ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 12-6-24 16:38:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tự hào mảnh đất cuối trời

Báo Cà Mau Huyện Ngọc Hiển - vùng đất trẻ với bạt ngàn đước xanh, với biển cả giàu sản vật; cư dân đôn hậu, trọn lòng với Đảng, với cách mạng đang từng ngày chứng kiến sự đổi thay.

Huyện Ngọc Hiển - vùng đất trẻ với bạt ngàn đước xanh, với biển cả giàu sản vật; cư dân đôn hậu, trọn lòng với Đảng, với cách mạng đang từng ngày chứng kiến sự đổi thay.

Phó Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Lê Thanh Phùng khẳng định: “Tự hào truyền thống, Ngọc Hiển đang vững bước trên chặng đường phát triển. Dù là vùng đất mới, nhưng Ngọc Hiển tự hào là một trong những cái nôi của cách mạng, nơi cưu mang nhiều vị lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, nơi chứng kiến những chiến công vang dội trong kháng chiến. Không một phút giây nào người Ngọc Hiển rời bỏ con đường, lý tưởng mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn”.

Vẻ vang truyền thống

Vùng đất này gắn liền với tên tuổi của người Anh hùng Phan Ngọc Hiển. Thầy giáo Hiển đã gieo vào vùng đất phù sa lấn biển hạt giống cách mạng, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, đánh đuổi giặc ngoại xâm. Từ những lớp học, những trận đá banh, những buổi nói chuyện bên gốc me, xóm biển Rạch Gốc đã xác định được con đường của mình từ những thập niên đầu của thế kỷ 20: Đó là trọn lòng với lý tưởng của Đảng. Cũng xóm biển ấy, với những con người được soi sáng bởi lý tưởng thời đại, đã làm nên cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai khiến quân thù khiếp sợ.

Tượng đài chiến thắng Vàm Lũng ghi dấu chiến công hiển hách của những chuyến tàu “Không số” vận chuyển vũ khí từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam của đường Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại.  Ảnh: CHÍ HIỂU

Lão thành cách mạng Nguyễn Công Trực (Tư Trực), ấp Rạch Gốc, xã Tân Ân, hồi tưởng: “Chúng tôi là những lớp người trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Qua lời kể của ông, cha, và trong nhận thức, hiểu biết ban đầu, không khí cách mạng ở đây quả thật đã trở thành tài sản, thành niềm tự hào chung”. Theo lời ông Tư, sau khi kháng Pháp thành công, Ngọc Hiển đã có một lực lượng bộ đội Cụ Hồ, Vệ Quốc đoàn hùng hậu. Hiệp định Geneva ký kết, mấy chục thiếu sinh quân của vùng đất này tập kết ra Bắc, sau này đều trở thành lãnh đạo ở nhiều tỉnh, thành suốt dọc dài từ TP Hồ Chí Minh về khu vực ĐBSCL.

Trong kháng chiến chống Mỹ, Ngọc Hiển là vùng đất bất khả xâm phạm. Năm 1962, Trung ương Cục miền Nam xác định, Tân Ân sẽ là căn cứ cách mạng, nơi đứng chân của các cơ quan đầu não kháng chiến Nam Bộ. Ngọc Hiển tự hào là nơi có người con anh hùng Bông Văn Dĩa khai mở con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển. Địa danh Vàm Lũng trở thành bến cảng tiếp nhận vũ khí, chi viện hoả lực cho toàn miền. Cũng là đảng viên kỳ cựu trên mảnh đất kiên trung này, ông Tư Trực tự hào: “Hàng ngàn tấn vũ khí, quân trang, thuốc men đã góp phần vào các cao trào cách mạng không chỉ của Cà Mau mà của cả chiến trường đánh Mỹ”.

Nói về cuộc sống ngày ấy, ông Tư bộc bạch: “Căn cứ ở trong rừng, bà con sống bao bọc bên ngoài, trở thành vành đai bảo vệ, tiếp tế cho cách mạng”. Ông Tư khẳng định trong niềm tự hào khôn xiết, đất này không có người phản cách mạng, là nơi chở che cho các đồng chí lãnh đạo cách mạng qua nhiều thời kỳ. Về sau này cũng không có người vượt biên. Con sông Rạch Gốc 2 lần bị bom B52 rải thảm, nhưng cũng tại đây, nhiều xác tàu và máy bay tối tân của giặc nằm lại. Bà con đói ăn trái mắm, khát uống nước chưng cất, không một phút, một giây rời bỏ con đường, lý tưởng cách mạng.

