ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 4-5-25 03:32:33
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trên trận tuyến chống Covid-19

Báo Cà Mau (CMO) LTS: Trên trận tuyến “3 mũi giáp công” đẩy lùi Covid-19, Cà Mau gần như huy động toàn bộ lực lượng chống dịch. Ðiều chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây chính là sự hy sinh thầm lặng của những người đứng mũi chịu sào trên trận tuyến này, đặc biệt là thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay. Những chiến sĩ công an, quân đội, những “chiến binh áo blouse trắng” và những tình nguyện viên tổ Covid cộng đồng… gánh trên vai nhiệm vụ cao cả. Tất cả đồng tâm hiệp lực, nối thành vòng tay lớn quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi và tiêu diệt Covid-19, sớm trả lại cuộc sống bình thường mới cho Nhân dân.

Bài 1: Những người đứng mũi

Song song với nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, phòng, chống các loại tội phạm, giữ bình yên cuộc sống cho Nhân dân, khi dịch Covid-19 bùng phát, lực lượng Công an tỉnh Cà Mau nói riêng, cả nước nói chung đảm nhận vai trò chủ công, vừa kiểm soát, ngăn chặn nguồn lây từ bên ngoài, vừa tham gia truy vết, bóc tách tận gốc các trường hợp F ra khỏi cộng đồng. Có thể nói, nơi có nguy cơ lây bệnh, người dân sợ và “tránh đi cho lành” thì các anh xông vào làm nhiệm vụ, tất cả vì mục tiêu sớm ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh.

Hết dịch mới về

Thời gian đầu khi dịch mới bùng phát, tỉnh Cà Mau đã bố trí khoảng 30 chốt đường bộ, đường thuỷ siết chặt địa bàn. Lúc tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn, số lượng chốt, trạm đã nâng lên trên 100 chốt, với gần 35.000 lực lượng trực tiếp tham gia chống dịch. Trong đó có trên 15.000 lực lượng công an, quân đội, biên phòng ngày đêm túc trực, canh gác các chốt ven biển, địa bàn giáp ranh xuyên suốt đến nay.

Tại chốt Quản lộ Phụng Hiệp, hơn 5 tháng qua lực lượng luân phiên tham gia kiểm soát trên 100.000 lượt công dân, phương tiện vào địa bàn, đặc biệt khoảng thời gian cao điểm công dân từ các tỉnh Bình Dương, Ðồng Nai, TP Hồ Chí Minh trở về, có ngày lực lượng kiểm soát từ 3.000-10.000 lượt người, phương tiện thông chốt, nên nhiệm vụ anh em hết sức vất vả, nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao. Vì thế, để giữ an toàn cho người thân, cũng ngần ấy thời gian họ không dám về nhà. Và có lẽ từ đó hình thành nên những câu chuyện “nhà thì xa; đồn, chốt thì gần” trong lực lượng này, họ luôn giữ vững quyết tâm hết dịch mới về…!

Sau hơn 5 tháng ăn ở cùng đồng đội ở chốt, ngoài giờ làm nhiệm vụ, Ðại uý Nguyễn Hoài Phướng, cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, Tổ trưởng chốt kiểm soát Covid-19 Quản lộ Phụng Hiệp, với quần sọt, áo thun lội đồng cùng anh em giăng lưới, đặt lờ, hái rau, trút giá... góp phần cải thiện bữa ăn cho anh em tại chốt. Tính đường dài, anh em trực chốt còn mua cá giống thả nuôi, nay hầm cá rô đã đến lứa thu hoạch, luống mướp ra trái, rau xanh đủ phục vụ bữa ăn mỗi ngày.

Thỉnh thoảng Ðại uý Phướng chụp được khoảnh khắc lực lượng đang làm nhiệm vụ dưới những cơn mưa nặng hạt, hay đêm khuya, lúc trong ánh nắng bình minh, khi bảy sắc cầu vòng ánh lên trên bầu trời như trùm lấy anh em đang làm nhiệm vụ…Tất cả như muốn gửi gắm thông điệp, dù vất vả, gian nan mấy, anh em vẫn không ngại và trong tim luôn ấp ủ niềm tin, hy vọng một ngày gần nhất dịch bệnh được đẩy lùi, mọi người đón niềm vui, hạnh phúc trong trạng thái bình thường mới, các bạn và đồng nghiệp cũng được về nhà hoà trong tiếng cười vui rộn rã bên mái ấm gia đình.

