ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 1-5-25 12:03:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm - Tăng hiệu quả cạnh tranh

Báo Cà Mau (CMO) Thời gian qua, nhiều sản phẩm ở Cà Mau đã được gắn tem truy xuất nguồn gốc. Khi có nhãn hàng hoá và tem truy xuất nguồn gốc, các sản phẩm được bày bán trong các siêu thị, trung tâm thương mại được người tiêu dùng tin tưởng. Việc làm này không chỉ để nâng cao tính cạnh tranh của hàng hoá, mà còn được coi là tấm thẻ chứng minh về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm.

Tạo niềm tin cho người tiêu dùng

Theo nhiều cơ sở sản xuất cho biết, tem truy xuất nguồn gốc rất cần thiết, vì nó không chỉ thể hiện được nguồn gốc, xuất xứ của hàng hoá, cung cấp thông tin đầy đủ cho người tiêu dùng, mà còn bảo vệ uy tín của doanh nghiệp (DN). Ðặc biệt là tránh tình trạng hàng giả, hàng nhái.

Bằng một chiếc tem nhỏ được dán trên sản phẩm, cùng ứng dụng quét mã trên điện thoại thông minh, người tiêu dùng có thể tra được thông tin về cơ sở sản xuất, lịch sử canh tác, quy trình sản xuất, cơ chế đóng gói, hạn sử dụng của sản phẩm. Nhất là người tiêu dùng có thể xác định được hàng giả, hàng thật. Tác dụng đặc biệt dành cho DN là bảo vệ thương hiệu sản phẩm của mình. Doanh nghiệp sử dụng tem để xác nhận sản phẩm của chính DN, thông qua đó cũng giúp DN đưa nhiều thông tin của DN, sản phẩm đến với người tiêu dùng.

Tem truy xuất nguồn gốc chính là “tấm vé thông hành” đưa sản phẩm đến với các siêu thị lớn và thị trường quốc tế.

Ông Lê Minh Tỵ, chủ Cơ sở điểm dừng chân Tư Tỵ (huyện Ngọc Hiển), một trong những điểm bán hàng đặc trưng của tỉnh Cà Mau, cho biết, từ khi sản phẩm có dán tem truy xuất nguồn gốc, cơ sở không còn phải lo lắng trước những câu thắc mắc của khách hàng về sản phẩm. Người tiêu dùng chỉ cần một vài thao tác đơn giản trên điện thoại thông minh là đã biết đầy đủ thông tin sản phẩm như quy trình sản xuất, nguồn gốc sản phẩm và hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng. Ðiều ngày khiến khách du lịch đến đây được an tâm hơn, cũng từ đó lượng tiêu thụ sản phẩm của du khách được tăng cao.

“Lúc trước khách hàng đến, nhân viên ở cơ sở phải tư vấn nhiều lắm, mà sản phẩm bán ra cũng không được nhiều. Từ khi các sản phẩm có mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc thì công việc của nhân viên nhẹ nhàng hơn, bởi khi khách đến, họ cứ lấy điện thoại ra check là biết hết các thông tin sản phẩm. Nhìn thấy sản phẩm có mã vạch, khách hàng cũng tin tưởng hơn, nhờ vậy mà việc buôn bán thuận lợi hơn”, ông Lê Minh Tỵ cho biết thêm.

Giám đốc Trung tâm Khuyến công tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khải nhận định: “Tem truy xuất nguồn gốc là công nghệ quản lý giúp các sản phẩm của chúng ta luôn giữ được chất lượng, công khai, minh bạch về xuất xứ, nguồn gốc. Hiện nay, chúng ta đang thực hiện từng bước, sắp tới sẽ phối hợp với các ngành để đảm bảo quản lý từ khâu sản xuất đến khi sản phẩm ra thị trường”.

Còn nhiều cái khó

Việc gắn tem truy xuất nguồn gốc nông sản trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, do người tiêu dùng còn thờ ơ, DN chưa mặn mà. Tuy nhiên, điểm khó khăn nhất chính ở khâu quản lý. Hiện nay, việc tạo những thông tin, dữ liệu về sản phẩm đều do DN đưa ra, chưa có nhiều sự tham gia giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước. Thêm nữa, việc tạo một tem truy xuất nguồn gốc cũng khá dễ dàng, khiến cho nhiều sản phẩm chưa đạt chất lượng cũng có tem truy xuất nguồn gốc, gây nhiễu loạn thông tin cho người tiêu dùng.

Nhằm tăng cường công tác quản lý, đẩy mạnh hiệu quả của việc truy xuất nguồn gốc, Sở Khoa học và Công nghệ đã lập kế hoạch triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, Sở sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truy xuất nguồn gốc để quản lý tốt về chất lượng hàng hoá trong tỉnh, đảm bảo an toàn sức khoẻ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và phục vụ cho việc phát triển kinh tế. Ðảm bảo chính xác, công khai, minh bạch các thông tin truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, hàng hoá trong tỉnh. Cung cấp thông tin, kiến thức thiết yếu về truy xuất nguồn gốc. Ðẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến, đào tạo nhằm đáp ứng trong hoạt động quản lý, giám sát về lĩnh vực truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá. Từ đó cụ thể hoá các mục tiêu, nội dung của đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc phù hợp thực tiễn đối với các nhóm sản phẩm hàng hoá chủ lực tại địa phương.

