ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 23-11-24 15:00:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trăn trở bài toán "thuận thiên"

Báo Cà Mau (CMO) Ngày 17/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững vùng ÐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (Nghị quyết 120), sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 120 tại Cà Mau, bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Phóng viên báo Cà Mau có cuộc trao đổi với Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Quân về vấn đề này.

- Thưa Chủ tịch, ông đánh giá về tính cấp thiết của Nghị quyết 120 đối với Cà Mau như thế nào?

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quân: Nghị quyết 120 với các quan điểm chỉ đạo và các giải pháp mang tính đột phá, thể hiện một tầm nhìn, khát vọng phát triển nhanh, bền vững, “thuận thiên” của vùng ÐBSCL.

3 vấn đề được Nghị quyết 120 nhấn mạnh, cũng là 3 thách thức rất lớn đối với Cà Mau trong quá trình phát triển là: giữ đất, giữ nước, giữ người. Ðây là những vấn đề rất lớn và quan trọng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Với Cà Mau, hiểu đơn giản, giữ đất là phòng chống sạt lở, không để mất đất ven sông, ven biển; giữ nước là quản lý có hiệu quả nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân; giữ người là bảo vệ tính mạng, sự sống và phát triển của con người, hạn chế tình trạng di dân, dịch chuyển lao động đi nơi khác.

Ðoạn đê biển Tây bị sụp lún mùa khô năm 2020 đe doạ hàng ngàn héc-ta đất sản xuất nông nghiệp ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời. Ảnh: PHONG PHÚ

- Trước vấn đề này, Cà Mau đã và đang triển khai thực hiện việc “giữ đất” như thế nào, thưa ông?

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quân: Cà Mau có bờ biển dài 254 km; thời gian qua trên toàn tuyến bờ biển có khoảng 150 km bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng, mỗi năm sạt lở từ 20-50 m, bình quân mỗi năm bờ biển của Cà Mau bị sạt lở mất khoảng 450 ha. Bên cạnh đó, sạt lở bờ sông cũng là vấn đề lớn đặt ra với Cà Mau giống như nhiều tỉnh ÐBSCL. Giữ đất của Cà Mau đồng nghĩa với giữ rừng. Với nước biển dâng và biến đổi khí hậu (BÐKH), do lượng phù sa giảm mạnh, rừng ven biển của Cà Mau bị giảm nhanh chóng. Trên nhiều tuyến đê biển Tây, đã không còn rừng ven biển. Câu nói “đất biết sinh, rừng biết đi” được biết đến trước đây giờ không còn phù hợp nữa.

Thời gian qua, với sự hỗ trợ tích cực của các bộ, ngành Trung ương, sự cố gắng nỗ lực của Cà Mau, trong hơn 10 năm qua tỉnh đã xây dựng được hơn 50 km kè bảo vệ bờ biển. Kết quả đạt được khá tốt, nhưng so với yêu cầu thì còn thiếu hụt rất xa, chỉ mới kè được khoảng 30% các đoạn bờ biển sạt lở nghiêm trọng và rất nghiêm trọng, chỉ mới bảo vệ được 20% chiều dài bờ. Với nguồn lực và tiến độ như hiện nay thì 40 năm nữa Cà Mau mới hoàn thành việc bảo vệ bờ biển. Trong khi đó, điều khó khăn nhất trong bảo vệ bờ biển hiện nay là thiếu nguồn lực đầu tư; trong khi đó, các quy định pháp luật hiện hành quản lý rất nghiêm ngặt vùng ven biển, chúng ta chưa có cơ chế, chính sách để huy động, thu hút nguồn lực đầu tư.

Ðể giữ đất, Cà Mau đang thay đổi cách tiếp cận nhằm thích ứng với BÐKH. Thay vì bị động hoặc trông vào các giải pháp đê cứng, Cà Mau tiếp cận thu hút phát triển kinh tế biển ven bờ gắn với hệ thống “đê, kè mềm”, phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo, nuôi trồng thuỷ sản ven bờ gắn với tạo các lớp chắn sóng, tạo vùng bồi lắng và tái tạo rừng ngập mặn.

Ví dụ, dự án điện gió góp phần chắn sóng và gió; dự án điện mặt trời ven biển với hệ thống kè mềm chắn sóng góp phần tạo vùng bồi lắng và vùng nước nuôi biển. Thay vì phá bỏ rừng để phát triển kinh tế, các dự án sẽ giúp giữ đất, tái trồng rừng ngập mặn. Hiện tiếp cận này được nhiều doanh nghiệp quan tâm lập dự án; nhất là dọc bờ biển Tây của Cà Mau. Qua đó, tỉnh Cà Mau sẽ giảm được áp lực đầu tư công vào các công trình đê kè ven biển.