Ông Tư Trực nhớ về một kỷ niệm khó phai: “Đó là năm 1963, cũng dạo rằm tháng Bảy, tôi mới cưới vợ. Được tin báo có tàu chở vũ khí về nhưng mắc cạn. Anh em cùng nhau chặt dây neo ghe biển ở nhà, xông thẳng ra phía biển cứu tàu”. Ông Tư nói: “Mình không biết người miền Bắc, tàu chở vũ khí ra sao, nghe nói tàu về là hết nghĩ đến sống chết. Trong thâm tâm nghĩ, dù có chết cũng phải cứu tàu, bảo vệ vũ khí an toàn”. Rồi cả vùng Tân Ân - Rạch Gốc cùng lay dắt con tàu, ngã đước xuống để giấu tàu, vận chuyển vũ khí về kho tàng một cách tuyệt đối bí mật.

Khát vọng

Ông Năm Ghên (Nguyễn Công Chức), một trong những cán bộ lão thành của vùng Tân Ân - Rạch Gốc, kể lại: “Hồi xưa đâu chỉ có bom đạn, giặc còn rải chất độc hoá học xuống vùng này. Chỉ có cây mắm đen là chống chịu được. Có giai đoạn cây mắm vừa là chỗ ẩn náu, vừa là nguồn lương thực vì giặc chặn đường vận chuyển tiếp tế trên tuyến sông Cửa Lớn”. Bà con chỉ bắt cua, bắt ốc vì không thể ra biển đánh bắt, cuộc sống kham khổ. Lúc ấy, sự an toàn của căn cứ, của các đồng chí lãnh đạo, của bộ đội là nhiệm vụ trên hết.

Mắm tôm, ba khía muối, mắm cá chim là đặc sản của vùng biển Ngọc Hiển.              Ảnh: C.H

Cả ông Tư và ông Năm về sau này đều là lãnh đạo của vùng đất Rạch Gốc - Tân Ân. Chính ông Tư Trực là người đề xuất thành lập thị trấn Rạch Gốc sầm uất ngày nay. Trong tấm lòng của những người cán bộ, đảng viên lão thành, vùng đất Ngọc Hiển có nhiều điều kiện, nền tảng để vươn mình phát triển. Ông Tư Trực phân tích: “Nguồn lợi thuỷ sản nếu đánh bắt hợp lý, quy hoạch lại hạ tầng, dịch vụ nghề cá, tạo điều kiện thông thương thì chẳng mấy chốc ngư dân làm ăn phát đạt. Chưa kể nếu biết phát triển du lịch, Ngọc Hiển cũng đâu thua kém bất cứ nơi nào”.

Ông Năm Ghên nhấn mạnh: “Truyền thống cách mạng, tinh thần kiên cường bất khuất, tự lực tự cường của con người Ngọc Hiển cần phải phát huy trong tình hình hiện nay. Tôi tin vào lực lượng kế cận, cũng những đứa con, đứa cháu vùng đất này sẽ làm rạng danh xứ sở hơn nữa". Theo lời ông, Ngọc Hiển chia tách mới hơn 10 năm nhưng thu nhập của bà con đã tăng rất cao. Điều kiện sống của bà con ngày càng tốt, niềm tin của dân, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước đã tạo cho Ngọc Hiển một diện mạo hoàn toàn mới.

Suốt chặng đường cách mạng mà Ngọc Hiển đi qua là những trang sử vẻ vang, những kỳ tích đã được tạc vào lòng đất, lòng người. Đại diện cho những người con Ngọc Hiển hôm nay, ông Lê Thanh Phùng cam kết: “Toàn bộ hệ thống chính trị của Ngọc Hiển sẽ phát huy truyền thống cách mạng, tận dụng các điều kiện, tiềm năng, đưa mảnh đất anh hùng này ngày càng phát triển”./.

Diễm Phúc

Nhân văn chính sách cho người lầm lỗi

Ngày 17/8/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22/2023/QÐ-TTg, về chính sách tín dụng đặc biệt dành cho những người đã chấp hành xong án phạt tù (Quyết định 22). Quyết định này không chỉ tạo điều kiện cho người lầm lỗi có điều kiện tái hoà nhập cộng đồng mà còn thể hiện tính nhân văn, nhân đạo của Ðảng, Nhà nước ta.

