ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 22:20:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trên quê hương Phong Lạc anh hùng

Báo Cà Mau Trong kháng chiến, Phong Lạc có địa bàn rộng lớn, bao gồm Phong Điền, Lợi An và Phong Lạc, thuộc huyện Trần Văn Thời ngày nay. Đây là vùng căn cứ địa cách mạng, Nhân dân một lòng theo Đảng, theo Bác và cũng là nơi đứng chân của nhiều cơ quan kháng chiến của tỉnh Cà Mau. Những cán bộ lão thành cách mạng, các cựu chiến binh, các gia đình chính sách là hạt nhân tích cực, đóng góp hiệu quả vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương.

Trong kháng chiến, Phong Lạc có địa bàn rộng lớn, bao gồm Phong Điền, Lợi An và Phong Lạc, thuộc huyện Trần Văn Thời ngày nay. Đây là vùng căn cứ địa cách mạng, Nhân dân một lòng theo Đảng, theo Bác và cũng là nơi đứng chân của nhiều cơ quan kháng chiến của tỉnh Cà Mau. Những cán bộ lão thành cách mạng, các cựu chiến binh, các gia đình chính sách là hạt nhân tích cực, đóng góp hiệu quả vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương.

Diện mạo mới

Phó Chủ tịch UBND xã Phong Lạc Võ Việt Trung cho biết: “Trong suốt thời kỳ kháng chiến, nơi đây là thành đồng, luỹ thép của cách mạng. Ở vùng đất này, trong không khí cách mạng, vùng đất trở thành xóm kháng chiến, ấp kháng chiến và toàn xã kháng chiến.

Một góc Phong Lạc hôm nay.

Toàn xã có hơn 2.200 hộ, 16 Bà mẹ Việt Nam anh hùng (chỉ 3 mẹ còn sống), 1 Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, 179 liệt sĩ, 119 thương binh, gia đình chính sách trên 150 hộ. Những con số đủ thấy mức độ hy sinh, lòng yêu nước nồng nàn của người Phong Lạc trong cuộc kháng chiến trường kỳ. Một lực lượng khác cũng tạo nên ấn tượng của Phong Lạc đó là các cựu chiến binh, có 328 đồng chí đang tham gia công tác. Anh Võ Việt Trung chia sẻ: “Bản thân là  người con Phong Lạc, nhìn vào truyền thống, hết sức tự hào. Trách nhiệm của thế hệ đi sau, của Đảng bộ và chính quyền xã là quan tâm chăm lo, thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa cho tất cả người có công”.

Trên quê hương Phong Lạc anh hùng hôm nay, lộ giao thông đã đấu nối hoàn chỉnh 10/10 ấp. Tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 1,4%, một bước tiến khá dài so với con số gần 15% thời mới chia tách xã năm 2006. Nếu thu nhập bình quân đầu người năm 2013 ở mức 18 triệu đồng/người/năm thì nay đã tăng lên hơn 24 triệu đồng/người/năm. Điều phấn khởi nhất là toàn xã không còn hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách.

Chính anh Trung, qua quá trình gắn bó công tác ở địa phương, thừa nhận: “Sự đóng góp của các bậc lão thành cách mạng, các chú cựu chiến binh, các gia đình chính sách đối với xã vô cùng lớn”. Không ai khác, chính những người cán bộ lão thành đã mạnh dạn đề đạt nguyện vọng của bà con lên lãnh đạo xã, ủng hộ địa phương bằng uy tín để vận động, thuyết phục bà con cùng chung sức thực hiện. Cũng không lạ khi thấy những người cựu chiến binh Phong Lạc xông xáo tổ chức đi thu quỹ làm đường, vận động Nhân dân đóng góp sức người, sức của vì lợi ích chung. Nhiều đồng chí thông qua mối quan hệ, uy tín đã vận động các nguồn tài trợ của nhà hảo tâm, doanh nghiệp để xây dựng kết cấu hạ tầng cho Phong Lạc. Các gia đình chính sách ở đây còn góp cho xã những người con, người cháu ưu tú, đang tận tuỵ phục vụ ở nhiều vị trí công tác của xã.

Cây cao, bóng cả                

Ông Bảy Diễn (Dương Tấn Diễn, ngụ ấp Rạch Bần B, xã Phong Lạc), một trong những cựu chiến binh năng nổ nhất xã, tâm sự: “Ở Phong Lạc này đâu chỉ có bom, đạn, tụi giặc còn rải một lượng lớn chất độc hoá học. Nhưng vượt qua tất cả, giờ Phong Lạc đang xây dựng nông thôn mới, cuộc sống mới”.

Cựu chiến binh của Phong Lạc nói chung, ấp Rạch Bần B nói riêng, luôn hành động và suy nghĩ với trách nhiệm gương mẫu, tiên phong. Những người bộ đội năm xưa không quản ngại vất vả để cùng bà con bảo vệ môi trường, trồng mắm chống sạt lở, hăng hái làm lộ đất đen, vận động trong nội bộ gây quỹ giúp đỡ người nghèo. Ông Bảy khẳng định: “Anh em làm vì lợi ích của ấp, của xã, mình còn sức thì còn làm, mình làm thì con cháu, anh em thấy vậy sẽ làm theo. Sức của nhiều người bao giờ cũng lớn và hiệu quả cũng lớn theo”. Hằng tháng, Chi hội Cựu chiến binh ấp Rạch Bần B sinh hoạt định kỳ một lần, trong nội dung của tất cả các cuộc họp, từng cựu chiến binh đều đặt cho mình câu hỏi, đã làm được gì để đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển của quê hương.

5 năm qua, công tác đền ơn đáp nghĩa luôn được tỉnh quan tâm và chỉ đạo thực hiện tốt. Toàn tỉnh vận động hơn 105 tỷ đồng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, xây dựng và sửa chữa hơn 3.000 căn nhà tình nghĩa. Đời sống gia đình chính sách được nâng lên rõ rệt. Từ sự chăm lo của Đảng, Nhà nước, nhiều gia đình chính sách đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng quê hương. Phong Lạc (huyện Trần Văn Thời) là một trong những địa phương điển hình.

Ông Sáu Cương (Trần Cương, ấp Lung Dòng), Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, dành sự quan tâm đặc biệt cho việc đào tạo lực lượng cán bộ, đảng viên kế thừa của xã. Ông kể: “Hồi đó được cử đi học trên tỉnh, tiếp thu những điều vô cùng mới mẻ như điện khí hoá nông thôn, cơ giới hoá nông nghiệp, mình về gặp anh em “chí cốt” lắm mới tỉ tê, vậy mà ai cũng cho mình nói dóc như bác Ba Phi”. Vậy mà bây giờ tất cả đều thành sự thật. Có ai ngờ vùng Phong Lạc này, chỗ nào cũng có đường bê-tông về tới nhà, gia đình nào cũng sáng trưng dòng điện.

Ông kể về một thời cặm cọc chống trực thăng. Những chiếc “phượng hoàng bay” của giặc là đà, mỗi tốp vài ba chục chiếc, chúng gieo nỗi kinh hoàng, tang thương cho quê hương, xứ sở. Vậy mà người Phong Lạc không sợ, đốn cây cặm cọc, vận động nhau phơi quần áo trên đó, đào hầm gài chông khiến lũ giặc thất bại mà chẳng thể hiểu được nguyên do. Ông Sáu nhớ: “Ngày ấy, cả ấp này chỉ có 2 đảng viên. 2 đảng viên chống xuồng công tác đến chai tay, cây sào lên nước bóng ngời. Những người đảng viên không có đồng lương, không tơ hào của Nhân dân bất cứ thứ gì. Cũng chỉ 2 đảng viên ấy, phong trào đánh giặc khiến máy bay, tàu chiến cũng phải khiếp vía”.

Ông nhấn mạnh: “Làm gì thì làm, cán bộ, đảng viên phải xứng đáng với Nhân dân, với lòng tin mà Đảng, Nhà nước giao cho. Tôi thấy, học tập và làm theo tấm gương Bác phải tự giác hơn nữa, thiết thực hơn nữa, phải để cho Nhân dân thấy, Nhân dân được hưởng lợi. Không để tình trạng nể nang, không dám nói thẳng, nói thật trong nội bộ Đảng, chính quyền, chuyện tư lợi, tham ô, tham nhũng càng kiên quyết không phạm phải”. Ông kết lời bằng một niềm tin mạnh mẽ: “Phong Lạc thay đổi nhiều, chắc chắn sau này còn giàu đẹp hơn”./.

Bài và ảnh: Quốc Rin

Dân vận khéo gắn với lợi ích Nhân dân

Lần đầu tiên, một kỳ đại hội của Ðảng đã đưa phong trào thi đua Dân vận khéo (DVK) vào văn kiện đại hội. Ðại hội XIII của Ðảng chỉ rõ: “Ðẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thực hiện tốt phong trào thi đua DVK, tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các mô hình, điển hình về công tác dân vận”. Ðây được xem là một trong những giải pháp quan trọng để củng cố, phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc, góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa Ðảng với Nhân dân.

Tiến tới chấm dứt hoàn toàn khai thác huỷ diệt

Tình trạng vi phạm giảm rõ rệt, nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) được phục hồi, nhiều mô hình sinh kế hiệu quả được nhân rộng... là những kết quả nổi bật sau gần 1 năm thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 26/2/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác NLTS có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh.

Sinh khí mới từ Quy định 144

Quy định 144-QÐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (Quy định 144) từ khi triển khai thực hiện sâu rộng trong toàn thể đảng viên, chi bộ đảng đã thực sự tạo nên nguồn sinh khí mới mẻ, tích cực, gắn với công việc tự soi, tự sửa, phê bình và tự phê bình, việc tự giác nêu gương và giữ gìn kỷ cương, kỷ luật trong Ðảng. Ðảng bộ xã Khánh Hoà, huyện U Minh đã triển khai quán triệt Quy định 144 gắn với công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng, trong đó tập trung tăng cường sức chiến đấu của chi bộ đảng, đảng viên và bằng những đóng góp thiết thực, trách nhiệm vì sự phát triển của địa phương.

Dân vận khéo từ việc nhỏ

Thời gian qua, Chi hội Cựu chiến binh (CCB) ấp Cái Bát, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời triển khai thực hiện hiệu quả mô hình xây hố đốt rác, tạo sức lan toả rộng rãi, góp phần bảo vệ môi trường và hướng đến xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Chính sách nhân văn

Thực hiện chính sách nhân văn của Ðảng và Nhà nước ta, năm 2024, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Thới Bình đã chủ động phối hợp với ngành công an, các tổ chức chính trị - xã hội tạo điều kiện cho những người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn chính sách để học nghề, tạo việc làm, sinh kế khi làm lại cuộc đời.

Ðồng lòng thực hiện Nghị quyết 09

Từ đầu năm đến nay, huyện Phú Tân thực hiện được hơn 68.000 m lộ đất đen, đạt gần 133% so kế hoạch; hơn 43.000 m lộ bê tông, đạt 56%. Cùng với làm mới, việc duy tu, sửa chữa và kè chống sạt lở các công trình lộ bê tông trở thành phong trào rộng khắp, góp phần gìn giữ, bảo quản tốt các tuyến đường, phục vụ việc đi lại của người dân. Ðây là hiệu quả tích cực từ thực hiện Nghị quyết 09 của Huyện uỷ.

Ðổi mới hoạt động HÐND các cấp

Nhìn lại năm 2024, các hoạt động của HÐND tỉnh được đổi mới và chất lượng ngày càng nâng cao. Hoạt động giám sát có trọng tâm, trọng điểm, được tổ chức với nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả; kịp thời phát hiện, kiến nghị giải quyết, xử lý những vấn đề bức xúc của địa phương, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và thực thi pháp luật của tỉnh.

Ðội quân tóc dài kéo pháo

Ðó là Ðội Nữ pháo binh tỉnh Cà Mau những năm tháng kháng chiến, một thời khiến quân thù nghe tên đã khiếp sợ. Họ là những cô gái, áo bà ba giản dị, tóc dài thướt tha, nhưng gạt đi cuộc sống cá nhân để hy sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc.

Thu hồi đất mở rộng Cảng Hàng không Cà Mau - Người dân đồng thuận chủ trương

"Sau khi HÐND tỉnh ban hành nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để mở rộng, nâng cấp Cảng Hàng không Cà Mau, TP Cà Mau (chủ đầu tư) tiến hành các bước theo quy định, sớm thực hiện thu hồi đất, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công”, ông Huỳnh Văn Minh, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Cà Mau, cho biết.

Ðảng viên đi trước, đồng bào làm theo

Chi bộ Khóm 1, thị trấn Cái Ðôi Vàm có 27 đảng viên. Trong mỗi kỳ sinh hoạt, chi bộ đều lồng ghép nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng để đảng viên nâng cao nhận thức, phát huy vai trò gương mẫu; những thông tin xuất hiện trên mạng xã hội, hay dư luận mới đều được đưa ra để đảng viên trong chi bộ phân tích, nhận diện đúng sai. Từ đó, có cách làm hiệu quả để ứng phó với những thông tin không chính thống, thông tin xấu, độc để định hướng dư luận.