ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 2-5-25 10:42:07
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trái nhàu có giá

Báo Cà Mau (CMO) Cây nhàu được biết đến như một loại dược liệu dễ tìm ở các vùng nông thôn, có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, hen suyễn, viêm khớp, tiểu đường… Tuy nhiên, thời gian trước, do không mang lại kinh tế nên không ai chú trọng việc trồng loại cây này. Vài năm trở lại đây, các cơ sở thu mua để sản xuất trái nhàu khô bị thiếu nguyên liệu, từ đó giá trái nhàu tươi bắt đầu tăng cao.

Nắm bắt nhu cầu thị trường, anh Nguyễn Văn Sol (Ấp 6, xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình) mở cơ sở thu mua và phơi khô trái nhàu và ăn nên làm ra từ đó. Anh Sol cho biết: “Mỗi ngày tôi thu gom được khoảng 700 kg nhàu tươi. Mỗi tháng xuất bán khoảng 5 tấn nhàu khô. Mùa nắng thì phơi mau khô, chứ mùa mưa thì phơi 9-10 ngày mới khô. Các công ty thu mua nhàu khô đặt hàng số lượng lớn, không đủ bán”.

Nhàu được phân theo ô và phơi từ 6-7 ngày mới đủ độ khô.

Ông Đinh Đức Thiệu (Ấp 2, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình) mở cơ sở sản xuất nhàu khô hơn 5 năm nay. Mỗi ngày cơ sở của ông thu mua từ 3-5 tấn nhàu tươi từ các tỉnh: Đồng Tháp, An Giang, Bạc Liêu.... với giá 15.000 đồng/kg. Sau đó đem phơi từ 6-7 ngày sẽ được từ 700 kg đến 1 tấn nhàu khô, bán với giá từ 65.000-80.000 đồng/kg, giao cho các công ty tại TP Hồ Chí Minh để tạo ra các sản phẩm như trà nhàu, bột nhàu, rượu nhàu... cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản.

Hằng ngày, cơ sở của ông Thiệu có 25 lao động địa phương đến làm, chủ yếu là phụ nữ. Công việc của các chị là chẻ đôi trái nhàu tươi để phơi khô.

Chị Tô Thị Út (Ấp 4, xã Tân Lộc) chia sẻ: “Tui làm ở đây hơn 2 năm nay rồi. Một tiếng vậy là chặt được chừng 50 kg nhàu. Mỗi ngày chặt từ 5 giờ sáng đến 5-6 giờ chiều, kiếm cũng được 150.000 đồng, phụ thêm sinh hoạt gia đình”.

Ông Thiệu cho biết: “Lúc trước cây nhàu mọc hoang rồi bị chặt bỏ. Bà con trồng với số lượng rất ít nên tôi phải đi khắp các tỉnh thu mua. Chừng 2 năm trước, nhàu tươi có 2.000-3.000 đồng/kg, còn bây giờ giá tăng gấp 5 lần mà vẫn thiếu”.

Trồng trên 100 gốc nhàu gần 3 năm nay, mỗi năm chị Lê Thị Nhi (Ấp 1, xã Tân Lộc Đông) thu nhập từ bán trái nhàu tươi hơn 20 triệu đồng. Chị Nhi chia sẻ: “Cách 4-5 ngày thì mình thu hoạch 1 lần, từ 70-80 kg, rồi cân lại cho một số điểm phơi nhàu khô. Không ngờ qua Tết đến giờ, trái nhàu lên giá cao, nên cuộc sống tôi cũng khá hơn”.

Ông Nguyễn Thành Được, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Lộc, cho biết: “Nhàu là loại cây rất dễ trồng và cho trái quanh năm. Có thể tận dụng đất xung quanh nhà hoặc bờ vuông để trồng. Hiện nay, trái nhàu rất có giá trị trên thị trường, không chỉ có công dụng chữa bệnh, cây nhàu còn mang lại giá trị kinh tế cho gia đình. Các cơ sở sản xuất nhàu khô cũng góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi ở địa phương”

Trịnh Thảo

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Ðổi mới tư duy thu hút đầu tư

