ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-4-25 23:53:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tự hào vùng đất Tây Nam - Bài 2: Hà Tiên - Giữ nhịp hai vùng biên cương

Báo Cà Mau Nằm ở cực Tây Nam Tổ quốc, Hà Tiên không chỉ nổi danh với cảnh sắc thiên nhiên mà còn là vùng đất biên giới từng chịu nhiều biến động. Những năm 1977-1978, chiến tranh biên giới Tây Nam bùng nổ, Hà Tiên trở thành tuyến đầu chống lại sự xâm lược của quân Khmer Ðỏ, thị xã nhỏ bé khi ấy hoang tàn. Sau chiến tranh, Hà Tiên đối mặt với những thách thức mới: phục hồi kinh tế, ổn định dân cư và bảo vệ biên giới. Những năm 80, vùng đất này vẫn nghèo nàn, ít người lui tới. Năm 2018, Hà Tiên chính thức trở thành thành phố, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ, là trung tâm du lịch, thương mại sầm uất của tỉnh Kiên Giang.

Lá chắn vùng biên

Nhắc về những ngày gian truân dưới mưa bom, bão đạn với quyết tâm giữ từng tấc đất vùng biên giới, ông Nguyễn Hữu Huệ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP Hà Tiên, nghẹn giọng: “Bao thế hệ chúng tôi đã nằm xuống để đất này mãi xanh tươi, trường tồn. Sau ngày đất nước sạch bóng xâm lăng, tôi trong đội quân rà phá bom mìn để trả lại màu xanh cho dãi đất sản xuất phì nhiêu từ Giang Thành trải dọc dài qua Pháo Ðài, Mỹ Ðức... Rồi đời nối đời giữ đất và xây dựng Hà Tiên, giờ ở tuổi 70, chứng kiến Hà Tiên phát triển mà lòng đầy tự hào”.

Hà Tiên không chỉ là một thành phố du lịch, một trung tâm kinh tế cửa khẩu quan trọng mà còn là một điểm tựa chiến lược trong khu vực phòng thủ vùng Tây Nam Bộ. Với vị trí đặc biệt, nơi tiếp giáp biên giới bộ và biên giới biển, Hà Tiên giữ vai trò quan trọng trong thế trận bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh, ổn định cho cả khu vực. “Ở nơi đầu sóng ngọn gió này, lòng dân chính là bức tường thành kiên cố nhất”, Trung tá Lê Thanh Nhàn, Chính trị viên Ban Chỉ huy Quân sự TP Hà Tiên khẳng khái. Không chỉ là mệnh lệnh từ nghị quyết hay kế hoạch quân sự, “thế trận lòng dân” tại Hà Tiên được xây dựng bằng chính sự gắn bó máu thịt giữa lực lượng vũ trang và Nhân dân. Những cán bộ, chiến sĩ biên phòng, quân sự, công an không chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ biên cương, mà còn là những người bạn, người thân của Nhân dân. Họ cùng ăn, cùng ở, cùng giúp đỡ bà con, từ chăm lo an sinh xã hội đến hỗ trợ phát triển sản xuất, giúp ngư dân bám biển, giữ vững chủ quyền.

Cùng sự chung tay các lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn, người dân Hà Tiên thêm tin tưởng vào sự bức phá trong tương lai.

Cùng sự chung tay các lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn, người dân Hà Tiên thêm tin tưởng vào sự bức phá trong tương lai.

Ông Ðào Văn Lến, khu phố Bà Lý, phường Mỹ Ðức, không giấu được niềm vui khi cặp bò do Ðoàn kinh tế 915 hỗ trợ đã sinh được bê con. “Chúng háu ăn và chóng lớn lắm. Ðược tặng bò, gia đình tôi mừng không thể tả. Tôi quyết tâm chăm sóc rồi nhân đàn, mong cuộc sống gia đình không còn khó khăn nữa”. Không riêng gia đình ông Lến mà hàng trăm hộ gia đình khó khăn ở huyện Giang Thành và TP Hà Tiên nhân lên niềm vui khi được hỗ trợ sinh kế. Thượng tá Trần Quang Thanh, Phó đoàn trưởng Ðoàn kinh tế Quốc phòng 915, cho hay: “Ðứng chân trên địa bàn biên giới, 10 năm qua đơn vị đã tiến hành nhiều chương trình an sinh và những công trình dân sinh nhằm vực dậy đời sống Nhân dân, kết nối hạ tầng thuận lợi giao thương. Ðặc biệt, với mô hình hỗ trợ của đơn vị bằng hình thức trao con giống (bò thịt, bò sinh sản) đã giúp hàng ngàn hộ dân hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới chí thú làm ăn, vươn lên thoát nghèo”.

Trung tá Lê Thanh Nhàn chia sẻ thêm, không chỉ trong thời bình, khi có tình huống khẩn cấp xảy ra, lực lượng vũ trang Hà Tiên là lực lượng đầu tiên xung kích, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc phên dậu Tổ quốc. Những năm qua, trước những diễn biến phức tạp của tình hình khu vực, các đơn vị quân sự, biên phòng, công an thường xuyên tổ chức huấn luyện, diễn tập khu vực phòng thủ, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu. “Ðể Hà Tiên thực sự trở thành khu vực phòng thủ vững chắc, ngoài đầu tư kết nối hạ tầng đồng bộ, xây dựng các lực lượng vững mạnh toàn diện, đơn vị còn tuyên truyền nâng cao nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới trong mỗi người dân. Ðó chính là cách để biến thành phố này trở thành pháo đài bất khả xâm phạm”, Trung tá Lê Thanh Nhàn nói bằng kinh nghiệm xương máu.

