ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-10-24 05:42:36
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trên trận tuyến chống Covid-19 - Bài cuối: Nối vòng tay lớn

Báo Cà Mau (CMO) “Thời gian qua, cả hệ thống chính trị của tỉnh đã cùng vào cuộc, với quyết tâm cao cho công tác phòng, chống dịch Covid-19. Trong đó, phải ghi nhận vai trò rất lớn của lực lượng tuyến đầu: Công an, quân sự, y tế, tổ Covid cộng đồng... Dù trong điều kiện khó khăn, vất vả, nhưng tất cả đã nỗ lực, cố gắng thực hiện nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Tất cả các lực lượng đã và đang chung tay góp sức nối thành vòng tay lớn, quyết tâm cùng với cả nước vượt qua đại dịch”, ông Trần Văn Hiện, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh.

Đến thời điểm này, lượng bệnh nhân dương tính với Covid-19 ngoài cộng đồng đã lên đến con số gần 3.300/tổng số hơn 9.000 trường hợp và nguy cơ lây lan rất lớn. Ðiều này đồng nghĩa với vai trò, trách nhiệm của người tham gia chống dịch cơ sở càng nặng nề, đặc biệt là vai trò nòng cốt của thành viên tổ Covid cộng đồng. Họ được ví như cánh tay nối dài cùng các lực lượng khác, vừa là “lá chắn”, vừa là “thế trận lòng dân”, giúp các ngành chức năng phòng chống, khoanh vùng và dập dịch sâu sát, kịp thời.

U70 xông pha chống dịch

Trong hành trình tìm hiểu, kiểm tra công tác chống dịch ở cơ sở, chúng tôi bắt gặp hình ảnh các cô, chú tuổi cao nhưng vẫn tình nguyện và tích cực tham gia tổ Covid cộng đồng.

Ông Trịnh Văn Kịch, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh, Tổ trưởng Tổ Covid cộng đồng số 2 (Ấp 3, xã Khánh Lâm, huyện U Minh) vinh dự nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Ðảng trong dịp Quốc khánh 2/9. Ở tuổi 76 nhưng ông Kịch luôn thể hiện tinh thần tiên phong ở mọi trận tuyến. Lao động sản xuất giỏi, đầu tàu dẫn dắt chi bộ đi lên từ những ngày đầu thành lập đến đầu tàu trong phong trào cựu chiến binh ấp. Và nay, trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, địa phương cần những cánh tay đắc lực tuyên truyền, hỗ trợ bà con phòng, chống dịch bệnh, ông Kịch tiếp tục xung phong nhận niệm vụ.

Ông Kịch cho biết: "Hơn 20 năm trong vai bí thư chi bộ, đến chi hội trưởng chi hội cựu chiến binh, ban đầu Ấp 3 có đến trên 30 hộ nghèo, sẽ xoá trắng trong năm nay. Tôi làm những việc được bà con tin tưởng nên vận động là bà con nghe và làm theo. Phát huy lợi thế ấy, tôi tình nguyện tham gia tổ Covid cộng đồng để góp sức huy động sức mạnh toàn dân tham gia chống dịch. Rất mừng, đến thời điểm này, tình hình dịch bệnh ở ấp khá ổn, bà con nỗ lực thích nghi, tập trung lao động sản xuất, góp phần cùng địa phương giảm nghèo”.

Vừa làm công tác tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, vừa ổn định tinh thần trong dân, thông báo hộ dân tham gia tiêm ngừa; tham gia đội lấy mẫu Covid-19 cộng đồng; rà soát, theo dõi, hỗ trợ nhắc nhở hộ cách ly tại nhà theo quy định; vận động bà con khắc phục khó khăn phát triển kinh tế, gắn với xây dựng nông thôn mới…, ngần ấy công việc thì gần như đầu mùa dịch đến nay ông Quách Văn Ngãi (Tư Ngãi), Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ Covid cộng đồng số 3, ấp Cồn Mũi, xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển ít ăn cơm nhà.

Một ngày theo chân ông Tư Ngãi và đoàn lấy mẫu Covid cộng đồng đi gõ cửa từng nhà lấy mẫu cộng đồng toàn ấp, chúng tôi phần nào thấu hiểu được sự vất vả của thành viên tổ Covid cộng đồng cơ sở, nhất là những địa bàn xa, lộ xe chưa tới, gặp những ngày mưa gió thì khó khăn vô cùng.

