ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 02:23:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Truyền thống anh hùng vinh quang tiếp nối

Báo Cà Mau Trong tiết trời se lạnh mỗi độ xuân về, trong mỗi người con đất Việt luôn nguyên vẹn niềm vui, tự hào khi có Ðảng. Ðặc biệt hơn, bước sang năm 2025, đất nước ta đón sự kiện quan trọng là đại hội Ðảng các cấp, đây là dịp để Ðảng ta tiếp tục chọn ra những cán bộ, đảng viên ưu tú tham gia thực hiện trách nhiệm thiêng liêng vì mục tiêu: làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

94 tuổi đời, trong đó có 28 năm tham gia cách mạng và 76 năm tuổi Ðảng, ông Võ Thanh Sang, đảng viên Chi bộ ấp Phú Thạnh, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước, luôn giữ trọn lời thề, một lòng sắt son với Ðảng, với Bác Hồ. Nhớ thời điểm đầu năm 2024, tôi tháp tùng cùng đoàn công tác Tỉnh uỷ đến trao Huy hiệu 75 năm tuổi Ðảng cho ông Sang, trong ánh mắt ông bừng sáng niềm vui, tự hào, rồi kể cho cả đoàn nghe chuyện làm cách mạng thời trẻ. Nối gót truyền thống gia đình, cha mẹ nuôi cán bộ và 2 người anh tham gia cách mạng, năm 17 tuổi ông Sang cũng tham gia công tác thanh niên tại địa phương, dạy lớp học xoá mù chữ, tích cực vận động thanh niên hăng hái tham gia bảo vệ Tổ quốc. Năm 19 tuổi, ông chính thức đứng vào hàng ngũ của Ðảng. Vinh dự ấy như ngọn đuốc soi đường, tiếp thêm sức mạnh để ông tiếp tục cùng đồng đội lập nhiều chiến công với hơn 40 trận đánh, trong suốt khoảng thời gian gần 30 năm tham gia cách mạng tại địa phương và chiến trường miền Ðông.

Thế hệ con cháu ông Sang xem đây là niềm tự hào để ra sức phấn đấu học tập, làm theo. Ông Sang phấn khởi: "Cả dòng họ với hơn 90 con, cháu, chắt, có khoảng 20 đảng viên, công tác ở nhiều vị trí khác nhau, nối tiếp truyền thống gia đình ra sức học tập, cống hiến xây dựng quê hương. Riêng xã Phú Hưng cũng đã phát triển, vươn mình sánh vai cùng các địa phương trong tỉnh. Tất cả thể hiện qua diện mạo nông thôn mới, đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể. Ðón mừng năm mới, cũng là năm diễn ra sự kiện đặc biệt chào mừng đại hội Ðảng các cấp, tôi kỳ vọng đất nước Việt Nam nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng sẽ chọn được những gương mặt hiền tài, tiếp nối truyền thống cha ông đi trước, kiến thiết quê hương, chăm lo đời sống người dân ngày càng ấm no, sung túc. Riêng tôi, vẫn một lòng kiên trung, sắt son lời thề với Ðảng, suốt đời học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại”.

Thời khắc này, những người con ở vùng đất cuối trời Tổ quốc hướng lòng đến những địa chỉ đỏ của quê hương Rạch Gốc, Tân Ân - là một trong những địa chỉ đặc biệt, gắn liền với tên tuổi Nhà giáo, Nhà báo, Anh hùng liệt sĩ Phan Ngọc Hiển, người lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa Hòn Khoai lịch sử.

Thị trấn Rạch Gốc đang nỗ lực xây dựng đô thị văn minh.  Ảnh: THANH CHÍNH

Thị trấn Rạch Gốc đang nỗ lực xây dựng đô thị văn minh. Ảnh: THANH CHÍNH

Chúng tôi tháp tùng cùng đoàn lãnh đạo UBND, cán bộ, hội viên cựu chiến binh, phụ nữ, đoàn viên, thanh niên xã Tân Ân về lại Di tích Lịch sử cấp tỉnh - Ðịa điểm Gốc me Rạch Gốc, thuộc ấp Rạch Gốc, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, nghe lão thành cách mạng Nguyễn Công Trực, 45 năm tuổi Ðảng, nguyên Bí thư Ðảng uỷ xã Tân Ân, kể chuyện về nguồn gốc của gốc me truyền thống và hoàn cảnh ra đời Chi bộ Rạch Gốc. Ðây cũng là chi bộ đầu tiên của huyện Năm Căn ngày trước.

Theo lời ông Trực, gốc me này do một lão nông tại địa phương trồng, nằm cạnh bìa rừng. Cây me có tán lớn, thoáng mát. Năm 1935, khi thầy giáo Hiển về tới Rạch Gốc hoạt động cách mạng công khai và thành lập Chi bộ xã Tân Ân tại gốc me này, chi bộ có 4 đồng chí: Nguyễn Văn Hoành, Phan Ngọc Hiển, Châu Quang Thôi và Nguyễn Văn Thống; đồng chí Nguyễn Văn Hoành được cử làm Bí thư Chi bộ.

Ông Nguyễn Công Trực ôn lại truyền thống tại Di tích Lịch sử cấp tỉnh - Ðịa điểm Gốc me Rạch Gốc.

Ông Nguyễn Công Trực ôn lại truyền thống tại Di tích Lịch sử cấp tỉnh - Ðịa điểm Gốc me Rạch Gốc.

