ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 15-1-25 16:57:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chống ngập cho TP Cà Mau cần giải pháp căn cơ

Báo Cà Mau Hệ thống mương thoát nước thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo năng lực, cùng với cao trình nhiều tuyến đường thấp hơn so với mực nước triều cường... được xác định là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngập cục bộ tại nhiều khu vực trên địa bàn TP Cà Mau khi có mưa lớn.

Những năm gần đây, tình trạng nhiều tuyến đường trên địa bàn TP Cà Mau bị ngập trong và sau mưa thường xuyên xảy ra, thậm chí có những khu vực ngập rất sâu. Các tuyến đường như: Phan Ngọc Hiển, Trần Hưng Ðạo, Lê Lợi, Ðề Thám, Hoàng Diệu... hay khu vực Quảng trường Phan Ngọc Hiển và khu vực lân cận, là những điểm nóng về tình trạng ngập úng cục bộ khi xảy ra mưa lớn, nhất là mưa đúng lúc triều cường dâng cao. Tình trạng ngập úng cục bộ không chỉ ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, đi lại và kinh doanh của người dân mà còn dẫn đến tác động hạ tầng giao thông bị hư hỏng, một số tuyến đường xuất hiện tình trạng bong tróc tạo ra những hố lớn, sâu sau đợt ngập.

Là khu vực thường xuyên bị ngập sâu khi có mưa lớn, Quảng trường Phan Ngọc Hiển đang được triển khai hệ thống thoát nước có tổng chiều dài 2.966 m, cùng với việc san lấp nâng cao mặt bằng hơn 50.700 m2. Là khu vực thường xuyên bị ngập sâu khi có mưa lớn, Quảng trường Phan Ngọc Hiển đang được triển khai hệ thống thoát nước có tổng chiều dài 2.966 m, cùng với việc san lấp nâng cao mặt bằng hơn 50.700 m2.

Hẳn người dân trên địa bàn TP Cà Mau vẫn chưa thể quên đợt mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, áp thấp nhiệt đới xảy ra vào tháng 10/2020. Sau gần 1 tháng bị ngập trong nước, nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh bị hư hỏng nặng nề. Thống kê thời điểm đó cho thấy, để giặm vá đường, khôi phục lại hiện trạng ban đầu trên tất cả các tuyến đường trong tỉnh thì cần trên 140 tỷ đồng và riêng TP Cà Mau, mức độ thiệt hại lên đến trên 50 tỷ đồng.

Từ khi bước vào mùa mưa đến nay, trên địa bàn thành phố không ít lần xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ. Ðiển hình như đợt mưa lớn những ngày cuối tháng 8 và đầu tháng 9 vừa qua, mưa chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng đã khiến nhiều tuyến đường, khu dân cư trên địa bàn thành phố bị ngập úng cục bộ.

Mỗi khi mưa lớn kết hợp với triều cường, nhiều tuyến đường trên địa bàn TP Cà Mau lại bị ngập úng cục bộ (Ảnh chụp trên đường Phan Ngọc Hiển vào ngày 20/8).

Cao trình nhiều tuyến đường hiện nay cũng đang là vấn đề đáng lo ngại. Nhiều tuyến đường như: Lê Lợi, Ðề Thám, Hoàng Diệu... mặt đường thậm chí vẫn bị ngập kể cả khi không có mưa. Lý giải tình trạng này, ông Mã Minh Tâm, Giám đốc Sở Xây dựng, cho biết, nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố hiện nay thấp hơn so với mực nước triều cường.

Phân tích thêm những nguyên nhân ngập úng cục bộ thời gian qua, ông Tâm chỉ rõ, hệ thống mương thoát nước của TP Cà Mau được đầu tư qua rất nhiều thời kỳ nên chưa đồng bộ. Ðây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mưa lớn sẽ bị ngập cục bộ, nếu gặp đợt triều cường, mực nước bên ngoài cao hơn bên trong thì tình trạng ngập diễn ra nghiêm trọng hơn.

Cà Mau là tỉnh ven biển, địa hình thấp, lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu nên tình trạng ngập úng do mưa lớn và triều cường là điều khó tránh khỏi. Theo dự báo, mùa mưa năm 2024 trên địa bàn tỉnh có lượng mưa cao hơn trung bình các năm trước.

Theo đó, TP Cà Mau đã và đang gấp rút triển khai các giải pháp để giảm tình trạng ngập úng cục bộ. UBND thành phố đã chỉ đạo rà soát và triển khai thực hiện đấu nối 24 điểm thoát nước bị ngập cục bộ trên địa bàn các phường 5, 6 và 7, tiến hành nạo vét mương, cống thoát nước trên các tuyến đường và các cửa xả... Tuy nhiên, có thể thấy, đây cũng chỉ là giải pháp trước mắt, chưa phải căn cơ lâu dài, nhất là trước tác động của biến đổi khí hậu, mưa lớn, triều cường ngày một nghiêm trọng, khó lường hơn.

UBND TP Cà Mau đã chỉ đạo rà soát và triển khai thực hiện đấu nối 24 điểm thoát nước bị ngập cục bộ trên địa bàn (Một trong những điểm đấu nối thoát nước trên đường Trần Hưng Đạo).

Ông Tâm cho biết thêm, trong quy hoạch chung của TP Cà Mau đang trình xin ý kiến đóng góp, có giải pháp hệ thống đê, để chống ngập bằng bơm thoát nước khi cần thiết. Ngoài ra, tiếp tục có buổi làm việc với các ngành có liên quan để đề xuất dự án thí điểm chống ngập cho khu vực kênh Thống Nhất và khu vực đô thị lân cận. Tuy nhiên, đó là chuyện lâu dài, trước mắt thành phố cần tiếp tục khai thông các mương, cống thoát nước. 