Ông Nguyễn Văn Thi, Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, cho biết: “Theo kế hoạch, trong năm nay, việc truy xuất nguồn gốc các sản phẩm đặc thù của địa phương phải tích hợp lên cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia. Bên cạnh đó, chi cục tham gia vào việc xem xét, đánh giá các thông tin, đảm bảo tính chính xác, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Qua đó góp phần tăng giá trị hàng hoá, sản phẩm của địa phương”.

Hiện nay, việc truy xuất nguồn gốc không phải là dán tem đơn thuần, mà cần phải quản lý được toàn bộ từ khâu sản xuất đến cung ứng sản phẩm. Truy xuất nguồn gốc làm theo chuỗi, tức toàn bộ quá trình tạo ra sản phẩm đó, giúp người tiêu dùng có cơ sở đảm bảo thông tin minh bạch. Mặt khác, truy xuất nguồn gốc còn có thể hỗ trợ được giao thương, xuất nhập khẩu và buôn bán trao đổi thông tin thương mại. Ðồng thời, tạo được hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường trong nước, đảm bảo thị trường lành mạnh, đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng quốc tế./.

 

Kim Cương

 

Khát vọng phát triển vùng đất cực Nam

Nếu như trong những năm tháng kháng chiến, Cà Mau tự hào là căn cứ địa cách mạng kiên cường của miền Nam, ghi dấu những chiến công vang dội, thì sau nửa thế kỷ thống nhất đất nước, vùng đất này đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Dựa trên nền tảng vững chắc từ kinh tế biển, năng lượng tái tạo và công nghiệp, Cà Mau đang ấp ủ khát vọng vươn lên, khẳng định vị thế là "lục địa cực Nam" đầy tiềm năng của Việt Nam trong tương lai.

Trời yên biển lặng, cá tôm về

Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch, thời điểm trời yên biển lặng, mưa thuận gió hoà, ngư dân tranh thủ đánh bắt thuỷ sản, kiếm thêm thu nhập bù cho những ngày tàu nằm bờ. Tàu về cá đầy khoang, mang niềm vui đến cho ngư dân xứ biển.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc sống trọn đam mê với cua Cà Mau

Hơn 1 năm đồng hành cùng Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc (38 tuổi, giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau), tôi được tham gia một số chuyến đi: dẫn đoàn sinh viên đi thực tế tại hộ ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh), xã Tân Thành, TP Cà Mau; tham quan thực tế mô hình nuôi cua trong hộp nhựa ở huyện Cái Nước; hướng dẫn sinh viên thực hành trên cua tại cơ sở 2 phường Tân Xuyên; tham quan trại ương tại gia đình anh với các quy trình đã vào nền nếp, các bể nuôi đã đầy cua gạch, cua cốm, cua mít... Tôi cảm nhận ở Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc niềm đam mê, tâm huyết dành cho con cua Cà Mau.

Giữ vững thành tựu, nâng tầm phát triển

Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, nhận định nền kinh tế tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương; chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động còn thấp; sản xuất ngư, nông nghiệp thiếu bền vững; hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn còn khó khăn; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; chất lượng hoạt động của một số tổ chức trong hệ thống chính trị có mặt còn hạn chế...

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thẩm tra các văn bản trình tại Kỳ họp 19, HĐND tỉnh khoá X

Sáng 24/4, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị thẩm tra các văn bản trình Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khoá X. Phó chủ tịch HĐND tỉnh Phan Hoàng Vũ và Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử đến dự.

Cà Mau đẩy mạnh hội nhập thị trường Halal

Sáng 24/4, Sở Công thương tỉnh Cà Mau, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Hội nhập quốc tế tỉnh, phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Hội nghị phổ biến về hội nhập quốc tế năm 2025, với chủ đề “Chứng nhận Halal – Cơ hội xuất khẩu vào các nước Hồi giáo”.

Gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền - doanh nghiệp - hiệp hội

Lần đầu tiên được công bố bởi Bộ Công thương, bảng xếp hạng FTA Index (Chỉ số đánh giá kết quả thực thi FTA) năm 2024 đã ghi nhận Cà Mau là địa phương dẫn đầu cả nước. Thành tích này cho thấy những nỗ lực mạnh mẽ của tỉnh trong việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để thúc đẩy phát triển kinh tế. Phóng viên Báo Cà Mau có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Chí Thiện, Giám đốc Sở Công thương, nhằm làm rõ thêm chiến lược hội nhập của tỉnh và những yếu tố tạo nên kết quả ấn tượng này.

Cực phát triển năng lượng phía Nam

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 55-NQ/TW), đến nay, Cà Mau đã cung cấp nguồn năng lượng điện cho khu vực với tổng công suất các dự án nguồn tăng thêm khoảng 4.000 MW. Tỉnh phấn đấu các nguồn năng lượng tái tạo đạt khoảng 1.000 MW vào năm 2030, tăng thêm khoảng 5.000 MW vào năm 2045, trở thành cực phát triển năng lượng phía Nam, hướng đến xuất khẩu...

Khuyến nghị các giải pháp đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Tỉnh cần khẩn trương xác định các sản phẩm chiến lược của địa phương để gắn với đầu tư khoa học công nghệ (KHCN) chiến lược; có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư KHCN, đổi mới sáng tạo và thương mại hoá kết quả nghiên cứu; có chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Phát triển ngành tôm Cà Mau trở thành trung tâm nuôi tôm hiệu quả, bền vững

Đó là mục tiêu được đặt ra trong Kế hoạch phát triển sản xuất đột phá ngành hàng tôm tỉnh Cà Mau, vừa được UBND tỉnh ban hành ngày 21/4.