ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-4-25 21:35:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trường THPT Phú Hưng ngày ấy - bây giờ

Báo Cà Mau Khi tôi cầm bút viết những dòng chữ này là lúc đất trời đang chuyển mùa, những cơn mưa cuối cùng đang thưa thớt, không gian như khoác thêm tà áo mới. Lòng tôi bỗng lâng lâng một niềm vui khó tả. Trong cái mênh mang của đất trời, tiếng giảng bài của thầy cô bên những học trò đang chăm chú ghi ghi, chép chép, dòng cảm xúc trong tôi trào dâng, đưa tôi về miền ký ức của những tháng ngày xưa.

Trường THPT Phú Hưng chính thức được mang cái tên mới tính đến nay 14 năm. Thời gian thấm thoát trôi qua với biết bao đổi thay trên quê hương Phú Hưng. Nhớ lại những ngày đầu thành lập trường với bao vất vả, khó khăn nhưng cũng biết bao vinh dự và tự hào, bởi chúng tôi, "những người muôn năm cũ" cũng dự phần trong buổi sơ khai.

Trường THPT Phú Hưng những ngày đầu mới thành lập.

Ngày ấy trường chỉ có 5 lớp 10 với 255 học sinh ghép chung Trường THCS Phú Hưng. Ðội ngũ giáo viên rất "mỏng", chỉ có 10 thầy cô, đa phần ở xa. Ngôi trường chỉ là những dãy nhà tạm cấp 4, mái típ-lô nứt nẻ, sân trường là mảnh ruộng trũng, cỏ và sậy đua nhau chen chúc.

Chúng tôi đến lớp phải vượt qua 18 km đường Quốc lộ 1 đang thi công dang dở với những lớp đá 4/6 ngổn ngang. Thầy và trò đến được trường thì bụi đường cũng đỏ cả tóc tai, quần áo. Mỗi lần tàu đò chạy qua thì tiếng thầy cô giảng bài lại bị át đi bởi tiếng máy, tiếng sóng và muôn tạp âm thi nhau dội vào lớp học chật hẹp, ẩm mốc.

Trong những ngày triều cường, nước tràn lên sân trường như một cái hồ dậy sóng, khi nước rút đi để lại những lớp bùn dày nhầy nhụa trên nền lớp học.

Năm học 2003-2004, trường chuyển sang cơ sở mới ven Quốc lộ 1. Tại cơ sở mới này, mặc dù trường được xây với 10 căn phòng khang trang nhưng cơ sở vật chất vô cùng thiếu thốn. Khuôn viên trường được bao bọc bởi những vuông tôm với những bờ mương mấp mô, muốn vào trường phải đi qua cầu khỉ chênh vênh như muốn thử thách lòng can đảm của thầy trò.

Những ngày ấy, bữa trưa của chúng tôi chỉ là những tô mì tôm đổ nước sôi, ăn vội rồi tranh thủ ngủ trưa bằng mấy cái bàn học sinh kê lại trên lớp học để buổi chiều còn dạy tiếp.

Nhưng không hiểu sao lúc ấy, đội ngũ thầy cô sống chan hoà lắm! Họ nhường nhau từ củ khoai mì, chúc nhau từng ly rượu trắng với "mồi" cá phi. Những ngày của quá khứ như thiên đường của lòng người mà bây giờ nhắc lại lòng còn xao xuyến! Khoá đầu tiên học sinh đi thi tốt nghiệp có 155 em, đậu chỉ 42%, thầy trò chúng tôi buồn lắm!

Không chấp nhận sự thua thiệt với các trường bạn, chúng tôi lại tự động viên nhau phải quyết tâm vượt qua chính mình để đạt kết quả cao hơn. Nhà trường làm việc rất nghiêm túc, từ quy chế chuyên môn cho tới các phong trào thi đua trong giáo viên; từ nội quy học sinh đến thi đua trong các lớp. Tất cả hoạt động của nhà trường đồng điệu, ăn nhịp với khí thế hăng say, muôn người như một.

Mười mấy năm trôi qua, giờ đây nhìn lại, nghĩ lại, như chính bản thân mình mới trải qua một giấc mơ. Giấc mơ tưởng như chỉ có trong cổ tích bởi sự phát triển với tốc độ phi mã của trường cả về số lượng, chất lượng, quy mô trường lớp, đội ngũ giáo viên và học sinh… Năm học này, cả trường đã có đội ngũ giáo viên hùng hậu, với 72 thầy cô, 100% thầy cô đủ chuẩn và trên chuẩn. Có 3 thầy cô đã và đang hoàn thành chương trình cao học chuyên ngành, 1 thầy đang nghiên cứu sinh. Ðến năm 2015, trường có 3 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và hơn 30 giáo viên dạy giỏi cấp trường.

Nếu như năm học 2005-2006, trường chỉ có 3 học sinh giỏi vòng tỉnh (phải thỉnh giảng thầy cô nơi khác về bồi dưỡng), thì đến năm học 2015-2016, học sinh giỏi vòng tỉnh có trên 100 em và 2 em giỏi vòng quốc gia. Cùng với công tác mũi nhọn, công tác ôn tập đại trà cho học sinh thi tốt nghiệp THPT cũng tạo được dấu ấn trong ngành giáo dục tỉnh nhà.

Những năm gần đây, tỷ lệ học sinh thi đậu tốt nghiệp THPT năm sau đều cao hơn năm trước (bình quân 95%). Ðiều đáng tự hào là, học sinh đi thi với tinh thần tự giác làm bài, hầu như không có hiện tượng sử dụng tài liệu và vi phạm thi cử. Bởi chúng tôi luôn dạy các em thành tích thực mới đáng tự hào và có ý nghĩa.

