ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 24-11-24 02:12:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

"Trả nợ" thế gian

Báo Cà Mau (CMO) “Tôi là con thứ 8 trong gia đình nên mọi người gọi tôi là Tám Phền. Tôi với bả (bà Huỳnh Thị Tố Anh, vợ ông - PV) có với nhau 5 người con: 4 gái, 1 trai. Hiện tôi đang ở chung với người con trai thứ 4, vợ tôi chết đã 14 năm. Mấy năm nay, mỗi tháng, tôi nhận được hơn 1,8 triệu đồng cho các “chức” Chủ tịch Hội chữ thập đỏ xã, Chủ tịch Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, khuyến học, dân số,…

Lúc ở cơ quan hay về nhà cũng thế, nghe chuông điện thoại réo liên hồi hay chị hàng xóm tất tả đến cho biết có ông A sống khắc khổ, bà B chết quạnh quẽ, gia đình định bó chiếu đem chôn hay xác chết trôi cần được mai táng là phải tức tốc có mặt”, ông Tám Phền mở đầu câu chuyện một cách chân tình như thế.

Trong căn nhà cấp 4 gọn gàng, sạch sẽ hướng mặt ra con lộ ấp Bùng Binh, xã Hoà Thành, TP Cà Mau, cách trụ sở UBND xã chừng vài trăm mét, ông Tám Phền, người tự cho mình mang nợ những “vong hồn bất hạnh”, bắt đầu kể về câu chuyện cuộc đời mình.

48 năm lo người chết

Chỉ giàu hơn những... người nghèo nhưng ông Trương Thanh Phền đã xin trên 500 áo quan và lo trọng táng gần 1 ngàn đám tang cho những gia đình nghèo khó ở nhiều vùng quê Cà Mau. Hơn 40 năm qua, ông sẵn sàng khước từ những cuộc vui, nhưng ông sẽ bật dậy thật nhanh dù là đêm khuya nếu hay tin có tử thi hay xác chết cơ hàn cần được chôn cất.

Ông Trương Thanh Phền (bìa trái) trao gạo cho người nghèo.

Trước năm 1975, Hoà Thành là vùng đất cách mạng đầy máu lửa, chết chóc, nghèo đói quanh năm. Đa số gia đình có người thân qua đời chỉ có mỗi chiếc chiếu quấn dọc rồi nhanh chóng “hạ huyệt”, đắp đất. Những gia đình có điều kiện thì lấy gỗ từ bộ ván ngồi để đóng thành chiếc hòm. Hồi đó, chôn cất đơn giản lắm, không xây kim tĩnh mà chỉ làm mả đất, hay còn gọi là mả lạng.

Bằng mớ vốn liếng học lỏm từ kinh nghiệm cúng bái của các bậc tiền bối nên hầu như đám táng nào cũng có mặt Tám Phềnh. Năm 18 tuổi, Tám Phền đã thông thạo tục cúng bái, tẩm liệm, phá quàn.

Cứ lo xong ma chay miễn phí cho người chết thì về gia đình phụ cha làm ruộng. 25 tuổi, Tám Phền tình nguyện làm việc không lương với hàng loạt vai trò, từ trưởng ban Nhân dân ấp, chủ tịch hội chữ thập đỏ xã, đến chủ tịch hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi…

Câu chuyện qua lời kể của ông như những thước phim quay chậm, mà những tình tiết đau thương khiến người nghe không khỏi xé lòng. “Gia đình tôi sống nhờ làm ruộng. Để nuôi 5 đứa con đang tuổi ăn, tuổi lớn, vợ chồng tôi phải làm lụng cật lực. Ruộng năm trúng, năm thất, vậy là đào ao nuôi cá bống tượng. Trúng cá liên tiếp nên mua vài chục lượng vàng. Ngờ đâu, bà nhà bệnh. 7 năm trị bệnh cho bà, tài sản tích góp được lần lượt bán sạch. Tôi vay nợ ngân hàng hơn trăm triệu đồng trị bệnh cho bả, vậy mà bả đành lòng bỏ tôi mà đi…”, giọng ông Tám Phền chùng xuống.

Vợ mất, làm việc không lương, một mình phải lo dựng vợ gả chồng cho các con, nhưng ông Tám Phền (lúc này là Đội trưởng đời thứ 5 của đội đạo tỳ ấp Bùng Binh) vẫn có mặt kịp thời để lo hữu sự cho người nghèo khắp các vùng quê.

