ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-10-24 20:10:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trên công trường cao tốc Cà Mau

Báo Cà Mau Dự án thành phần cao tốc phía Ðông đoạn Hậu Giang - Cà Mau có tổng chiều dài 73,223 km, trong đó, đoạn qua địa bàn tỉnh Cà Mau dài 21,9 km. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn đầu tư đoạn tuyến nối để kết nối từ điểm cuối cao tốc đến Quốc lộ 1, chiều dài 16,6 km. Tổng chi phí giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Cà Mau theo dự án được duyệt là 675,60 tỷ đồng.

Theo đại diện chủ đầu tư, trong 2 năm (2022 và 2023), dự án đã giải ngân trên 600 tỷ đồng. Tuy nhiên, do thiếu nguồn vật liệu xây dựng, chủ yếu là cát san lấp, nên việc bố trí vốn năm 2024 đạt thấp, tỷ lệ giải ngân đến nay rất hạn chế.

Những ngày tới đây sẽ có hàng loạt sà lan chở cát biển khai thác ngoài khơi tỉnh Sóc Trăng sẽ về đến Cà Mau phục vụ san lấp tuyến cao tốc. Theo đó, việc điều tiết bơm cát lên tuyến sẽ có nhiều áp lực, cần thực hiện khẩn trương hơn, góp phần đẩy nhanh tiến độ công trình, sớm hoàn thành vào cuối năm 2025 theo kế hoạch.

Khuôn hộ trên tuyến cao tốc Cà Mau đã được đào đắp khá lâu, đang chờ cát lấp.

 

Cầu Tắc Thủ nằm trên tuyến đấu nối giữa xã Hồ Thị Kỷ (huyện Thới Bình) sang xã Lợi An (huyện Trần Văn Thời) sẽ sớm hoàn thành trong năm nay.

 

Sà lan trên tuyến Sông Trẹm (xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình) đang lên cát, phục vụ xây dựng gói thầu tuyến cuối cao tốc đấu nối với đường Xuyên Á.

 

Cát sông đang được san lấp đoạn cao tốc trên địa bàn huyện Thới Bình.

 

Công trường cầu, lộ thuộc dự án xây dựng tuyến cao tốc qua xã Hồ Thị Kỷ (huyện Thới Bình).

 

Trần Nguyên thực hiện

 

Những đôi tay tài hoa

Trách nhiệm, cộng với sự khéo léo, từ đôi bàn tay người lao động chân chính làm những ngành nghề thủ công, đến người thực hiện công việc chuyên môn cao... tất cả đã tạo nên những gam màu tương sáng trong cuộc sống.

Thư giãn giữa lòng thành phố

Công viên Văn hoá Hùng Vương và Hồng Bàng toạ lạc ngay trung tâm TP Cà Mau, từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự bình yên và nhịp sống nhẹ nhàng của người dân nơi đây.

Nhộn nhịp mùa cấy

Hiện nay, trên cánh đồng một số xã thuộc các huyện: U Minh, Thới Bình, Cái Nước nhộn nhịp vào mùa cấy lúa trên đất nuôi tôm. Từ hiệu quả mang lại sau nhiều năm thực hiện mô hình, cùng với giá lúa, giá tôm tăng trở lại, giúp bà con có thêm động lực khi bắt tay thực hiện vụ mùa mới.

Lò bánh tất bật mùa Trung thu

Còn khoảng một tuần là đến tết Trung thu, thời điểm này các lò bánh trong tỉnh, nhiều nhất là ở Phường 4, TP Cà Mau, đang tất bật sản xuất bánh phục vụ cao điểm thị trường tiêu dùng tết Trung thu năm nay.

Chợ trên sông

Đó là các ghe, xuồng, vỏ lãi chở các mặt hàng nhu yếu phẩm, gia dụng, thực phẩm, rau củ quả, cũng có khi là hàng thủ công, hoa kiểng, dao rèn... cứ xuôi theo con nước lớn, ròng qua từng kênh, rạch.

Bình dị mà thân thương!

Nông thôn Cà Mau đang trong tiến trình đổi mới, song vẫn giữ được nét đẹp hồn quê. Khung cảnh thiên nhiên yên bình và những sinh hoạt thường nhật, bình dị, giản đơn như việc vui đùa của trẻ nhỏ, khoảnh khắc lao động của người quê gắn với bếp xưa, nghề cũ...

Rực rỡ cờ, hoa mừng Quốc khánh

Hoà cùng không khí cả nước mừng kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024), phố phường Cà Mau như khoác áo mới. Các tuyến đường nội ô TP Cà Mau được trang hoàng cờ hoa, pano và tranh cổ động đầy màu sắc.

Sắc màu vùng trấp

Hệ sinh thái đa dạng, cùng với quá trình chuyển đổi mạnh mẽ của sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu đã hình thành nên những vùng trấp với bức tranh thiên nhiên luôn biến đổi theo mùa, hài hoà, mang nét đặc trưng vùng đất.

Phum, sóc khởi sắc

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau, cùng với người Kinh chiếm đa số, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống, trong đó đông nhất là đồng bào dân tộc Khmer với 9.699 hộ, khoảng 41.212 người.

Nghề đan ráp lú

Những năm gần đây, nghề đan ráp lú phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Tận dụng thời gian rảnh rỗi, ở tại nhà, người dân vẫn có nguồn thu từ nghề này. Nhu cầu sử dụng sản phẩm lú ngày càng lớn trên thị trường, nên đời sống bà con khá ổn định.