ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 28-7-25 16:34:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trù phú làng nghề

Báo Cà Mau Toàn tỉnh Cà Mau có gần 40 làng nghề tiểu thủ công nghiệp được công nhận và nhiều làng nghề thực hiện mô hình gắn với phát triển du lịch như: chuối khô, tôm khô, khô cá bổi, dưa bồn bồn, trồng bí đỏ, đan mê bồ truyền thống, làm bánh phồng tôm, muối ba khía, nuôi thuỷ sản...

Hầu hết các làng nghề và các cơ sở làm nghề truyền thống ăn nên làm ra, có nhiều làng nghề đã trở thành làng tỷ phú, nhiều cơ sở có lợi nhuận từ vài trăm triệu đồng đến vài tỷ đồng mỗi năm. Các làng nghề hằng năm giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Làng nghề nuôi và đánh bắt thuỷ sản xứ Rạch Gốc, Tân Ân đang đánh thức tiềm năng vùng đất xứ rừng, xứ biển Ngọc Hiển.

Làng nghề nuôi và đánh bắt thuỷ sản xứ Rạch Gốc, Tân Ân đang đánh thức tiềm năng vùng đất xứ rừng, xứ biển Ngọc Hiển.

Nghề làm tôm khô truyền thống xứ Đầm Dơi đang phát triển mạnh. (Ảnh chụp tại cơ sở của chị Ngọc Giàu, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, sản phẩm đạt chuẩn OCOP 5 sao).

Nghề làm tôm khô truyền thống xứ Đầm Dơi đang phát triển mạnh. (Ảnh chụp tại cơ sở của chị Ngọc Giàu, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, sản phẩm đạt chuẩn OCOP 5 sao).

Đến làng nghề làm khô cá bổi ở ấp Đá Bạc A, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng. Từ chỗ nghèo khó, nhờ chí thú làm ăn mà các hộ trở nên khá giàu, nhiều người trở thành tỷ phú.

Đến làng nghề làm khô cá bổi ở ấp Đá Bạc A, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng. Từ chỗ nghèo khó, nhờ chí thú làm ăn mà các hộ trở nên khá giàu, nhiều người trở thành tỷ phú.

Cũng tại huyện Trần Văn Thời, nhiều người trồng bí đỏ, rau màu ở Ấp 5, xã Trần Hợi đã trở nên giàu có, xóm làng khang trang.

Cũng tại huyện Trần Văn Thời, nhiều người trồng bí đỏ, rau màu ở Ấp 5, xã Trần Hợi đã trở nên giàu có, xóm làng khang trang.

Nghề đan đát truyền thống Thới Bình thôn thuộc xã Biển Bạch Đông, Tân Bằng có gần trăm năm tuổi, đến nay vẫn duy trì và phát triển.

Nghề đan đát truyền thống Thới Bình thôn thuộc xã Biển Bạch Đông, Tân Bằng có gần trăm năm tuổi, đến nay vẫn duy trì và phát triển.

 

Anh Duy thực hiện

 

Sáng y đức, vững chuyên môn

Những năm qua, tỉnh Cà Mau không ngừng đầu tư phát triển ngành y tế, từ hạ tầng đến nhân lực. Hệ thống y tế công lập được củng cố, trang thiết bị hiện đại dần được trang bị đồng bộ. Nhiều kỹ thuật mới được áp dụng, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và phục vụ người dân tốt hơn.

Tiểu vùng III - Bắc Cà Mau sẵn sàng vụ hè thu

Những ngày này, tại vùng ngọt hoá Tiểu vùng III - Bắc Cà Mau như: Khánh Bình, Khánh Hưng, Ðá Bạc, Trần Văn Thời..., nông dân tích cực tập trung chăm sóc vụ lúa hè thu năm 2025. Ðây là vụ lúa thường đạt năng suất thấp, không thuận lợi so với vụ đông xuân, bởi thời tiết mưa nhiều, dễ xảy ra tình trạng ngập úng.

Di tích Quốc gia đặc biệt Căn cứ Cái Chanh

Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Căn cứ Cái Chanh toạ lạc tại ấp Cây Cui, xã Ninh Thạnh Lợi, tỉnh Cà Mau, là một trong những di tích mang đậm dấu ấn lịch sử của cách mạng tỉnh Bạc Liêu (cũ) nói riêng và của cách mạng miền Nam Việt Nam nói chung trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước.

Hình tượng Đức Quốc Tổ và Vua Hùng ở Cà Mau

Vua Hùng là biểu tượng thiêng liêng gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trên vùng đất cực Nam Tổ quốc, hình tượng Vua Hùng và Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân không chỉ được khắc ghi trong tâm khảm người dân Cà Mau mà còn hiện diện rõ nét qua nhiều công trình văn hóa, tín ngưỡng.

Diện mạo mới ở Công viên Hùng Vương

Sau khoảng thời gian được nâng cấp, cải tạo một số hạng mục, Công viên Hùng Vương (phường Tân Thành), nơi được xem như “lá phổi xanh” giữa lòng đô thị Cà Mau, nay khoác diện mạo mới, vừa đáp ứng nhu cầu của người dân, vừa tạo điểm nhấn mỹ quan.

Sắc mới ở những miền quê Khmer

Sở hữu nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp cùng các lễ hội truyền thống độc đáo, đồng bào Khmer góp phần làm giàu bản sắc văn hóa của vùng đất Cà Mau. Những năm qua, nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và nỗ lực vươn lên của chính người dân, vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống đang từng ngày chuyển mình, khoác lên “chiếc áo mới” đầy rạng rỡ.

Giăng lưới cá sặt mùa mưa

Mưa bắt đầu từ giữa khuya, rả rích đến sáng. Những hạt mưa đầu mùa như tưới mát cả một khoảng trời khô hạn, làm mềm đất, làm đầy ruộng, và làm dậy mùi phù sa ngai ngái. Trong màn mưa nhoè nhoẹt, người đàn ông quê xách chiếc lưới trên tay, bước xuống ruộng, mương bắt đầu một mùa giăng cá sặt.

Sẵn sàng tâm thế, đưa tỉnh Cà Mau mới phát triển nhanh và bền vững

Thực hiện Nghị quyết số 60/NQ-TW ngày 12/4/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII và các văn bản chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thời gian qua hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu đã vào cuộc với tinh thần quyết liệt, trách nhiệm cao. Theo đó, mọi công việc chuẩn bị cho ngày hợp nhất tỉnh đều đã sẵn sàng, với tâm thế phấn khởi, quyết tâm đưa tỉnh Cà Mau mới phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với tiềm năng và vị thế của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc.

Ðảo ngọc nơi cực Nam

Cụm đảo Hòn Khoai - hòn ngọc trên biển Ðông nơi địa đầu cực Nam Tổ quốc (thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), có diện tích trên 4 km2, bao gồm 5 đảo. Ðây là nơi ghi dấu mốc son lịch sử cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai do Anh hùng Phan Ngọc Hiển lãnh đạo giành thắng lợi trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp xâm lược. Ngày 13/12/1940, ngày khởi nghĩa Hòn Khoai, được chọn làm ngày Truyền thống cách mạng của Ðảng bộ và quân, dân Cà Mau. Hòn Khoai được công nhận Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp quốc gia năm 1990.

Ấm áp mùa thi

Trong hai ngày 25-26/6, tại 17 điểm thi tốt nghiệp THPT trên địa bàn tỉnh, hơn 1.600 lượt tình nguyện viên từ 34 đội hình “Tiếp sức mùa thi” đã đồng hành, sẻ chia, lan toả yêu thương bằng những hành động thiết thực và đầy cảm xúc.