Ông huy động được 18 thành viên từ chàng trai 17 tuổi đến ông lão tuổi lục tuần. Ai mạnh khoẻ thì lo việc chôn cất, ai lớn tuổi thì đánh trống. Thành viên của đội đạo tỳ Tám Phềnh đa số là dân lao động tự do nên ngoài thời gian “tác nghiệp”, người tranh thủ đặt ít cái lú dưới kênh kiếm tôm cá, người đi phụ hồ, người chạy xe hon đa khách… Ấy vậy mà khi “thủ lĩnh” Tám Phền a lô là tất cả bỏ hết công việc để sẵn sàng “xông trận”.

"Có lúc một ngày đội mai táng phải lo 2 đám tang khiến các thành viên không còn thời gian nghỉ ngơi. Vậy mà có ai than phiền gì đâu", ông Tám Phền cười xoà.

Các thành viên Đội đạo tỳ Tám Phền cũng là những người có tấm lòng vì người nghèo như ông Tám. Khi có người chết cần lo ma chay, chôn chất, tất cả đều có mặt rất nhanh chóng. Không ai bảo ai, người xách theo nải chuối, tạt bên đường hái nhánh bông trang, nhành vạn thọ, người lăng xăng chạy xin áo quan, đồ tẩm liệm... Dĩ nhiên, gia chủ không lo bất kỳ chi phí nào.

Hàng ngàn phận người sống hẩm hiu, bệnh tật, chết khắc khổ nhờ tấm lòng Đội đạo tỳ Tám Phền mà người sống được ấm lòng, người chết ấm áp ngày tang lễ. Đám tang có áo quan, có nhang đèn, bánh, trái cây, có nhà sư niệm kinh, có đội đạo tỳ hành lễ…

Lật từng trang sổ ghi chép người chết một cách cẩn thận, người đàn ông 66 tuổi với 48 năm lo cho người chết không họ hàng thân thích trải lòng: "Nghĩa tử là nghĩa tận, dù làm từ thiện nhưng cũng phải đủ lễ, đúng nghĩa".

Gia đình ông Trương Hoàng Nam, ấp Bùng 2, xã Hoà Tân trong 18 tháng có đến 4 người thân qua đời gồm mẹ chồng, con dâu và 2 người con trai. Mất người thân đã khổ, nhà lại nghèo nên càng lâm vào bế tắc. Thế là, ông Tám Phền lần lượt gõ cửa xin 3 áo quan và đồ tẩm liệm, giúp gia đình lo hậu sự chu đáo cho người thân.

Khi tiếng lành đồn xa thì chuông điện thoại của ông Tám Phềnh hầu như hoạt động liên tục. Đội đạo tỳ Tám Phền thật sự trở thành chiếc phao của những gia đình nghèo. 48 năm qua, bình quân mỗi năm, đội lo lắng chu toàn cho khoảng 20 gia đình có người thân qua đời nhưng tuyệt đối không nhận bất kỳ khoản tiền bồi dưỡng nào từ gia chủ.

“Anh cần giúp ai thì cứ đến nhé”, nhiều mạnh thường quân, nhà hảo tâm thấu hiểu tấm lòng và việc làm nhân nghĩa của ông Tám Phền đã lên tiếng. Được lời như mở cờ trong bụng, ông Tám Phền càng có thêm động lực để gắn bó với công việc mà ít người làm được. Và dường như chưa một lần mạnh thường quân từ chối giúp đỡ ông.

Làm việc từ cái tâm, toàn tâm toàn ý lo cho người nghèo nên ông Tám Phền có hẳn những “mối” sẵn sàng cho hòm, gạo, tiền từ thiện như Vựa tôm khô Thành Chinh, chùa bà Thiên Hậu, Hội tương tế người Hoa… bất cứ khi nào ông cần đến.

“Làm đạo tỳ phải có tâm

Tuy ông Tám Phền không nói ra nhưng qua những thành viên trong đội và tiếp xúc với ông, tôi được biết vì thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với những xác chết bệnh tật, thiếu phương tiện bảo hộ nên nhiều người mắc bệnh hô hấp; Riêng ông, hai chân ông vẫn thường sưng nề vì giãn tĩnh mạch. Thế nhưng, chưa bao giờ ông than vãn, chưa bao giờ ông chùn chân. Có việc cần là ông bắt xe hon đa khách chở đến nhà mạnh thường quân để vận động hỗ trợ cho bà con.

Ông Tám Phền tranh thủ thời gian rảnh rỗi đến thăm và tìm hiểu đời sống các thành viên trong đội.