Cà Mau không chỉ được biết đến như một địa danh thiêng liêng gắn liền với vị trí địa lý nơi cực Nam Tổ quốc, mà còn là vùng đất trù phú, hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển kinh tế bền vững. Trong suốt 50 năm kể từ ngày giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất, Cà Mau đã không ngừng chuyển mình, từng bước khẳng định vị thế trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Khát vọng phát triển vùng đất cực Nam

Nếu như trong những năm tháng kháng chiến, Cà Mau tự hào là căn cứ địa cách mạng kiên cường của miền Nam, ghi dấu những chiến công vang dội, thì sau nửa thế kỷ thống nhất đất nước, vùng đất này đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Dựa trên nền tảng vững chắc từ kinh tế biển, năng lượng tái tạo và công nghiệp, Cà Mau đang ấp ủ khát vọng vươn lên, khẳng định vị thế là "lục địa cực Nam" đầy tiềm năng của Việt Nam trong tương lai.

Ðột phá hạ tầng - Khát vọng vươn cao

Ông Nguyễn Ðức Thánh, Giám đốc Sở Tài chính, cho biết, trong quy hoạch và đăng ký dự toán với Trung ương, cũng như phân bổ đầu tư từ nguồn của địa phương, tỉnh luôn quan tâm, ưu tiên cho phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. “Ðây là vấn đề cốt lõi để tháo điểm nghẽn, vốn tồn tại khá lâu ở một tỉnh xa các trung tâm kinh tế lớn của đất nước, tạo đà phát triển, để Cà Mau không là điểm cuối của đất nước, mà trở thành địa đầu phương Nam”, ông Nguyễn Ðức Thánh chia sẻ.

Trời yên biển lặng, cá tôm về

Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch, thời điểm trời yên biển lặng, mưa thuận gió hoà, ngư dân tranh thủ đánh bắt thuỷ sản, kiếm thêm thu nhập bù cho những ngày tàu nằm bờ. Tàu về cá đầy khoang, mang niềm vui đến cho ngư dân xứ biển.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc sống trọn đam mê với cua Cà Mau

Hơn 1 năm đồng hành cùng Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc (38 tuổi, giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau), tôi được tham gia một số chuyến đi: dẫn đoàn sinh viên đi thực tế tại hộ ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh), xã Tân Thành, TP Cà Mau; tham quan thực tế mô hình nuôi cua trong hộp nhựa ở huyện Cái Nước; hướng dẫn sinh viên thực hành trên cua tại cơ sở 2 phường Tân Xuyên; tham quan trại ương tại gia đình anh với các quy trình đã vào nền nếp, các bể nuôi đã đầy cua gạch, cua cốm, cua mít... Tôi cảm nhận ở Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc niềm đam mê, tâm huyết dành cho con cua Cà Mau.

Giữ vững thành tựu, nâng tầm phát triển

Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, nhận định nền kinh tế tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương; chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động còn thấp; sản xuất ngư, nông nghiệp thiếu bền vững; hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn còn khó khăn; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; chất lượng hoạt động của một số tổ chức trong hệ thống chính trị có mặt còn hạn chế...

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thẩm tra các văn bản trình tại Kỳ họp 19, HĐND tỉnh khoá X

Sáng 24/4, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị thẩm tra các văn bản trình Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khoá X. Phó chủ tịch HĐND tỉnh Phan Hoàng Vũ và Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử đến dự.

Cà Mau đẩy mạnh hội nhập thị trường Halal

Sáng 24/4, Sở Công thương tỉnh Cà Mau, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Hội nhập quốc tế tỉnh, phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Hội nghị phổ biến về hội nhập quốc tế năm 2025, với chủ đề “Chứng nhận Halal – Cơ hội xuất khẩu vào các nước Hồi giáo”.

Gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền - doanh nghiệp - hiệp hội

Lần đầu tiên được công bố bởi Bộ Công thương, bảng xếp hạng FTA Index (Chỉ số đánh giá kết quả thực thi FTA) năm 2024 đã ghi nhận Cà Mau là địa phương dẫn đầu cả nước. Thành tích này cho thấy những nỗ lực mạnh mẽ của tỉnh trong việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để thúc đẩy phát triển kinh tế. Phóng viên Báo Cà Mau có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Chí Thiện, Giám đốc Sở Công thương, nhằm làm rõ thêm chiến lược hội nhập của tỉnh và những yếu tố tạo nên kết quả ấn tượng này.