Tuy nhiên, điểm vướng mắc hiện nay là thủ tục cấp phép đầu tư gặp khó khăn do vướng mốc giới rừng. Thực tế rừng không còn do đã bị sóng đánh tan; nhưng trên hồ sơ, mốc giới vẫn là rừng. Do đó, Cà Mau đang kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành đánh giá đúng thực trạng rừng hiện nay, và tăng thẩm quyền, sự chủ động của địa phương hơn.

Giải pháp kè ven biển đã và đang phát huy tác dụng bảo vệ vành đai rừng phòng hộ ven biển và vùng đất sản xuất bên trong tại Cà Mau.

- Còn về "giữ nước", Cà Mau đã và đang có giải pháp căn cơ gì để "chống" xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt?

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quân: Cà Mau là tỉnh ven biển, nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất chủ yếu từ nước trời; lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 2.350 mm, năm cao nhất lên đến 2.800 mm; nếu có giải pháp quản lý tốt nguồn nước trời, có biện pháp sử dụng nước tiết kiệm thì nguồn nước trời đủ đảm bảo cho sản xuất, sinh hoạt. Tuy nhiên, do chưa có giải pháp hợp lý nên tình trạng thừa nước ngọt, gây ngập úng trong mùa mưa và tình trạng thiếu nước ngọt, gây sụp lún trong mùa khô diễn ra ngày càng phức tạp. Bên cạnh đó, do thiếu giải pháp công trình nên tình trạng triều cường gây ngập úng các khu đô thị, khu dân cư, xâm nhập mặn gây thiệt hại đến sản xuất ngày càng nghiêm trọng.

Vấn đề thiếu nước ngọt vào mùa khô và thừa nước ngọt vào mùa mưa đang ngày càng nghiêm trọng. Do đó, ưu tiên của Cà Mau trong những năm tới nhằm vào 2 nhóm giải pháp chính: Ðó là cần tái cấu trúc lại sản xuất nông nghiệp. Giống, cây, con, ứng dụng khoa học công nghệ… góp phần giải quyết tốt bài toán này. Cà Mau đang đẩy mạnh đề án tái cấu trúc nông nghiệp, hình thành các tiểu vùng khép kín gắn với hệ thống thuỷ lợi nội đồng thích ứng với BÐKH. Chuyển đổi những vùng sản xuất ngọt kém hiệu quả sang hệ sinh thái mặn, lợ. Tích nước ngọt thông qua xây dựng hệ thống ao, hồ nội đồng. Mô hình tôm - lúa, tôm - cá đã được thí điểm thành công; giúp thích ứng với thời tiết. Cà Mau cũng đặt nhiều kỳ vọng vào các dự án thuỷ lợi dẫn nước tới bán đảo Cà Mau…

- Cuối cùng, di dân cũng là vấn đề rất lớn đặt ra, Cà Mau nhìn nhận vấn đề này ra sao, thưa ông?

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quân: Cà Mau có khoảng 1,2 triệu người, trong đó lực lượng lao động gần 700.000 người. Tuy nhiên, hiện khoảng 200.000 người (chiếm gần 1/3 lao động của tỉnh) đang làm việc ở tỉnh ngoài; tập trung chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Ðồng Nai.

Nguyên nhân lớn nhất là Cà Mau chưa có nhiều việc làm chất lượng và có thu nhập tốt. Với điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, nhất là hạ tầng logistics (đường bộ, hàng không... - pv); chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, bài toán thu hút đầu tư của Cà Mau trong những năm qua gặp nhiều khó khăn.

Hiện hơn 50% lực lượng lao động là lao động nông nghiệp. Trong khi nuôi trồng thuỷ sản, nhất là thuỷ sản sinh thái có tính thời vụ và sử dụng không nhiều lao động. Nhiều vùng nông thôn của Cà Mau đối diện với thực tế không còn nhiều lao động trẻ tại chỗ.

Cà Mau nhìn nhận bài toán "giữ dân" phải được triển khai đồng bộ với bài toán phát triển nguồn nhân lực và thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng việc làm, an sinh xã hội.

