ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 02:09:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trải nghiệm lớp học “Gen Z”

Báo Cà Mau (CMO) Có buổi trải nghiệm các tiết học tại Trường THCS Long Hoà, xã Tân Tiến, huyện Ðầm Dơi, chúng tôi cảm nhận được tại đây giáo viên không đơn thuần chỉ truyền đạt kiến thức, mà còn tạo được hứng thú học tập để học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.

Ðổi mới phương pháp dạy

“Trường học thân thiện, học sinh tích cực” hay “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đã trở thành khẩu hiệu quen thuộc của mỗi trường học, đây cũng là mục tiêu mà ngành giáo dục đã và đang hướng đến. Thế nhưng, khi trò là thế hệ học sinh mới - Gen Z (thế hệ sinh ra trong thời đại Internet - PV) và chương trình học đổi mới liên tục so với trước đây thì không khí lớp học có gì khác biệt và cuốn hút?

Trước băn khoăn của chúng tôi, cô Nguyễn Thị Sáng, giáo viên môn Tiếng Anh, bộc bạch: “Hiện nay, môn Tiếng Anh được xây dựng dựa trên kiến thức toàn cầu, giáo viên không chỉ cần cập nhật chương trình mới liên tục mà còn phải thay đổi phương pháp dạy, để tạo hứng thú, cho học sinh dễ tiếp thu, không bị quá tải”.

Giờ lên lớp của cô Nguyễn Thị Sáng, giáo viên Tiếng Anh, Trường THCS Long Hoà.

Trống điểm giờ vào tiết, cô Sáng vui vẻ mời chúng tôi dự tiết Tiếng Anh của cô tại lớp 9A. Bất ngờ trước những vị khách lạ, không báo trước, 29 học sinh lúc đầu khá rụt rè và ngại ngùng. Nhưng ngay sau đó, không khí lớp học bắt đầu nóng dần, khi cô Sáng mở slide kiểm tra bài cũ, các em hào hứng xung phong trả lời. Ðể duy trì “lửa”, cô liên tục pha trò và diễn giải từ vựng mới một cách dễ hiểu, vừa giải thích sự khác nhau và cách đọc giọng Anh - Anh và Anh - Mỹ, vừa kết hợp ngôn ngữ hình thể để các em tiếp thu bài mới nhanh chóng và nắm bắt hiệu quả ngay trên lớp. Chính sự tương tác giữa giáo viên và học sinh khiến không khí lớp học vui vẻ, thân thiện, kích thích học sinh chủ động đặt câu hỏi và tự sửa sai.

“Bây giờ thời công nghệ mà, thế hệ học sinh ngày nay khác với thế hệ anh chị trước kia nhiều lắm, có điều kiện học tập hơn, năng nổ, chủ động và khả năng tự học cao”, cô Sáng chia sẻ thêm.

Theo cô Sáng đánh giá, khả năng thích nghi nhanh chính là điểm cộng của học trò thế hệ Gen Z. Thế hệ học sinh này luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đón nhận những đổi mới trong chương trình học, chương trình thi và phương pháp giảng dạy của thầy cô giáo.

Nỗ lực xoá khoảng cách thế hệ

Kết thúc tiết học ở lớp 9A, chúng tôi đi ngang lớp 9B, không khỏi ấn tượng về một nữ sinh Gen Z xinh xắn, thông minh với chất giọng khoẻ khoắn đang điều động lớp xuống thực hành môn Tin học. Em là Huỳnh Khánh Băng, lớp trưởng lớp 9B và là Liên đội trưởng nhiệt tình, trách nhiệm, với bảng thành tích đáng nể, “gặt” nhiều giải trong các kỳ thi.

Lớp 9B, Trường THCS Long Hoà, trong giờ thực hành Tin học.

“Cô Trúc Ngoan đang mang thai, nên em nhắc nhở các bạn chuẩn bị bài vở thật tốt, di chuyển nhanh chóng xuống phòng Tin học để hỗ trợ cô sắp xếp và kiểm tra máy tính trước khi bắt đầu giờ học. Tụi em ngoan một chút để cô và em bé trong bụng cô đỡ vất vả”, Băng vừa đi vừa hài hước chia sẻ.

Dịp này, chúng tôi xin theo chân lớp 9B vào trải nghiệm tiết thực hành Tin học của cô Trương Trúc Ngoan - giáo viên trẻ, tận tuỵ và tâm huyết với nghề. Trước giờ dạy, chúng tôi có cơ hội trò chuyện và lắng nghe cô Ngoan tâm tình về nghề cũng như những trăn trở khi nỗ lực xoá khoảng cách thế hệ.

