ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 19:26:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trao "cần câu" để thoát nghèo

Báo Cà Mau Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo kỳ quyết của Thành uỷ, HÐND, UBND thành phố, tình hình kinh tế - xã hội của TP Cà Mau có nhiều khởi sắc, đời sống người dân trên địa bàn từng bước được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm đáng kể. Ðặc biệt, thành phố đã thực hiện đạt nhiều kết quả tích cực Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo.

Hộ ông Nguyễn Văn Len, 70 tuổi, Ấp 3, xã Tân Thành là hộ nghèo gần 10 năm nay. Do tuổi cao sức yếu nên vợ chồng chật vật trong việc thoát nghèo. Năm 2014, địa phương xét cất cho gia đình căn nhà Vì người nghèo. Tuy nhiên, vợ chồng già vẫn tiếp tục loay hoay với cái nghèo. Năm 2023, địa phương tiếp tục hỗ trợ mô hình nuôi cá bống tượng thương phẩm với quyết tâm giúp vợ chồng ông thoát nghèo. Ông Len bộc bạch: “Cá đang ở mức cao (500 ngàn đồng/kg) nên đây là mô hình có khả năng thoát nghèo cao. Ngoài việc nuôi cá thì vợ chồng tôi cũng thuê thêm đất để trồng rẫy, lấy ngắn nuôi dài. Làm cật lực vậy mới mong thoát cảnh nghèo”.

Vợ chồng ông Nguyễn Văn Len chăm chút rẫy cà để lấy ngắn nuôi dài, chờ ngày thu hoạch cá.

Do mới ra ở riêng, mẹ đơn thân, con lại còn nhỏ nên chị Nguyễn Thị Thẩm, 43 tuổi, Ấp 3, xã Tân Thành, lâm vào cảnh túng thiếu. Năm 2023, sau khi được xét hỗ trợ căn nhà và mô hình nuôi cá bống tượng thương phẩm, chị Thẩm đã làm đơn xin thoát nghèo. Chị Thẩm trần tình: “Nuôi cá bống tượng là nghề truyền thống ở Tân Thành này. Với lại, còn sức khoẻ nên tôi có thể đi làm thuê lấy tiền mua cá mồi về cho cá bống tượng ăn. Ðược hỗ trợ căn nhà để an cư và mô hình sản xuất hiệu quả thì tôi có thể thoát nghèo".

Ao cá bống tượng thoát nghèo của gia đình chị Thẩm.

Chị Lê Thị Thi, ấp Xóm Lớn, xã Lý Văn Lâm nhờ được hỗ trợ nhà ở, mô hình trồng rau an toàn mà đã làm đơn xin ra khỏi hộ nghèo năm 2023. Chị Thi bộc bạch: “Gia đình tôi là hộ nghèo. Năm nay được hỗ trợ nhà và cả mô hình hiệu quả, có thu nhập ổn định rồi thì cũng phải xin thoát nghèo chứ”.

TP Cà Mau có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn so bình quân chung của tỉnh. Ðạt được kết quả như vậy là nhờ sự quyết tâm và nỗ lực cao của các ngành, các cấp, đặc biệt là vai trò rất lớn của Phòng Kinh tế.

Từ năm 2022 đến nay, Phòng Kinh tế thành phố đã triển khai được 6 mô hình với 39 hộ dân tham gia thực hiện, tổng vốn đầu tư hơn 1,2 tỷ đồng. Tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp nằm trong dự án giảm nghèo bền vững được triển khai năm 2022, qua đó, hàng chục hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn các xã, phường đã được hỗ trợ để phát triển sản xuất. Mô hình đã và đang phát huy hiệu quả, tạo tiền đề để người dân vượt khó, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ông Lê Thành Nơi, Trưởng phòng LÐ-TB&XH thành phố, cho rằng: “Ðể việc giảm nghèo mang tính bền vững, cần thiết phải đồng bộ các dự án giảm nghèo, như: xây dựng mô hình sinh kế (buôn bán nhỏ, học nghề); xây dựng mô hình hiệu quả (hỗ trợ cây, con giống, thức ăn và phương pháp sản xuất). Chính vì có sự đồng bộ từ các chương trình dự án mà trong thời gian qua thành phố giảm được hộ nghèo, cận nghèo và hộ có khả năng tái nghèo cũng giảm đáng kể”.

Ông Mạc Ngọc Truyền, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lý Văn Lâm, nhận định: “Một khi đồng bộ được từ việc hỗ trợ nhà ở đến hỗ trợ mô hình hiệu quả để sản xuất thì việc thoát nghèo đối với hộ dân chí thú làm ăn là không khó”.