"Ở vị trí tuyến đầu, cán bộ, chiến sĩ trong ngành thể hiện quan điểm “đi trước một bước, trên một cấp”, phải tạm gác lại việc riêng, việc gia đình, đặt nhiệm vụ chung lên trên hết, trước hết cùng các lực lượng liên quan chống dịch với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Ðó là tinh thần cống hiến thầm lặng của lực lượng Công an tỉnh Cà Mau, góp phần đảm bảo an toàn cho Nhân dân, hạn chế dịch bệnh lây lan, bùng phát diện rộng, góp phần nhanh chóng đẩy lùi đại dịch Covid-19”, Thượng tá Hồ Việt Triều, Phó giám đốc Công an tỉnh, nhấn mạnh.

Gian nan hành trình truy vết

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh, cuối tháng 7 dương lịch, Giám đốc Công an tỉnh đã ban hành quyết định thành lập Ban Chỉ đạo truy vết người có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 (Công an tỉnh) và 2 tổ công tác tham mưu, giúp việc công tác truy vết với 80 đồng chí tham gia. Từ đó đến nay, Tổ truy vết Công an tỉnh đã phối hợp cùng các đơn vị chuyên môn có liên quan truy vết 6.257 trường hợp F0, 8.007 trường hợp F1, 11.289 F2, 7.276 trường hợp F3 (dừng truy vết F3 ngày 16/10/2021). Ðồng nghĩa với ngần ấy thời gian lực lượng tham gia truy vết gần như làm việc hết công suất, không có khái niệm ngày nghỉ, giờ nghỉ hay lễ, Tết, ngày hay đêm. Các anh luôn trong tư thế sẵn sàng xuống địa bàn truy vết, khoanh vùng khi phát hiện F0, khẩn trương xác định các yếu tố dịch tễ, quá trình di chuyển của những trường hợp liên quan các ca dương tính trên địa bàn, góp phần kiềm chế, kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Có thể nói, nơi mọi người sợ, né tránh như khu vực cách ly, phong toả thì các anh phải lao vào nắm bắt thông tin từng hộ dân để lọc, tách F0 và các F liên quan ra khỏi cộng đồng ở môi trường với nguy cơ nhiễm bệnh rất cao, 24/24 giờ luân phiên nhau túc trực truy tìm các F liên quan.

Tổ truy vết Công an TP Cà Mau triển khai nhiệm vụ cho các thành viên.

Từ đầu tháng 7, thời điểm ghi nhận trường hợp dương tính đầu tiên trong cộng đồng tại xã An Xuyên, TP Cà Mau, kế đến là các chùm ca bệnh tại Khóm 4, Khóm 5 (Phường 6); chùm ca bệnh lò bánh thuộc Phường 4, đặc biệt số ca dương tính với Covid-19 trong tỉnh gần đây tăng liên tục… thì nhiệm vụ của các thành viên Tổ truy vết Covid-19 (Công an TP Cà Mau) càng hết sức nặng nề.

Trung tá Quách Minh Hải, Ðội trưởng Ðội An ninh, thành viên Tổ truy vết Covid-19 (Công an TP Cà Mau), thông tin: "Ban đầu, từ con số 1-2 ca cộng đồng/ngày đã thấy lo. Ðến nay, chỉ riêng trên địa bàn thành phố, hàng ngày lực lượng tiếp nhận xử lý 30-40 ca F0 và truy vết các F còn lại lên cấp số nhân 3, nhân 4".

Cái khó nhất thời điểm hiện nay là khi tỉnh áp dụng chuyển sang trạng thái bình thường mới, bà con tự do đi lại. Khi phát hiện F0 thì đối tượng đã đi rất nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người nên công tác truy vết rất vất vả, nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng cao. Trung tá Hải ví vi-rút Corona như loại “tội phạm vô hình”, mà vô hình thì càng gây nhiều khó khăn, vất vả trong công tác truy vết. Nhất là các trường hợp F0 đi đến nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người, hoặc trường hợp F0 thuộc đối tượng đặc biệt (câm điếc, tai biến, mù; không có điện thoại để liên lạc).