“Việc giảng dạy các em thế hệ Gen Z gặp không ít khó khăn, nhưng cũng là cơ hội, tuỳ thuộc vào góc nhìn của mỗi thầy cô. Ðể hiểu tâm lý các em thì cần nhiều thời gian lắng nghe, chia sẻ và cảm thông. Chính điều này khiến cô và trò cởi mở, gần gũi nhau hơn”, cô Trúc Ngoan chia sẻ.

Theo cô Ngoan, so với thế hệ học sinh trước đây, các em có tinh thần tự giác học tập cao, chủ động và sẵn sàng đặt câu hỏi nhiều hơn. Những cuộc tranh luận trên lớp diễn ra rất sôi nổi. Cũng có giáo viên cho rằng những cuộc tranh luận như vậy gây mất thời gian, không có ích cho quá trình tiếp thu kiến thức. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội giúp các em tìm thấy cảm hứng trong học tập và ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Tham gia lớp học cùng cô Ngoan, nhiều học sinh chia sẻ rằng mình không chỉ tiếp nhận được kiến thức mà còn được truyền cảm hứng, thắp sáng ngọn lửa đam mê với môn Tin học - một môn học tiềm năng gắn liền với thời đại bùng nổ công nghệ số như hiện nay.

Cô Ngoan trải lòng: “Tôi mong trở thành một người chị, người bạn mà các em tin tưởng và tín nhiệm, cũng như khơi dậy tình yêu của các em với môn học tưởng chừng khô khan này”.

Ông Nguyễn Thanh Luận, Giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo, kỳ vọng: “Mỗi thầy cô giáo cần tích cực và chủ động hơn nữa, bởi chính thầy cô là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới giáo dục, nhất là trong thời đại số 4.0 với thế hệ học sinh ngày nay”.

Theo ông Luận, thầy cô nên phát huy tinh thần cầu thị, không ngừng học hỏi và rèn luyện, phấn đấu dạy tốt để trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Ðó là nét đẹp mà nhà giáo tự hào khi được xã hội trân trọng và tôn vinh./.

 

Mây Mỹ

 

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

214 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024-2025

Sau gần một tháng diễn ra, Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau, năm học 2024-2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Hơn 150 triệu đồng hỗ trợ Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2

Sáng 11/4, tại Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với chính quyền địa phương và nhà tài trợ tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin - Vượt khó đến trường” nhằm trao tặng học bổng và trang thiết bị học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Sáng nay (11/4), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đã triệu tập hội nghị triển khai các văn bản liên quan và tập huấn phần mềm quản lý thi tốt nghiệp THPT năm 2025, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau. 

416 học sinh đạt giải học sinh giỏi THCS cấp tỉnh

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau, Kỳ thi học sinh giỏi THCS cấp tỉnh năm học 2024-2025 có 416 em đạt giải ở 7 môn thi.

Giúp học sinh nhận thức đúng về giới tính

Ở lứa tuổi vị thành niên, các em còn hạn chế hiểu biết, kiến thức về giới tính cũng như chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Ðể giúp các em hình thành những quan điểm đúng đắn về sức khoẻ sinh sản và cung cấp thêm kiến thức để bảo vệ bản thân, giáo dục giới tính cho học sinh là điều hết sức cần thiết trong môi trường học đường.

Ðể con em đồng bào tiếp cận giáo dục

Ðể đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục cho con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua, tỉnh Cà Mau có nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế. Trọng tâm là tuyên truyền vùng đồng bào dân tộc để người dân hiểu hơn về vai trò của giáo dục trong thời kỳ mới, từ đó thay đổi nhận thức, chủ động đưa con em đến với nền giáo dục chính quy, hiện đại, đúng độ tuổi.

Ưu tiên đầu tư nâng cấp Trường THCS - THPT Tân Bằng

Sáng 2/4, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân có chuyến khảo sát thực tế tại 2 trường THCS - THPT trên địa bàn huyện Thới Bình để đầu tư nâng cấp hướng đến đạt chuẩn quốc gia.

Thiết thực chính sách nội trú, miễn giảm học phí

Ðối với sinh viên vùng sâu, vùng xa như tỉnh Cà Mau, các chính sách ưu đãi của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đã thể hiện tính nhân văn sâu sắc, giúp các em giảm bớt khó khăn về chi phí học hành, thêm điều kiện thực hiện ước mơ tri thức.

Giáo dục Cà Mau khẳng định vị thế

Kết quả đạt được trong phát triển giáo dục mũi nhọn của tỉnh thời gian qua khẳng định hướng đi đúng trong công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo học sinh giỏi (HSG) - “hạt nhân” tương lai của tỉnh, đất nước. Ðó là cơ sở, nền móng vững chắc, góp phần xây dựng tỉnh Cà Mau phát triển nhanh và bền vững. “Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh, những năm qua, ngành giáo dục chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Qua đó, góp phần khẳng định vị thế trong sự nghiệp “trồng người””, Tiến sĩ Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), khẳng định.