Ông Phạm Văn Dừa, 65 tuổi, thành viên gắn bó hơn 40 năm với Đội đạo tỳ Tám Phền luôn trân trọng cách sống và nghĩa cử cao đẹp của người đội trưởng Trương Thanh Phền: “Ông còn tranh thủ Việt kiều về nước dịp tết để xin tiền, xin gạo cho người nghèo ăn tết; Mượn anh tài xế chạy xe tải chở dùm chiếc hòm cho kịp giờ liệm… Càng nhiều người chết thì hành trình gõ cửa làm việc thiện của ông càng nhiều. Ông tranh thủ tất cả mối quan hệ để giúp người nghèo từ cân gạo, gói mì, hay sách vở cho học sinh đến trường. Nỗi buồn của ông là chưa giúp được hết người nghèo trong xã hội”.

Tám Phền nhắc tới nhắc lui cụm từ “làm đạo tỳ không có cái tâm thì mắc nghiệp với tổ, tốt nhất đừng làm”. Để tránh bị dị nghị lợi dụng mác từ thiện trục lợi cho bản thân, ngoài dặn dò các thành viên thực hiện theo nội quy, ông Tám Phền còn lập quỹ tương trợ sau ngày cúng tổ 12/12 âm lịch. Quỹ có người quản lý thu chi, ghi rõ từng khoản. Ông dùng số tiền này, cộng thêm tiền túi mua đủ 20 thẻ bảo hiểm y tế cho tất cả thành viên trong đội, trị giá hơn 14 triệu đồng. Riêng thẻ BHYT của chính ông thì không sử dụng tiền từ quỹ của đội.

"Mình làm là để tích phúc cho mình, cho con cháu mình, góp chút sức giúp bà con nghèo có được mồ yên mả đẹp. Chúng tôi không nghĩ đến quyền lợi riêng tư. Vậy mà ông Tám Phền tết nào cũng vận động tặng quà, trao thẻ BHYT cho cả đội. Tấm lòng của ông khiến chúng tôi rất cảm kích", anh Bùi Văn Mạnh, ấp Bùng Binh, xã Hòa Thành có thâm niên hơn 10 năm gắn bó với đội, chia sẻ.

"Nội quy của đội đạo tỳ Tám Phền là không nhận tiền bồi dưỡng, không làm phiền tang lễ; Không được ăn nhậu, chỉ ăn cơm 15 phút là giải tán; Hoàn toàn tình nguyện và làm bằng cái tâm; Đội trưởng Tám Phền không ăn tại đám tang", Chủ tịch UBMTTQ xã Hoà Thành Đỗ Thái Khang thông tin.

Tấm lòng và nghĩa cử của ông Tám Phền thật đáng trân trọng!

Bích Lệ

Tô thắm vườn hoa tử tế - Bài cuối: Thầm lặng việc thiện nguyện

Gương mặt đôn hậu, nụ cười tươi tắn luôn nở trên môi là điều dễ tạo thiện cảm với bất cứ ai khi gặp cô Phạm Thị Ngọc Thảo, giáo viên Trường Tiểu học Phường 6/2, TP Cà Mau. Nhiều năm duy trì “Tủ bánh mì yêu thương”, lặng thầm trao hàng trăm món quà thiết thực tới những hoàn cảnh kém may mắn, cô Thảo cảm nhận được niềm hạnh phúc khi được sẻ chia.

Tô thắm vườn hoa tử tế - Bài 2: Người gieo hạnh phúc

Mỗi ngày trôi qua, trên khắp quê hương Cà Mau xuất hiện nhiều tấm gương bình dị mà cao quý. Ðó là câu chuyện của người phụ nữ vượt qua nỗi đau của bản thân để dìu dắt những người khuyết tật hoà nhập cộng đồng, là câu chuyện của những cựu chiến binh giàu nghĩa cử cao đẹp... Họ thầm lặng đóng góp cho đời, gieo hạt giống yêu thương, điểm tô cho cuộc sống thêm những gam màu tươi sáng.

Tô thắm vườn hoa tử tế

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường nói, xã hội ta có rất nhiều những tấm gương người tốt, việc tốt. Họ có mặt khắp nơi, đó là những bông hoa đẹp trong rừng hoa đẹp. Ðiều đó được minh chứng ở Cà Mau, nơi tình đất - tình người bền chặt thuỷ chung, sâu nặng nghĩa tình. Trong hành trình phát triển quê hương, bằng những việc làm trượng nghĩa, người Cà Mau đã tô thắm thêm vườn hoa tử tế, làm lay động bao trái tim và lan toả giá trị sống tốt đẹp.

Cửa Lớn mở tương lai

Những năm 1990 của thế kỷ trước, mỗi dịp nghỉ hè, tôi lại được theo ghe bán hàng bông của ba má, xuôi ngược từ xứ ngọt Trần Văn Thời về đất mặn Ngọc Hiển xa xôi và lạ lẫm.

