ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 5-2-25 20:59:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tín hiệu vui từ xuất khẩu lao động

Báo Cà Mau (CMO) Từ khi Ðề án đưa người lao động tỉnh Cà Mau đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2022-2025, được triển khai thực hiện, Trung tâm Dịch vụ việc làm Cà Mau đã nhanh chóng lập kế hoạch cho từng giai đoạn cụ thể, nhằm tạo thuận lợi, thu hút sự quan tâm của người lao động về đề án này.

Tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực trình độ chuyên môn cao, theo đề án lần này, trong giai đoạn 2022-2025, tỉnh Cà Mau phấn đấu đưa 1.900 lao động của tỉnh làm việc theo hợp đồng. Cụ thể, năm 2022 với 200 lao động; năm 2023 với 400 lao động; năm 2024 với 600 lao động và năm 2025 với 700 lao động.

Ðể đạt được mục tiêu đề ra qua từng năm, Trung tâm Dịch vụ việc làm Cà Mau tham mưu với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LÐ-TB&XH) nhanh chóng triển khai, tuyên truyền đến từng đơn vị phối hợp.

Ðề án đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2022-2025 mang đến cơ hội nâng cao tay nghề, làm việc trong môi trường lao động chuyên nghiệp, nguồn tích luỹ cao cho bản thân lao động và gia đình.

Bà Quách Thanh Thoảng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Cà Mau, thông tin: “Trên cơ sở những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, Trung tâm đã chủ động cùng với Sở LÐ-TB&XH xây dựng kế hoạch theo đúng định hướng. Hiện tại, đã có 250/200 lao động được hợp đồng làm việc theo đề án, vượt chỉ tiêu đề ra của năm nay. Tuy nhiên, sang các năm kế tiếp thì chúng tôi càng quyết liệt hơn nữa để chỉ tiêu từng năm được hoàn thành theo đúng đề án. Hiện tại, Trung tâm đã xây dựng kế hoạch phối hợp với từng đơn vị sở, ngành, địa phương, trong đó dự kiến chú trọng đào tạo, tập huấn cho đối tượng cộng tác viên là cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội ở địa phương, mạng lưới cộng tác viên của Phòng LÐ-TB&XH huyện”.

Ðây là hướng đi đúng, chính xác, nhằm tiếp cận, khai thác triệt để nguồn lao động có tiềm năng ở từng địa phương. Hiện tại, Trung tâm đã trao đổi cùng 6 đơn vị doanh nghiệp uy tín có đơn hàng lao động cụ thể, tin cậy, nhằm phối hợp đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài.

“Ngay từ đầu năm 2022, Trung tâm đã chọn 2 huyện: Thới Bình, Trần Văn Thời làm đơn vị điển hình tiên phong trong thực hiện phối hợp tìm kiếm nguồn lao động làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài. Bên cạnh đó, Trung tâm dự kiến ký chương trình hợp tác 3 bên, gồm: Trung tâm, doanh nghiệp và Phòng LÐ-TB&XH huyện. Ðó sẽ là sợi dây liên kết chặt chẽ, trách nhiệm, tin cậy để chúng tôi tìm kiếm nguồn lao động đúng theo Ðề án. Ngoài ra, khi đã đưa vào hợp tác, các doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu lao động sẽ phối hợp cùng Trung tâm dự kiến tổ chức mở mỗi tháng 1 phiên giao dịch trực tiếp kết hợp trực tuyến, toạ đàm, nhằm giải đáp thắc mắc, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ đắc lực cho lao động có nhu cầu làm việc tại nước ngoài”, bà Thanh Thoảng cho biết.

Từ những định hướng mang tính chiến lược dài hơi cho giai đoạn tiếp theo, Ðề án đã nêu rõ các giải pháp chủ yếu tập trung vào các đối tượng lao động tiềm năng, phù hợp, nhằm triển khai hiệu quả trong quá trình tìm kiếm nguồn lao động. Trong đó tập trung rà soát, tạo nguồn lao động, định hướng nghề nghiệp việc làm, thực hiện phân luồng học sinh trong các trường THCS, THPT, liên thông đào tạo nhằm phát triển quy mô đào tạo theo Quyết định số 1042/QÐ-UBND, ngày 25/6/2019 của UBND tỉnh về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Ðề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” trên địa bàn tỉnh.

Hiện lực lượng sinh viên của tỉnh đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp trên cả nước ước tính khoảng 40.000 sinh viên, trong đó các trường ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long có khoảng trên 4.500 sinh viên theo học các ngành chủ yếu như: y dược, nuôi trồng thuỷ sản, công nghệ thông tin…; lực lượng bộ đội xuất ngũ trên 1.000 người/năm.