"Phải chi chúng như những tội phạm thực thụ, có thể nắm bắt thông tin đầu mối từ dân, quan sát thấy, nắm bắt từ hành động dễ dàng hơn, đằng này tên tội phạm vô hình Covid-19 cứ âm thầm, len lỏi tấn công cộng đồng, khi chúng có cơ hội bám lấy một ai ngoài cộng đồng, đồng nghĩa mầm bệnh lây lan rất nhanh”, Trung tá Hải tâm tình.

Song song với nhiệm vụ truy vết F0 và các trường hợp liên quan, đáng quý hơn khi các đồng chí trong Tổ truy vết Covid-19 ở nhiều địa phương trong tỉnh vừa chống dịch, vừa làm công tác dân vận khéo, gom góp tiền cá nhân, vận động mạnh thường quân chia sẻ vật chất, tinh thần cùng bà con trong khu vực phong toả, khu vực cách ly tập trung.

Thượng uý Nguyễn Hoàng Phúc, Ðội An ninh, Công an TP Cà Mau, thành viên Tổ truy vết Covid-19 (Công an TP Cà Mau) là một trong những gương mặt tiêu biểu, song hành 2 nhiệm vụ trên trận tuyến này. Từ lúc bùng phát dịch đến nay, mỗi khi có F0 cộng đồng, anh Phúc đều xuống địa bàn trực tiếp lấy thông tin gửi về đơn vị tổng hợp, báo cáo cấp trên. Ðã hơn 5 tháng nay Thượng uý Phúc ăn, ở cùng đồng nghiệp tại đơn vị. Ngần ấy thời gian, anh trực tiếp truy vết khoảng 100 trường hợp F0, 200 trường hợp F1, khoảng 500 trường hợp F2, vận động trên 1 tấn rau củ, hàng trăm suất quà, nhu yếu phẩm tặng bà con khu vực phong toả, khu cách ly tập trung.

Thượng uý Phúc thông tin, quá trình truy vết, trực tiếp đến gặp F0 trong bộ đồ bảo hộ kín mít, không được sử dụng quạt, máy lạnh, gặp ngay thời tiết nắng nóng rất ngột ngạt, nếu sức khoẻ yếu sẽ chịu không thấu. Ðặc biệt, khi gặp đối tượng F0 già, bệnh tật, hoặc đối tượng kinh doanh mua bán thì việc truy vết nơi đến trong 14 ngày rất khó khăn, có trường hợp bất hợp tác vì sợ cách ly, đưa thông tin sai sự thật.

"Bằng trách nhiệm, sự cảm thông, lực lượng phải kiên trì, nhẫn nại giải thích để người dân hiểu rõ việc truy vết thần tốc nhằm kịp thời ngăn chặn nguồn lây, bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình, hạn chế đến mức thấp nhất lây lan dịch bệnh ra cộng đồng thì bà con mới hợp tác”, anh Phúc chia sẻ.

“Toàn tỉnh hiện có 10 tổ truy vết Covid-19 (trong đó 1 tổ cấp tỉnh và 9 tổ cấp huyện, thành phố), với 342 lực lượng tham gia. Từ khi thành lập đến nay, cán bộ, chiến sĩ Tổ truy vết Công an tỉnh phải trực 100% quân số, sinh hoạt, ăn uống tại chỗ, làm việc 24/24, sẵn sàng tiếp nhận và triển khai truy vết các F nhanh chóng, kịp thời. Dù làm việc trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm, nhưng lực lượng truy vết luôn nỗ lực vượt qua: “Lấy công việc làm niềm vui, vượt qua khó khăn là động lực để hoàn thành tốt nhất yêu cầu, nhiệm vụ mà lãnh đạo tin tưởng giao phó””, Trung tá Phạm Nhất Duy, Tổ trưởng Tổ truy vết (Công an tỉnh), nhấn mạnh./.

 

Loan Phương

BÀI 2: CHỐNG LẠI “TỬ THẦN”

 

Ngày giải phóng Cà Mau

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.