Khi ấy, ấp Rạch Gốc chỉ có 81 hộ dân, cuộc sống khó khăn, bà con len lỏi mưu sinh trong rừng, con chữ thì rất xa lạ với người dân nơi đây. Vì thế, thầy giáo Phan Ngọc Hiển huy động bà con, lực lượng đoàn viên, thanh niên trong ấp bồi đất, đắp nền diện tích 10 m2, cất nhà 2 gian để dạy học cho con em trong ấp. Nhận thấy bà con, thanh niên trong ấp không có nơi giải trí, sinh hoạt văn hoá, ông vận động Ðoàn Thanh niên phát cỏ trống làm sân bóng, nơi giao lưu văn hoá - văn nghệ, khi mệt thì vào ngồi nghỉ dưới tàn cây me, nghe kể chuyện truyền thống...; lồng ghép vận động, cảm hoá, giác ngộ cách mạng, vận động Nhân dân có yêu sách, đặt vấn đề với chế độ, đấu tranh giành quyền tự do cho dân tộc.

Ông Nguyễn Ngọc Vũ, Bí thư Chi bộ ấp Rạch Gốc, xã Tân Ân, cho biết: "Dưới ngọn cờ Ðảng soi đường, cùng bề dày thành tích lịch sử truyền thống đầy tự hào của quê hương Cà Mau nói chung, huyện Ngọc Hiển và xã Tân Ân nói riêng, Chi bộ ấp Rạch Gốc luôn nỗ lực nối bước cha ông, biến giá trị lịch sử thành sức mạnh, mạch nguồn của sự đoàn kết, sáng tạo trong công cuộc xây dựng, phát triển quê hương. Tất cả được chứng minh bằng thành quả hiện hữu trên quê hương Tân Ân, xã đang hoàn thiện mọi mặt để về đích nông thôn mới năm 2024, cũng từ đây đời sống vật chất, tinh thần người dân được nâng lên, xứng tầm xã anh hùng. Ðây cũng là món quà ý nghĩa dâng mừng đại hội Ðảng các cấp, tạo không khí thi đua sôi nổi trong toàn Ðảng, toàn dân trước thềm năm mới”./.

 

Loan Phương

 

Đại lễ 30/4 - Đất nước trọn niềm vui

​Chúng ta đang cùng nhau sống lại những giờ phút lịch sử trọng đại, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Mốc son chói lọi này đang được khắc sâu trong tim mỗi người con đất Việt, và niềm xúc động ấy lan tỏa diệu kỳ trên mọi miền Tổ quốc, đặc biệt rực cháy tại TP. Hồ Chí Minh - thành phố vinh dự và tự hào được mang tên vị lãnh tụ kính yêu.

Huyện Vĩnh Lợi: Sôi nổi chuỗi hoạt động chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế Lao động (1/5), huyện Vĩnh Lợi đã tổ chức Giải đua xuồng ba lá năm 2025 trong không khí phấn khởi, sôi nổi và đậm đà bản sắc văn hóa Nam Bộ.

Viết tiếp truyền thống vùng đất anh hùng - vững bước hội nhập và phát triển cùng đất nước

Cách đây 50 năm, ngày 30/4/975, Bạc Liêu giành lại chính quyền, góp phần cùng quân và dân cả nước hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, đem lại hòa bình, độc lập, tự do, thống nhất đất nước và hạnh phúc cho Nhân dân.

Bạc Liêu 50 năm: Từ chiến trường đến những công trình thế kỷ

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày non sông thu về một mối - hành trình 50 năm là một bản hùng ca về ý chí kiên cường, sức sáng tạo và khát vọng vươn lên của Bạc Liêu khi đã biến những vùng đất từng nhuốm màu khói lửa thành những công trình, dự án mang tầm vóc thế kỷ, làm thay đổi diện mạo quê hương một cách ngoạn mục.

Sức sống mới ở những vùng căn cứ cách mạng

​Bạc Liêu có nhiều vùng đất từng là chiến trường ác liệt, oằn mình dưới mưa bom bão đạn, nhưng sau 50 năm thống nhất đất nước đã trở thành những địa phương đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Cuộc sống người dân nơi đây ngày càng ấm no, hạnh phúc, giữ vững truyền thống cách mạng và hướng tới phát triển bền vững.

Thế hệ sinh năm 1975: Trưởng thành cùng quê hương Bạc Liêu

Những ngày này, cả nước đang hân hoan hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Trong dòng chảy lịch sử đặc biệt ấy, có một thế hệ được sinh ra đúng vào thời khắc thiêng liêng của dân tộc.

Đại thắng mùa Xuân 1975: Minh chứng thuyết phục về sức mạnh đoàn kết dân tộc

​Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta.

50 năm - Bạc Liêu chuyển mình theo sự phát triển của đất nước

​(Phát biểu của Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Văn Thiều tại họp mặt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp chặt chẽ các mặt đấu tranh giải phóng tỉnh Bạc Liêu (30/4/1975) không đổ máu

​Đại thắng mùa Xuân năm 1975 ở tỉnh Bạc Liêu là kết quả của quá trình lãnh đạo của Đảng bộ trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu đã lãnh đạo, chỉ đạo công tác đại đoàn kết dân tộc một cách tài tình và xuất sắc, phối hợp chặt chẽ lực lượng tôn giáo, dân tộc và cách mạng trong các ngày của tháng Tư lịch sử để Đảng bộ và nhân dân Bạc Liêu giành lại chính quyền từ tay chính quyền Sài Gòn sớm hơn các tỉnh trong đồng bằng sông Cửu Long và không đổ thêm máu.

Những thắng lợi tạo đà cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh ngày 30/4/1975 góp phần kết thúc thắng lợi trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta; đánh dấu bước phát triển tới đỉnh cao của nghệ thuật chiến dịch Việt Nam, trong đó, nghệ thuật tạo sức mạnh về lực lượng và thế trận là những nét đặc sắc tiêu biểu.