Ðây là nguồn lực cơ bản của Ðề án đưa người lao động tỉnh Cà Mau đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Ðó là giải pháp tạo việc làm cho lực lượng bộ đội xuất ngũ, sinh viên mới ra trường hiện nay chưa có việc làm, để các em trải nghiệm, nâng cao trình độ, tay nghề, nhận thức, tác phong làm việc công nghiệp, tạo ra thu nhập ổn định, có nguồn vốn nhất định để khởi nghiệp sau khi kết thúc hợp đồng lao động trở về nước.

“Trước những giải pháp căn cơ nhất, thời gian tới, Trung tâm phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các đơn vị liên quan nhằm đưa ra các hành động cụ thể, tăng hiệu quả cao nhất. Trước những thuận lợi mà đề án mang lại, tin chắc rằng lực lượng lao động tiềm năng sẽ có được những định hướng trong tương lai khi tham gia đề án. Dịch Covid-19 được kiểm soát cũng là lúc thị trường lao động xuất ngoại đang mở rộng tại: Hàn Quốc, Nhật Bản, Ðài Loan, Úc… Do đó, lao động tiềm năng cần nắm bắt cơ hội này, nhằm nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn, tích luỹ kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp, mang đến nguồn thu nhập cao cho bản thân và gia đình trong tương lai”, bà Thanh Thoảng nhấn mạnh./.

 

Hằng My

 

Vì một môi trường lao động ổn định

Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Trần Văn Thời không ngừng nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp (DN) và người lao động (NLÐ) tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLÐ và xây dựng một môi trường lao động ổn định, bền vững.

Một năm thành công của bảo hiểm xã hội

Năm 2024 là một năm đầy thử thách đối với ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) khi nền kinh tế chưa hoàn toàn phục hồi, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ngành BHXH đã triển khai nhiều giải pháp và đạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là trong công tác truyền thông và phát triển đối tượng tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).

Làm tốt công tác tuyên truyền về quyền lợi của các chính sách bảo hiểm

Đó là một trong những nội dung chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân tại hội nghị triển khai chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2025, vào chiều 9/1.

Linh hoạt, sáng tạo vì lợi ích người lao động

Thời gian qua, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh có nhiều hoạt động thiết thực, thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống đoàn viên công đoàn, người lao động (ÐVCÐ-NLÐ) đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, góp phần ổn định cuộc sống, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Ðoàn Thanh niên đồng hành tuyên truyền chính sách an sinh

Thực hiện công tác phối hợp giữa Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh và Tỉnh đoàn, thời gian qua, Thành đoàn Cà Mau tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) và người dân về chính sách BHXH tự nguyện và bảo hiểm y tế (BHYT).

Trẻ khuyết tật - Mong cơ hội việc làm

Việc tạo cơ hội để người khuyết tật có việc làm, tự nuôi sống bản thân, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, luôn được các cấp, các ngành và cộng đồng quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều rào cản trong thực hiện công tác này.

Bảo hiểm thất nghiệp - Bảo đảm quyền lợi thoả đáng cho người lao động

Thời gian qua, thị trường lao động có nhiều biến động ảnh hưởng bất lợi đến người lao động (NLÐ), nhận định ý nghĩa của chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau chủ động tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho NLÐ đúng quy định.

Vì mục tiêu an sinh

Nhằm đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ sức khoẻ cho người dân, thời gian qua, xã Tân Lộc Ðông, huyện Thới Bình, luôn chủ động trong công tác triển khai bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện và bảo hiểm y tế (BHYT) đến với người dân. Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp chính quyền và cộng đồng, việc thực hiện chỉ tiêu BHXH tự nguyện và BHYT của xã đã đạt được kết quả tích cực, góp phần vào công tác đảm bảo an sinh.

Chìa khoá an sinh

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, khi tuổi tác không thể tránh khỏi và sức lao động của con người ngày càng giảm sút, thì việc đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động (NLÐ) tự do trở thành một vấn đề hết sức quan trọng. Một trong những giải pháp thiết thực là tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, điều này sẽ giúp NLÐ tự do có thể đảm bảo được nguồn thu nhập ổn định, đặc biệt là khi hết tuổi lao động.

OCOP góp phần giải quyết việc làm

Qua thời gian triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cho thấy, chương trình không chỉ góp phần nâng cao giá trị và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng, lợi thế của huyện Năm Căn mà còn giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn.