ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 18:31:07
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trung tâm văn hoá: Góc nhìn từ thực tiễn đầu tư

Báo Cà Mau (CMO) LTS: Khi số lượng trung tâm văn hoá - thể thao - học tập cộng đồng (gọi tắt là trung tâm văn hoá) tăng lên thì hiệu quả hoạt động lại có phần đi xuống. Việc xây dựng và vận hành các thiết chế văn hoá mới chỉ đáp ứng được phần bên ngoài, nên nhiều công trình có vốn đầu tư hàng tỷ đồng xây lên chỉ để đủ điều kiện đạt chuẩn xã nông thôn mới, gây lãng phí cùng nhiều ý kiến trái chiều trong Nhân dân. Ðiều đặc biệt quan tâm, nhiều trung tâm văn hoá xếp hạng trung bình và yếu nhiều năm liền nhưng chưa có giải pháp khắc phục. Ban chủ nhiệm lại chưa thể hiện hết vai trò, trách nhiệm trong việc điều hành, tổ chức trung tâm với nhiều lý do khác nhau. Phóng viên báo Cà Mau đã có nhiều cuộc phỏng vấn và trao đổi với lãnh đạo địa phương, ngành chức năng về góc nhìn từ thực tế đầu tư các trung tâm văn hoá trong toàn tỉnh.

Bài 1: Mỗi nơi xây dựng một kiểu

Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, sức sống các giá trị văn hoá tinh thần của người Việt Nam đều nằm ở cộng đồng dân cư và được cộng đồng nuôi nấng, duy trì, bảo tồn và phát triển. Vì vậy, vị trí xây dựng các trung tâm văn hoá (TTVH) phải được đặt tại các khu đông dân cư, hay những nơi có điều kiện giao thông thuận lợi để người dân đến vui chơi, giải trí. Tuy nhiên, do không có quy hoạch, lại thiếu quỹ đất, nên người dân hiến đất đâu xây đó, dẫn đến nhiều trung tâm sau khi xây xong không người vào sinh hoạt, trở nên lãng phí.

Tỉnh Cà Mau hiện có 101 xã, phường, thị trấn. Trong 82 xã toàn tỉnh có đến 60 xã đã được đầu tư xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng TTVH, tổng diện tích xây dựng là 316.500 m2. Trung tâm có diện tích sử dụng thấp nhất là 336 m2 (xã Biển Bạch, huyện Thới Bình), trung tâm có diện tích sử dụng lớn nhất 15.000 m2 (xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển; xã An Xuyên, TP Cà Mau). Có 22/55 trung tâm (chiếm 40%) có diện tích quy hoạch và sử dụng dưới 2.000 m2, thiếu chuẩn quy định của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) (quy định tối thiểu 2.000 m2).

Lãng phí ngay từ khi mới xây

Qua kiểm tra thực tế của Sở VH-TT&DL đầu năm 2021, toàn tỉnh có 55/60 trung tâm đủ điều kiện để đánh giá, xếp loại; 5 trung tâm còn lại mới được đầu tư xây dựng, chưa tổ chức nhiều hoạt động. Theo đó, có 38 trung tâm xếp loại trung bình và yếu, chiếm gần 70%; 18 trung tâm xếp loại khá, tốt, chiếm trên 30%. Cụ thể, tỷ lệ các trung tâm xếp loại D (yếu) chiếm 16,36%; loại C (trung bình) chiếm 47,27%; loại B (khá) đạt 23,64%; loại A (tốt) đạt 9,1%.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới các TTVH hoạt động kém hiệu quả, lãng phí công năng các thiết chế văn hoá này và một trong các nguyên nhân chủ yếu là xây dựng không phù hợp với thực tế của địa phương. Trưởng phòng văn hoá thông tin huyện Trần Văn Thời Tô Hồng Chính cho biết: “Trước đây, do gấp rút xây dựng mà chưa tính toán đến địa hình, địa thế đất đai, để rồi nay xuống cấp trầm trọng. Ðơn cử như TTVH xã Khánh Lộc, hiện toàn bộ phần nền đã sụp lún, hội trường đa năng không mở được cửa. Nguyên nhân do xây dựng gấp rút, trên nền đất yếu nên đưa vào sử dụng không lâu thì xảy ra tình trạng này. Hiện mặc dù đã sửa chữa xong nhưng chỉ mang tính chắp vá tạm thời”.