Song song với công tác giảng dạy, học tập, thầy và trò nhà trường còn tham gia các phong trào đền ơn đáp nghĩa, xoá đói giảm nghèo, ủng hộ nạn nhân chất độc da cam. Bên cạnh đó, các phong trào văn nghệ, thể thao của ngành luôn được hưởng ứng tích cực, nhiều thầy cô và học sinh đoạt giải cao từ các phong trào này.

Năm học 2016-2017, nhà trường chú trọng công tác chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy qua việc sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học; các thầy cô tham gia nhiệt tình và tự giác. Ðể nâng cao tay nghề, các tổ trao đổi chuyên môn qua chuyên đề mỗi lần sinh hoạt. Ðặc biệt, giáo viên còn chia sẻ chuyên môn qua không gian trường học trực tuyến. Rất nhiều thầy cô đã vận động đồng nghiệp và học sinh vào không gian mạng này để trao đổi, phản biện những kiến thức phục vụ học tập, giảng dạy.

Giờ sinh hoạt dưới cờ của thầy và trò Trường THPT Phú Hưng.

Có được những kết quả trên trước hết là nhờ sự lãnh đạo sâu sát của chi bộ nhà trường, của ban giám hiệu, sự tự giác của mỗi giáo viên không ngừng phấn đấu vượt lên chính mình.

Có một điều mà bất kỳ thầy cô nào về Phú Hưng công tác cũng phải thừa nhận là, học sinh Trường THPT Phú Hưng ngoan ngoãn, lễ phép; khuôn viên trường đẹp và thơ mộng. Nhìn hai dãy phòng học đối diện sừng sững, cùng những hàng cau thẳng tắp, những cây si xanh ngắt, tán đang xoè ra che bóng những học sinh đang tập thể dục giữa sân trường, lòng ai chẳng dâng lên niềm mơ ước được là chủ nhân của ngôi trường. Có lẽ sự ngoan ngoãn của học sinh là từ sự dạy dỗ ân cần của thầy cô không quản gian nan, ngày đêm nghĩ ra phương cách uốn nắn học trò. Cũng như những hàng cây đẹp và rợp mát kia là kết quả của những bàn tay lao động đẫm mồ hôi cùng óc thẩm mỹ đã thổi hồn mình vào cây lá, để đem lại bóng mát và sắc đẹp cho đời!

Viết đến đây, tiếng trống tan trường đã điểm. Từng đoàn học sinh đang xếp hàng ra về. Một làn gió mát đang mân mê trên những tà áo trắng. Mùi hương nào đang quyện nơi đây, hay hương lòng tôi từ ký ức trở về giao thoa cùng đất trời, để rồi giật mình vì tiếng trống trường đưa tôi về thực tại. Lòng tôi bỗng nao nao, thêm yêu quý ngôi trường nay sắp bước vào tuổi 15, cái tuổi đang lớn và đầy hứa hẹn./.

Bài và ảnh: Ðỗ Ngọc Kiêm

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

214 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024-2025

Sau gần một tháng diễn ra, Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau, năm học 2024-2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Hơn 150 triệu đồng hỗ trợ Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2

Sáng 11/4, tại Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với chính quyền địa phương và nhà tài trợ tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin - Vượt khó đến trường” nhằm trao tặng học bổng và trang thiết bị học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Sáng nay (11/4), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đã triệu tập hội nghị triển khai các văn bản liên quan và tập huấn phần mềm quản lý thi tốt nghiệp THPT năm 2025, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau. 

416 học sinh đạt giải học sinh giỏi THCS cấp tỉnh

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau, Kỳ thi học sinh giỏi THCS cấp tỉnh năm học 2024-2025 có 416 em đạt giải ở 7 môn thi.

Giúp học sinh nhận thức đúng về giới tính

Ở lứa tuổi vị thành niên, các em còn hạn chế hiểu biết, kiến thức về giới tính cũng như chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Ðể giúp các em hình thành những quan điểm đúng đắn về sức khoẻ sinh sản và cung cấp thêm kiến thức để bảo vệ bản thân, giáo dục giới tính cho học sinh là điều hết sức cần thiết trong môi trường học đường.

Ðể con em đồng bào tiếp cận giáo dục

Ðể đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục cho con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua, tỉnh Cà Mau có nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế. Trọng tâm là tuyên truyền vùng đồng bào dân tộc để người dân hiểu hơn về vai trò của giáo dục trong thời kỳ mới, từ đó thay đổi nhận thức, chủ động đưa con em đến với nền giáo dục chính quy, hiện đại, đúng độ tuổi.

Ưu tiên đầu tư nâng cấp Trường THCS - THPT Tân Bằng

Sáng 2/4, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân có chuyến khảo sát thực tế tại 2 trường THCS - THPT trên địa bàn huyện Thới Bình để đầu tư nâng cấp hướng đến đạt chuẩn quốc gia.

Thiết thực chính sách nội trú, miễn giảm học phí

Ðối với sinh viên vùng sâu, vùng xa như tỉnh Cà Mau, các chính sách ưu đãi của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đã thể hiện tính nhân văn sâu sắc, giúp các em giảm bớt khó khăn về chi phí học hành, thêm điều kiện thực hiện ước mơ tri thức.

Giáo dục Cà Mau khẳng định vị thế

Kết quả đạt được trong phát triển giáo dục mũi nhọn của tỉnh thời gian qua khẳng định hướng đi đúng trong công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo học sinh giỏi (HSG) - “hạt nhân” tương lai của tỉnh, đất nước. Ðó là cơ sở, nền móng vững chắc, góp phần xây dựng tỉnh Cà Mau phát triển nhanh và bền vững. “Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh, những năm qua, ngành giáo dục chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Qua đó, góp phần khẳng định vị thế trong sự nghiệp “trồng người””, Tiến sĩ Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), khẳng định.