Toàn ấp Cồn Mũi có 6 tổ Covid cộng đồng, với 18 thành viên, mỗi tháng được hỗ trợ 5 triệu đồng kinh phí hoạt động, nếu chia ra đầu người, chỉ khoảng 250.000 đồng/người/tháng.

Theo lời ông Tư Ngãi: "Nếu tính toán công sức quy ra tiền có lẽ không ai làm, là đảng viên, khi quê hương cần, chúng tôi làm vì tinh thần trách nhiệm đối với Nhân dân. Ðặc biệt thời điểm này, tinh thần trách nhiệm càng phải cao hơn sức mạnh đồng tiền, giống như thời chiến tranh, vì độc lập, tự do, những người lính đã xông pha chiến trường không kể mạng sống và cũng đâu nghĩ một ngày được đền đáp công lao”.

Xung phong nơi "vùng đỏ"

Ấp Hiệp Hoà Tây, xã Ngọc Chánh, huyện Ðầm Dơi vừa trải qua đợt càn quét của đại dịch Covid-19. Sau tất cả mọi việc, trong mất mát, thương tâm, người dân nơi đây nhận ra những điều trân quý, đó là “tình người” trong tâm dịch.

Hơn 21 ngày chống chọi với dịch bệnh, tại khu vực phong toả ấp Hiệp Hoà Tây, 54 thành viên của 18 tổ Covid cộng đồng của ấp gần như dành trọn thời gian lo cho bà con. Từ đầu tháng 8 đến nay, ấp Hiệp Hoà Tây đón trên 60 lượt công dân từ các tỉnh Bình Dương, Ðồng Nai, TP Hồ Chí Minh trở về địa phương. Khi bà con đã thực hiện cách ly y tế theo quy định, đang theo dõi sức khoẻ tại nhà thì trong số ấy xuất hiện 2 trường hợp dương tính.

Ông Lê Văn Thích, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ Covid số 1, ấp Hiệp Hoà Tây, cho biết: “Ðiều chúng tôi lo lắng nhất cũng đến, Covid đã len lỏi về địa bàn ấp, dẫn đến phải thiết lập khu vực phong toả với 102 hộ, 319 khẩu. Bản thân tôi trong quá trình đến từng nhà nắm thông tin y tế đã trở thàn F1. Mấy ngày sau, từ 2 ca nhân lên đến 23 ca, khi ấy, từng thành viên Tổ Covid cộng đồng gần như phát huy hết công lực. Ðầu tiên, chúng tôi trấn an tâm lý bà con, khuyến khích bà con nhà ai ở nhà nấy, thiếu gì báo chúng tôi sẽ đến hỗ trợ".

Trong ấp có trên 60 trường hợp thuộc diện khó khăn, hộ nghèo cần được hỗ trợ thường xuyên. Trong khoảng thời gian ấy, các thành viên Tổ Covid cộng đồng đi chợ hộ, vận động mạnh thường quân, vận chuyển gạo, nhu yếu phẩm đến từng nhà, tổng cộng trên 2 tấn gạo, trên 300 suất quà, trên 2 tấn rau củ, nhu yếu phẩm…, cơ bản đáp ứng nhu cầu người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau.

"Ðiều hạnh phúc nhất của chúng tôi là sau 21 ngày thiết lập khu vực phong toả, chúng tôi đã chung tay dập dịch thành công, bà con được trở lại cuộc sống bình thường mới”, ông Thích chia sẻ.

Tại thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, số ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng những ngày qua tăng liên tục.

Sống ngay tâm dịch, cả gia đình chị Phan Thị Nhiên, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ, Tổ trưởng Tổ Covid cộng đồng số 1 (Khóm 1, thị trấn Sông Ðốc) đồng lòng tham gia chống dịch, đồng thời là đầu mối vận động mạnh thường quân khá lớn để giúp bà con lúc khó khăn.

Dù công việc khá vất vả nhưng chị Phan Thị Nhiên (thứ 2 từ phải sang) và thành viên tổ Covid cộng đồng vẫn lạc quan, truyền năng lượng tích cực đến mọi người.

Chồng chị Nhiên chạy đò và mua bán thuỷ hải sản. Sẵn có đò, anh tình nguyện vận chuyển thực phẩm miễn phí hỗ trợ bà con cách ly trên ghe biển. Con trai chị Nhiên, 17 tuổi, là đoàn viên của Khóm 1 cũng tích cực tham gia tất cả các hoạt động khi địa phương cần. Riêng chị Nhiên đến nay đã vận động trên 25 tấn gạo hỗ trợ bà con khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trên địa bàn thị trấn.

Sáng 24/11, khi gọi cho chị để nắm tình hình dịch bệnh thì được biết chị Nhiên đang xuống nhà một hội viên phụ nữ của khóm, gia đình có đến 8 F0, trong đó có một cụ già vừa mất, tất cả thành viên đang cách ly điều trị tại bệnh viện nên nhờ chị Nhiên đến nhà lập bàn thờ, đón vong linh người quá cố.

“Từ đầu tháng 10 đến nay, dịch bệnh đã lây lan ra 6/13 khóm trên địa bàn, với trên 250 trường hợp F0 và trên 650 trường hợp F1, riêng Khóm 1 có gần 60 trường hợp F0. Dự đoán dịch bệnh sẽ còn diễn biến phức tạp bởi thị trấn Sông Ðốc lượng người tập trung khá đông, ngay thời điểm ghe biển vào bờ, cao điểm có lúc lên đến 50.000 khẩu thường trú và tạm trú, các điểm chợ truyền thống vẫn hoạt động. Thời điểm này, vợ chồng tôi và con trai động viên nhau giữ gìn sức khoẻ, vượt qua khó khăn, tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng, với mong muốn góp phần cùng chính quyền địa phương sớm khống chế dịch bệnh, giúp bà con quê mình sớm trở lại cuộc sống bình thường”, chị Nhiên tâm tình.

Toàn tỉnh Cà Mau hiện có trên 5.800 tổ Covid cộng đồng, với gần 18.000 người trực tiếp tham gia. Mỗi thành viên tổ Covid cộng đồng đều xung phong chống dịch, thực hiện nhiều việc làm ý nghĩa, nhân văn, xuất phát từ tâm như ông Kịch, ông Tư Ngãi, ông Thích, chị Nhiên. Họ được ví như những người hùng thầm lặng, đã và đang chung sức nối vòng tay lớn, huy động sức mạnh toàn dân tham gia phòng, chống dịch, hướng đến mở rộng vùng xanh, làm sạch địa bàn./.

 

Loan Phương

 

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào?

Ðào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) để thoát nghèo, cải thiện toàn diện cuộc sống gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS là chủ trương, chính sách ưu việt, nhân văn của Ðảng, Nhà nước, được triển khai thực hiện bằng nhiều nguồn lực, đa dạng các hình thức hỗ trợ.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài cuối: Ðúng quy định, sát thực tiễn

Công tác cán bộ là công việc hệ trọng của Ðảng ta, nhưng cũng là khâu khó, cần phải được tiến hành đúng mục đích, yêu cầu, nguyên tắc; trong tổ chức thực hiện đảm bảo quy trình chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch. Ðồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh, khẳng định: “Ðối tượng, chức danh bố trí trong điều động, luân chuyển tại Cà Mau đảm bảo đúng Quy định số 65-QÐ/TW”.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài 2: Khoá đào tạo đặc biệt

Quy định của Ðảng về thời gian luân chuyển, điều động cán bộ từ 3 năm trở lên. Ðây được coi là khoá đào tạo cán bộ đặc biệt, là môi trường “luyện vàng, giũa ngọc”, để lựa chọn những người đủ đức, đủ tài, ngang tầm với nhiệm vụ được giao phó. Bởi khi tiếp cận thực tiễn, sâu sát với đời sống Nhân dân, mỗi cán bộ sẽ tích luỹ, bồi tụ cho bản thân rất nhiều điều bổ ích; những bài học kinh nghiệm thiết thân, quý giá. Từ đó mang lại những giá trị cống hiến thực chất, thực sự cho Ðảng, cho Nhân dân.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc”

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, trọng yếu, thường xuyên, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Ðảng; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Trong đó, xây dựng Ðảng về tổ chức, đặc biệt là công tác cán bộ, được Ðảng ta xác định là vấn đề “then chốt của then chốt”.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.