Mưa lớn kéo dài, triều cường, nước biển dâng dẫn đến tình trạng ngập úng là chuyện gần như không thể tránh khỏi. Thực tế này đã và đang tiếp tục ảnh hưởng lớn đến đời sống, đi lại, hoạt động kinh tế của người dân và làm thiệt hại không nhỏ đến các công trình công cộng, nhất là hạ tầng giao thông, gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh... Giải pháp đê bao kết hợp bơm cưỡng bức đang là đề xuất đáng lưu tâm, để thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Ông Tô Hoài Phương, Chủ tịch UBND TP Cà Mau, cho biết, hạ tầng thoát nước là một trong những khó khăn lớn nhất của thành phố hiện nay, khi xuất hiện mưa lớn và triều cường thì tình trạng ngập úng cục bộ xảy ra nhiều nơi. Trong thời gian qua, thành phố đã triển khai thực hiện quyết liệt việc duy tu, nạo vét khơi thông dòng chảy kênh mương thoát nước, tuy nhiên cần phải có thêm thời gian và nguồn lực mới có thể giải quyết dứt điểm.

 

Nguyễn Phú

 

Ðô thị văn minh nơi cửa biển

"Thị trấn Sông Ðốc đã hoàn thành 9 tiêu chí, 52/52 nội dung đô thị văn minh (ÐTVM) và trở thành đô thị thứ 2 của huyện Trần Văn Thời chính thức được công nhận ÐTVM. Ðây là kết quả từ sự quan tâm của lãnh đạo huyện, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị; sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân trên địa bàn thị trấn”, ông Võ Quốc Thống, Bí thư Ðảng uỷ thị trấn Sông Ðốc, phấn khởi chia sẻ.

Lan toả ý thức bảo vệ môi trường

Ô nhiễm chất thải nhựa đã trở thành một trong ba thách thức toàn cầu lớn nhất về môi trường hiện nay. Chống rác thải nhựa là cuộc chiến dài hơi và không hề đơn giản. Trước hết, mỗi người dân cần nâng cao ý thức, trách nhiệm với môi trường sống, loại bỏ rác thải nhựa từ những thói quen thường nhật.

Khánh thành công trình thanh niên “Thắp sáng đường biên”

Sáng nay (7/1), Tỉnh đoàn Cà Mau tổ chức khánh thành công trình thanh niên “Thắp sáng đường biên” tại xã Khánh Thuận, huyện U Minh. 

Kỳ vọng những thành công mới

Vượt qua rất nhiều khó khăn, khép lại năm 2024 bằng những thành tích nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Phú Tân bước vào năm mới 2025 với niềm tin, kỳ vọng những thành công mới.

Phú Thuận tiến gần đến nông thôn mới nâng cao

Trải qua hành trình nỗ lực phấn đấu, xã Phú Thuận (huyện Phú Tân) đang tiến gần đến mục tiêu hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao. Ông Lê Văn Ðen, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận, phấn khởi cho biết: "Qua rà soát theo Bộ tiêu chí về xã đạt chuẩn NTM nâng cao trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025, xã tự đánh giá đạt 19/19 tiêu chí. Huyện đã tổ chức kiểm tra, đánh giá xã đạt 19/19 tiêu chí, đang chờ Hội đồng thẩm định tỉnh".

Khánh Bình Tây về đích nông thôn mới

Niềm vui như được nhân đôi trong thời khắc chuẩn bị đón chào năm mới 2025 khi xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời chính thức đón nhận Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) sau nhiều năm phấn đấu, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và Nhân dân. Càng vui hơn, đây là xã cuối cùng (11/11) của huyện về đích NTM, góp phần quan trọng đưa huyện Trần Văn Thời từng bước đạt chuẩn huyện NTM.

Xây dựng thành phố văn minh

Thời gian qua, các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị từ thành phố đến xã, phường luôn quan tâm, triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hoá (ÐSVH) gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh (ÐTVM), góp phần phát triển thành phố văn minh, hiện đại.

Ðộng lực cho nhiều mục tiêu mới

Ông Nguyễn Hồng Vệ, Bí thư Huyện uỷ Ngọc Hiển, thông tin, năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng, diễn ra đại hội đảng bộ cơ sở và cũng là năm huyện Ngọc Hiển quyết tâm dồn sức về đích huyện nông thôn mới (NTM). Cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong huyện đoàn kết, đồng thuận, nhất trí thực hiện đạt các mục tiêu đề ra.

Vấn nạn vứt trộm rác thải

Bên cạnh rác thải sinh hoạt được thu gom và xử lý hằng ngày, trên địa bàn TP Cà Mau cũng không thiếu những bãi rác thải tự phát mà những thứ vứt đi là tủ, bàn, ghế sofa, phế thải xây dựng, bồn cầu, chăn ga gối nệm... gọi chung là rác thải cồng kềnh. Vấn nạn vứt trộm các loại rác này tồn tại từ ngày này qua ngày khác, không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn mất mỹ quan đô thị. Ngành chức năng và người dân đều bối rối trong vấn đề xử lý.

Nông thôn ngày thêm đổi mới

Khi bắt tay vào triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, Cà Mau là tỉnh có xuất phát điểm thấp. Thời điểm năm 2010, bình quân mỗi xã chỉ đạt khoảng 3,5 tiêu chí, thậm chí nhiều xã trắng tiêu chí; tỷ lệ hộ nghèo cao (gần 14%); đồng thời, phải chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng, sụt lún, sạt lở đất... Khó khăn là vậy, nhưng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, nhất là từ Nhân dân, hành trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.