Ðưa Chỉ thị 17 vào đời sống

Từ khi Chỉ thị số 17-CT/TU của Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh (Chỉ thị 17) được ban hành, các địa phương huyện Cái Nước tích cực triển khai thực hiện, qua đó góp phần nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

Học và làm theo Bác gắn với thi đua

Mới đây, Ban Thường vụ Huyện uỷ Trần Văn Thời tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị và khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" giai đoạn 2021-2024. Ðơn vị Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện vinh dự là 1 trong 12 tập thể được tuyên dương, khen thưởng tại hội nghị.

Chuyển biến từ thực hiện Kết luận số 01-KL/TW

Nhằm nâng cao tính hiệu quả thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, huyện Thới Bình có nhiều cách làm cụ thể, thiết thực, qua đó tạo được sự lan toả rộng, sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Trả lời phỏng vấn báo Cà Mau, ông Nguyễn Tráng Kiện, Huyện uỷ viên, Phó trưởng ban Tuyên giáo Huyện uỷ, khẳng định: “Thời gian qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã từng bước trở thành việc làm thường xuyên, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân; qua đó góp phần nâng cao nhận thức chính trị, ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức và có lối sống văn hoá lành mạnh trong mỗi cá nhân”.

Ðưa nghị quyết vào cuộc sống

Phú Tân là địa phương có nhiều nghị quyết chuyên đề mang tính đột phá trên các lĩnh vực. Với sự đồng thuận của người dân, các nghị quyết đã trở thành phương châm hành động, thấm sâu vào đời sống, công việc cụ thể của mỗi tổ chức, cá nhân, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Cải tạo vườn tạp, phủ xanh thành phố

Những mảnh vườn vốn canh tác kém hiệu quả, nhếch nhác, nay sinh động với sự hiện diện của các cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, tạo cảnh quan sạch đẹp, giúp nông dân ven đô có thêm thu nhập. Ðó là chuyển biến tích cực qua gần 2 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU (Nghị quyết 05) của Thành uỷ về cải tạo vườn tạp, trồng rau màu, cây ăn trái, hoa, cây kiểng gắn với phát triển chăn nuôi trên địa bàn TP Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Ðổi mới, tăng hiệu quả hoạt động

Hoạt động của Ban Văn hoá - Xã hội (VHXH) HÐND tỉnh ngày càng được nâng cao chất lượng, hiệu quả. Ðiều đó được thể hiện qua các nội dung giám sát, khảo sát chuyên đề có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề thiết thực, quan trọng. Quy trình giám sát được thực hiện chặt chẽ, khoa học; báo cáo kết quả giám sát cụ thể, được các đơn vị chịu sự giám sát đồng tình, thống nhất cao; các kiến nghị phù hợp với tình hình thực tế địa phương và có tính khả thi.

Đề xuất quy định khai thác dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia

Việc khai thác dữ liệu có sẵn trong cơ sở dữ liệu quốc gia được thực hiện theo hình thức chia sẻ dữ liệu mặc định. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia có trách nhiệm thiết lập dịch vụ chia sẻ dữ liệu mặc định khi triển khai dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia.

“Chi bộ 4 tốt” khơi nguồn năng lượng tích cực

Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 16/6/2022, của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khoá XIII về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên trong giai đoạn mới, các cấp uỷ đảng tại Cà Mau đã đồng loạt triển khai thực hiện mô hình “Chi bộ 4 tốt” nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Tiếp sức cho hộ thoát nghèo, cận nghèo

Khoảng cách đời sống giữa hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo với hộ nghèo, hộ cận nghèo chênh lệch không nhiều, một khi gặp tai nạn, bệnh tật mà không có bảo hiểm y tế (BHYT), phải tự chi trả chi phí khám chữa bệnh thì nguy cơ tái nghèo nhanh. Vì vậy, việc HÐND tỉnh ban hành Nghị quyết 32/2023/NQ-HÐND quy định hỗ trợ mức đóng BHYT cho hộ thoát nghèo và hộ thoát cận nghèo trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2025 là rất cần thiết, đáp ứng mong mỏi của người dân.