Qua rà soát, vào đầu năm 2023, thành phố còn 208 hộ nghèo (chiếm 0,35%), cuối năm còn 136 hộ (chiếm 0,23%), giảm 72/69 hộ, vượt chỉ tiêu tỉnh giao. Hộ cận nghèo cũng giảm 32 hộ.

Sự thay đổi tư duy, sự nỗ lực vươn lên của chính hộ nghèo đã trở thành những tấm gương cho nhiều người noi theo, cùng bắt tay vào công cuộc làm giàu cho chính bản thân, gia đình mình.

Với thông điệp “Trao cần câu hơn trao con cá”, thay vì hỗ trợ bà con bằng các phần quà, tiền mặt..., TP Cà Mau hướng đến hỗ trợ những giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng điều kiện cụ thể của các hộ dân. Ðồng thời, hướng dẫn, chia sẻ với bà con về cách thức nuôi trồng hiệu quả, từ đó khơi dậy cho bà con ý chí vượt khó, làm giàu.

Với những giải pháp đồng bộ, tin tưởng rằng công tác giảm nghèo của TP Cà Mau trong những năm tiếp theo sẽ tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống của Nhân dân, giảm nghèo bền vững và thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển./.

 

Ngọc Huệ

 

Làm tốt công tác tuyên truyền về quyền lợi của các chính sách bảo hiểm

Đó là một trong những nội dung chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân tại hội nghị triển khai chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2025, vào chiều 9/1.

Linh hoạt, sáng tạo vì lợi ích người lao động

Thời gian qua, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh có nhiều hoạt động thiết thực, thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống đoàn viên công đoàn, người lao động (ÐVCÐ-NLÐ) đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, góp phần ổn định cuộc sống, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Ðoàn Thanh niên đồng hành tuyên truyền chính sách an sinh

Thực hiện công tác phối hợp giữa Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh và Tỉnh đoàn, thời gian qua, Thành đoàn Cà Mau tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) và người dân về chính sách BHXH tự nguyện và bảo hiểm y tế (BHYT).

Trẻ khuyết tật - Mong cơ hội việc làm

Việc tạo cơ hội để người khuyết tật có việc làm, tự nuôi sống bản thân, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, luôn được các cấp, các ngành và cộng đồng quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều rào cản trong thực hiện công tác này.

Bảo hiểm thất nghiệp - Bảo đảm quyền lợi thoả đáng cho người lao động

Thời gian qua, thị trường lao động có nhiều biến động ảnh hưởng bất lợi đến người lao động (NLÐ), nhận định ý nghĩa của chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau chủ động tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho NLÐ đúng quy định.

Vì mục tiêu an sinh

Nhằm đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ sức khoẻ cho người dân, thời gian qua, xã Tân Lộc Ðông, huyện Thới Bình, luôn chủ động trong công tác triển khai bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện và bảo hiểm y tế (BHYT) đến với người dân. Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp chính quyền và cộng đồng, việc thực hiện chỉ tiêu BHXH tự nguyện và BHYT của xã đã đạt được kết quả tích cực, góp phần vào công tác đảm bảo an sinh.

Chìa khoá an sinh

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, khi tuổi tác không thể tránh khỏi và sức lao động của con người ngày càng giảm sút, thì việc đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động (NLÐ) tự do trở thành một vấn đề hết sức quan trọng. Một trong những giải pháp thiết thực là tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, điều này sẽ giúp NLÐ tự do có thể đảm bảo được nguồn thu nhập ổn định, đặc biệt là khi hết tuổi lao động.

OCOP góp phần giải quyết việc làm

Qua thời gian triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cho thấy, chương trình không chỉ góp phần nâng cao giá trị và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng, lợi thế của huyện Năm Căn mà còn giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn.

Quan hệ lao động hài hoà nhờ đối thoại

Xác định công tác đối thoại tại nơi làm việc đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ, thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LÐLÐ) tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để triển khai, chỉ đạo các cấp công đoàn thực hiện. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp (DN) đã chủ động tổ chức các buổi đối thoại định kỳ, tạo cơ hội để lắng nghe và giải quyết các ý kiến của người lao động (NLÐ) về tiền lương, phúc lợi, điều kiện làm việc và chế độ, chính sách.

Nỗ lực thực hiện chỉ tiêu BHXH tự nguyện

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là chính sách an sinh quan trọng, mở ra cơ hội cho lao động tự do có thu nhập ổn định khi về già. Tuy nhiên, tại huyện Năm Căn, việc triển khai chính sách này đang gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng từ cơ quan chức năng và sự đồng thuận của người dân.