Đội ngũ hoạt động ở ấp, khóm: Tựa tre, chăm măng - Bài cuối: Bàn về giải pháp

Thực tiễn công tác xây dựng đội ngũ người hoạt động ở ấp, khóm kế cận ở Cà Mau đầy sinh động, với nhiều cách làm hay, kinh nghiệm hữu ích. Bằng việc kết nối, đảm bảo tính kế thừa để phát huy tối đa những ưu điểm, bổ trợ những hạn chế giữa các thế hệ; đội ngũ này vừa ổn định vừa có những điểm sáng đột phá gắn với xu hướng trẻ hoá, chuẩn hoá. Bên cạnh đó, sự phát triển khởi sắc của tỉnh nhà cũng đang tạo ra môi trường tốt để nhiều người trẻ chọn trở về gắn bó lập thân, lập nghiệp.

Đội ngũ hoạt động ở ấp, khóm: Tựa tre, chăm măng - Bài 2: Những tín hiệu tích cực

Năng nổ, nhiệt huyết, nhạy bén và dám nghĩ, dám làm đang là những ghi nhận, đánh giá của các cấp uỷ đảng, chính quyền và Nhân dân khi nói về những người trẻ tuổi hoạt động ở ấp, khóm. Không khí tươi mới với nguồn năng lượng tích cực của đội ngũ trẻ đã thực sự trở thành điểm sáng ở nhiều địa bàn ấp, khóm ở Cà Mau trong hành trình phát triển. Ðó cũng là gợi ý hữu ích để Cà Mau tiếp tục công việc chuẩn hoá, trẻ hoá; tăng cường chất lượng và xây dựng đội ngũ kế thừa đảm đương nhiệm vụ ở khóm, ấp trong bối cảnh hiện nay.

Đội ngũ hoạt động ở ấp, khóm: Tựa tre, chăm măng

Thực tế đã khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của đội ngũ người hoạt động không chuyên trách ở ấp, khóm trong việc cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn đời sống. Ðây là cánh tay nối dài của cấp uỷ, chính quyền cơ sở, nơi trực tiếp, sâu sát nhất với Nhân dân. Mọi chuyển động của cấp “cơ sở của cơ sở” sẽ quyết định đến việc thành hay bại của một quyết sách, một chủ trương, một phong trào... gắn với nhiệm vụ chính trị và sự phát triển của từng địa phương.

Tín dụng chính sách - Xây dựng niềm tin, hướng đến phát triển bền vững - Bài cuối: Hướng đến tín dụng "xanh"

Thông qua các khoản vay ưu đãi, nông dân và các hợp tác xã (HTX) có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến, từ đó xây dựng nền tảng cho các mô hình kinh tế nông nghiệp bền vững. Bên cạnh đó, tín dụng chính sách (TDCS) không chỉ giới hạn trong việc hỗ trợ sản xuất mà còn mở rộng sang các lĩnh vực quan trọng, như bảo vệ môi trường và phát triển tín dụng xanh.

Tín dụng chính sách - Xây dựng niềm tin, hướng đến phát triển bền vững

Tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của các nhóm yếu thế và phát triển kinh tế địa phương. Các chính sách đổi mới đã giúp hàng ngàn người tiếp cận vốn hỗ trợ, vượt qua khó khăn và xây dựng sinh kế bền vững. Bên cạnh đó, các hợp tác xã và mô hình nông nghiệp xanh ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế địa phương. Nỗ lực đổi mới trong quản lý và triển khai tín dụng đã phá vỡ rào cản, mở ra cánh cửa cho một tương lai phát triển toàn diện.

Tín dụng chính sách - Xây dựng niềm tin, hướng đến phát triển bền vững - Bài 2: Xoá rào cản, mở cửa cơ hội

Trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tín dụng chính sách xã hội (CSXH) không chỉ là công cụ hỗ trợ người dân thoát nghèo mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế địa phương. Các khoản vay ưu đãi đã tạo điều kiện cho hàng ngàn hộ khởi nghiệp, mở rộng sản xuất, cải thiện đời sống và đóng góp vào sự phát triển bền vững. Ðặc biệt, CSXH đã hỗ trợ những nhóm yếu thế và các cá nhân chấp hành xong án phạt tù vượt qua rào cản xã hội, tạo điều kiện cho họ tái hoà nhập cộng đồng và xây dựng cuộc sống mới. Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp tài chính, tín dụng này đã trở thành nền tảng vững chắc để họ từng bước vươn lên, thay đổi cuộc sống.