng cho thấy hiệu quả rõ rệt, thu hút sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo hội viên.

Ấm áp bữa cơm công đoàn

Thực hiện chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động (LÐLÐ) Việt Nam, các cấp công đoàn trên cả nước đã đồng loạt tổ chức các bữa cơm công đoàn, đặc biệt tập trung tại các công đoàn cơ sở (CÐCS) của các doanh nghiệp (DN) có đông người lao động (NLÐ). Qua đó, giúp đoàn viên, NLÐ yên tâm lao động sản xuất, gắn bó lâu dài và cống hiến cho sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, DN.

Đảm bảo quyền lợi và các chế độ bảo hiểm cho người lao động

100% NLĐ khi vào làm việc tại công ty đều được ký hợp đồng lao động và đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Nợ bảo hiểm - Cần chế tài đủ mạnh

Ông Trịnh Trung Kiên, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, cho biết, toàn tỉnh có 864 doanh nghiệp (DN) chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), với số tiền 162,692 tỷ đồng (lãi 46,467 tỷ đồng), gây tác động đến 16.302 người lao động (NLÐ).

Tập huấn năng lực nhà giáo phải sát nhu cầu thực tiễn

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gần đây liên tục tổ chức những buổi hội giảng, tập huấn cho các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp nhằm bắt kịp xu hướng đào tạo nghề gắn liền với nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp. 

Y tế tư nhân nâng chất lượng khám chữa bệnh BHYT

Những năm qua, bảo hiểm y tế (BHYT) đã trở thành chính sách an sinh quan trọng trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Hiện nay, trên 90% dân số tại tỉnh đã tham gia BHYT, đồng nghĩa với việc nhu cầu chăm sóc sức khoẻ người dân ngày càng cao. Theo đó, nhiều cơ sở khám chữa bệnh (KCB) BHYT tư nhân ra đời, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.