Cũng theo kết quả khảo sát gần đây nhất của Sở VH-TT&DL, hiện nay toàn tỉnh có 7 trung tâm bị sụp, lún phần nền; 6 trung tâm bị hư hỏng la phông, trần nhà; 8 trung tâm không có lối đi riêng, phải nhờ lối đi chung với khu hành chính của xã. Từ đó, ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho người dân.

Vì nhu cầu có TTVH để đủ điều kiện công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới theo lộ trình, nên TTVH xã Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời) được gấp rút xây dựng trên thửa đất chưa thống nhất được đường đi. Xã An Xuyên (TP Cà Mau) cũng vậy, do đến lộ trình công nhận xã nông thôn mới mà buộc phải xây TTVH nằm ở nơi heo hút “khỉ ho, cò gáy”… Thử hỏi ai ra đó sinh hoạt cộng đồng! Anh Nguyễn Chí Công (Ấp 3, xã An Xuyên) nói: “TTVH xây dựng ở tuốt ngoài ruộng, thử hỏi vui chơi gì trong đó. Trung tâm phải ở khu dân cư, rồi phải tổ chức hoạt động thể thao để thu hút thanh niên vào sinh hoạt. Chứ xây hoành tráng rồi bỏ đìu hiu thì lãng phí quá”. Câu nói nghe chân tình, mộc mạc chân quê, nhưng không dễ để tìm câu trả lời thoả đáng.

Phó giám đốc Sở VH-TT&DL Nguyễn Chí Công cho rằng: “Ngay từ lúc xây đã không tính toán kỹ đến mục tiêu hoạt động của TTVH để gắn vào vị trí xây dựng. Nhiều TTVH xây dựng xa khu dân cư và chung với trụ sở hành chính của xã, với suy nghĩ đơn giản của địa phương là sẽ dễ quản lý và sử dụng mà không nghĩ rằng trung tâm là để cộng đồng dân cư sinh hoạt. Gắn với khu hành chính xã rồi ai dám vô đây hát hò hay sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể thao trong... giờ làm việc. Ðiều này lý giải tại sao khi số lượng trung tâm tăng lên thì hiệu quả hoạt động có phần giảm sút”. Ông Công nhìn nhận: “Vị trí xây dựng là một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Hầu hết các TTVH chưa phát huy hiệu quả như mong muốn là do xây dựng ở vị trí không phù hợp, xa khu dân cư hoặc trong khu hành chính của xã. Nên sắp tới, chúng tôi kiến nghị địa phương nên tìm cách hoán đổi vị trí để tạo điều kiện thuận lợi cho trung tâm hoạt động tốt hơn”.

Ông Công cho biết thêm, theo Ðề án nâng cao chất lượng hoạt động của TTVH, ngành sẽ xin chủ trương cho hoán đổi hoặc di dời những TTVH xây dựng không đúng vị trí hoặc đề xuất xây dựng cụm trung tâm liên xã để đảm bảo hiệu quả trong hoạt động. Ngoài ra, ngành cũng đề xuất thông qua HÐND xin hỗ trợ thêm phụ cấp cho ban chủ nhiệm để việc quản lý trung tâm hiệu quả hơn.

Chống lãng phí bằng cách sử dụng sai mục đích

Cũng theo kết quả khảo sát của Sở VH-TT&DL, tại 55 trung tâm có tổng số 206 phòng chức năng, trong đó có 103 phòng sử dụng đúng mục đích, 50% còn lại sử dụng chưa đúng công năng, như làm phòng làm việc của hội đặc thù, kho chứa đồ, phòng họp trực tuyến, điểm bưu điện, điểm giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội...

“Chính vì xác định sai hoạt động từ ban đầu của trung tâm nên đã qua có rất nhiều trung tâm xây dựng trong khu hành chính của xã để địa phương tiện bề quản lý, thậm chí... sử dụng luôn các phòng chức năng của trung tâm. Hội trường đa năng được bố trí bàn ghế cố định và địa phương sử dụng thành hội trường sinh hoạt chính trị”, ông Nguyễn Chí Công nhận định.

Theo Thông tư số 06/2011 của Bộ VH-TT&DL, các TTVH không có chức năng kinh doanh và UBND phường, xã, thị trấn không được phép cho thuê mặt bằng để kinh doanh. Nhưng do thiếu vốn mua sắm trang thiết bị, dụng cụ vui chơi giải trí, thể dục thể thao, chưa thu hút được người dân đến vui chơi giải trí như kỳ vọng, nên nhiều địa phương kêu gọi xã hội hoá đầu tư vào các trung tâm. Dẫu biết sử dụng vậy là sai với Thông tư 06/2011 của Bộ VH-TT&DL, chưa đúng công năng, nhưng để tìm câu trả lời không hề đơn giản. Ðiển hình như TTVH xã Việt Thắng, được xem là hình mẫu hoạt động cũng như kêu gọi xã hội hoá của huyện Phú Tân, nhưng lại gây ra không ít lời ra tiếng vào từ những bậc cao niên trong Ðảng.

Từ nơi từng làm nhà truyền thống, nay chuyển thành câu lạc bộ bida, gây nhiều ý kiến trái chiều trong Nhân dân. (Ảnh: Trung tâm Văn hoá xã Việt Thắng, huyện Phú Tân).

Ông Lê Văn Ðạo, Chủ nhiệm TTVH xã Việt Thắng, lý giải, TTVH không có kinh phí đầu tư xây dựng các địa điểm, dụng cụ phục vụ các môn thể thao. Muốn làm được điều đó cần phải kêu gọi đầu tư xã hội hoá, hoặc cho thuê mướn mặt bằng để tạo nguồn kinh phí. Do đó, trung tâm có tờ trình xin chủ trương UBND xã thống nhất cho thuê 2 phòng chức năng là phòng đọc sách và phòng truyền thống để người dân làm câu lạc bộ bida, được UBND xã thống nhất xã hội hoá 2 phòng chức năng để mở câu lạc bộ bida, tạo nguồn kinh phí cho đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị của TTVH cũng như quá trình hoạt động.

"Từ nguồn xã hội hoá cho thuê 2 phòng chức năng và tiền mặt bằng cho thuê sân bãi, đầu tư vào làm mái che và nhà thi đấu cầu lông, nhưng không may khi vừa xây xong, lốc xoáy làm sập hoàn toàn", ông Lê Minh Ðạo cho biết thêm.

Việc xã hội hoá, không qua đấu thầu, không thông qua cấp uỷ, cho người dân thuê mở câu lạc bộ bida, khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu trong quá trình hoạt động có xảy ra biến tướng, hơn thua trong việc cá độ hay không và việc sử dụng phòng chức năng vậy có đúng mục đích không? Song, một số ý kiến cho rằng, việc xã hội hoá, mở câu lạc bộ bida tại TTVH xã Việt Thắng như hiện nay là rất cần thiết để có thêm khoản kinh phí hoạt động cho trung tâm này.

Thông tư số 06/2011 của Bộ VH-TT&DL đã quy định rõ, kinh phí hoạt động của nhà văn hoá chỉ bao gồm hỗ trợ của ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, Nhân dân tự nguyện đóng góp và huy động từ các tổ chức, doanh nghiệp.

Bí thư Ðảng uỷ xã Việt Thắng Hồ Thanh Phương cho rằng: “Thực tế mà nói, cũng nhờ xã hội hoá mà trung tâm mới duy trì được hoạt động và giữ được loại A hàng năm. Tuy nhiên, mặt nào đó, nếu xã hội hoá chưa có sự đồng ý của cấp uỷ là chưa đúng. Chúng tôi sẽ chấn chỉnh vấn đề này. Nhưng xã hội hoá để duy trì hoạt động của trung tâm là tất yếu phải làm”./.

 

Trung Ðỉnh - Ngọc Huệ

BÀI 2: XÂY DỰNG TRUNG TÂM ÐỂ ÐỦ ÐIỀU KIỆN CÔNG NHẬN NÔNG THÔN MỚI

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.