Có 2 hướng được ưu tiên: Thứ nhất, khi tại chỗ chưa có nhiều việc làm tốt, cần chủ động thích ứng với hiện tượng di dân. Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, tăng cường phân luồng và đào tạo nghề cần được ưu tiên hơn nữa. Giải pháp này giúp con em Cà Mau có được việc làm và thu nhập tốt hơn khi đi làm việc ngoài tỉnh. Thứ hai, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, đẩy mạnh khởi nghiệp, đẩy mạnh tái cấu trúc khu vực nông nghiệp gắn với ứng dụng công nghệ thông tin… giúp doanh nghiệp phát triển nhằm tạo việc làm tại chỗ và giữ dân.

- Xin cảm ơn ông!

 

Phong Phú thực hiện

 

Ðồng tâm hiệp lực phòng, chống sạt lở

Khi nào Cà Mau khắc phục được tình trạng sạt lở ven biển, ven sông? Ðây là câu hỏi hiện nay gần như chưa ai có câu trả lời chính xác. Bởi tình trạng sạt lở luôn diễn biến khó lường, trong khi hạ tầng thuỷ lợi chưa được đầu tư hoàn thiện, nguồn lực lại đang khó khăn...

Nhiều hạn chế cần khắc phục trong phòng, chống thiên tai

Vừa qua, trưởng các khu vực đã tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại địa bàn được phân công phụ trách trong toàn tỉnh. Trên cơ sở kiểm tra thực tế, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, đánh giá, công tác tổng kết PCTT&TKCN năm 2023 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024 đã được các địa phương thực hiện đầy đủ, kịp thời.

An toàn của người dân là trên hết

Ðể kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như thích nghi với triều cường biến động, xã Khánh Hội, huyện U Minh chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống thiên tai (PCTT), tìm kiếm cứu nạn (TKCN). Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân, nhất là ngư dân trong việc chủ động phòng chống, nhằm giảm thiểu thiệt hại, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

Sẵn sàng hỗ trợ người dân

Mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất, xâm nhập mặn... là những loại hình thiên tai được dự báo sẽ có nguy cơ diễn ra từ nay đến cuối năm và sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, nhất là sản xuất của người dân. Trước dự báo này, người dân cần chủ động bảo vệ sản xuất, tài sản.

Vất vả nghề bám biển

Vất vả và luôn phải đối diện với hiểm nguy, nhưng đó chưa phải là tất cả những gì mà ngư dân phải đối mặt trong hành trình mưu sinh trên biển. Quá trình lao động nơi đầu sóng của những ngư dân, đôi lúc phải đánh đổi bằng cả tính mạng, nhất là đối với các phương tiện nhỏ.

Sẵn sàng nhân lực, vật lực ứng phó thiên tai

Theo nhận định của Ðài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Cà Mau, từ nay đến cuối năm 2024 còn khoảng 4-5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ) trên biển Ðông, trong đó khoảng 2-3 cơn đổ bộ vào đất liền, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Trên địa bàn tỉnh có khả năng xuất hiện nhiều loại hình thiên tai khác như: gió mạnh trên biển, mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất ven sông, ven biển.

Chủ động ứng phó thiên tai trên biển

Công tác phòng chống thiên tai (PCTT) trên biển đang được sự quan tâm đặc biệt, khi thời tiết biến đổi liên tục và thất thường. Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, có buổi trò chuyện cùng phóng viên Báo Cà Mau về nhiều phương án phòng chống thiên tai và hỗ trợ ngư dân trên biển trong tình hình biến đổi khí hậu (BÐKH).

Bảo vệ nhà ở và sản xuất trước thiên tai

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân, mưa dông, lốc xoáy làm sập, tốc mái 24 căn nhà (sập hoàn toàn 5 căn, tốc mái 19 căn); chìm 3 tàu cá, hư hỏng 2 cụm pa nô, tổng thiệt hại trên 1 tỷ đồng.

Nhiều khó khăn trong thu quỹ Phòng, chống thiên tai

Quỹ Phòng, chống thiên tai (PCTT) được xác định là nguồn lực quan trọng để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, tại huyện U Minh, nhiều năm qua việc thu quỹ PCTT luôn đạt thấp, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang chậm trễ trong việc nộp quỹ.

Kiểm soát chặt, thích ứng nhanh

Những tháng cuối năm, vùng biển phía Nam là nơi thường xuyên xuất hiện bão, mưa lớn và gió mạnh. Ðể đảm bảo an toàn cho người và phương tiện ra khơi, bên cạnh tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp an toàn, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh còn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn ngư dân trang bị những thiết bị cần thiết trên tàu cá.