Thành phố đầy triển vọng

Ban ngày, Hà Tiên khoác lên mình dáng vẻ sôi động, sầm uất của một đô thị cửa khẩu. Những chuyến xe qua lại tấp nập trên quốc lộ, những đoàn tàu cá nối đuôi nhau ra khơi. Ðường biên giới bộ mở ra một chân trời giao thương, kết nối Việt Nam với nước bạn Campuchia; còn đường biên giới biển lại vươn xa ra biển lớn, nơi ngư dân ngày đêm bám ngư trường, gìn giữ chủ quyền. Hà Tiên như một chiếc cầu nối, giữ nhịp cho cả hai vùng biên cương của đất nước.

Khi màn đêm buông xuống, Hà Tiên lại trầm mặc như một người lính gác, lặng lẽ quan sát mọi chuyển động. Từ Thạch Ðộng vọng lại những âm vang của lịch sử, phía bờ biển Mũi Nai, sóng vỗ rì rầm như lời kể chuyện của bao thế hệ đi trước. Hà Tiên không chỉ là vùng đất của giao thương, mà còn là biểu tượng của sự trấn giữ, một phên dậu vững chãi, nơi không chỉ có biên giới quốc gia mà còn có biên giới lòng dân. Giữa bao đổi thay của thời đại, Hà Tiên vẫn vững vàng, kiên trì vai trò của mình. “Là người gác cửa phương Nam”, Hà Tiên không chỉ mở ra những cơ hội phát triển, mà còn là điểm tựa vững chắc cho cả một vùng đất.

Ông Mai Quốc Thắng, Chủ tịch UBND TP Hà Tiên, cho hay: “Kinh tế Hà Tiên đang phát triển vượt bậc so với những địa phương khác trong tỉnh Kiên Giang. Mặt khác, nơi đây còn phát huy tiềm năng du lịch (sau Phú Quốc), và như là điểm trung chuyển thuận lợi nhất cho du lịch nội địa và quốc tế”.

Ðô thị thành phố Hà Tiên sầm uất, năng động.

Ðô thị thành phố Hà Tiên sầm uất, năng động.

Theo Ðồ án quy hoạch chung thành phố và Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên đến năm 2040, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 22/2/2024, Hà Tiên sẽ phát triển theo mô hình lưỡng cực, nhất thể, đa trung tâm. Các hướng phát triển chủ đạo dựa trên các tuyến Quốc lộ 80, Quốc lộ N1, Cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu, cùng các tuyến đường thuỷ dọc theo sông Giang Thành, kênh Vĩnh Tế và kênh Hà Tiên - Rạch Giá.

Hà Tiên đặt mục tiêu thu hút trên 6,4 triệu lượt khách du lịch vào năm 2030, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 168.900 lượt, với doanh thu ước đạt 34.500 tỷ đồng. Quy hoạch cũng nhấn mạnh việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên độc đáo của Hà Tiên, đồng thời phát triển hạ tầng giao thông để kết nối thuận lợi với các vùng kinh tế trọng điểm trong khu vực. Là thành phố biên giới giáp Campuchia, Hà Tiên phát triển mạnh thương mại. Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên kết nối với tỉnh Kampot (Campuchia) tạo động lực cho hàng loạt dự án logistics, xuất nhập khẩu hàng hoá.

Hà Tiên hôm nay đang vươn mình phát triển mạnh mẽ, giữ vững bản lĩnh của một vùng đất tiền tiêu, nơi mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi con tàu ra khơi là một cột mốc chủ quyền, và mỗi chiến sĩ lực lượng vũ trang là một lá chắn bảo vệ sự bình yên. Trong dòng chảy của thời đại, Hà Tiên vẫn sừng sững như một tấm khiên thép nơi địa đầu Tây Nam, góp phần giữ yên biên giới, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

50 năm sau ngày giải phóng, từ một vùng biên giới đầy biến động, Hà Tiên đã vươn mình thành đô thị sầm uất. Một thành phố vừa mang vẻ đẹp của thiên nhiên, vừa là trung tâm giao thương, góp phần giữ vững chủ quyền và thúc đẩy phát triển vùng biên giới Tây Nam. Hà Tiên chứng kiến bao lớp sóng người đến rồi đi, bao cuộc bể dâu, bao lần đổi thay. Thành phố nhỏ nơi biên giới này luôn mang trong mình sức sống bền bỉ, như dòng nước Giang Thành mãi miết chảy về phía biển khơi.

Rời Hà Tiên mang theo bao ký ức của cựu chiến binh Nguyễn Hữu Huệ trong những ngày tháng gian nan gỡ bom, mìn để trả lại màu xanh cho vùng sản xuất dọc sông Giang Thành. Ðến thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, vùng đất từng “đẫm máu” đồng bào trong cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam để cảm nhận sự đổi thay, phát triển năng động của vùng đất này./.

 

Chí Công - Phong Phú

Bài 3: Hồi sinh Ba Chúc

 

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài 2: "Ghi điểm" trên "sân nhà"

Khởi nghiệp “xanh” tại Cà Mau mang đến động lực, truyền cảm hứng từ những câu chuyện thực tế của những bạn trẻ đầy nhiệt huyết, mạnh dạn tận dụng sân nhà để phát huy giá trị sản phẩm kinh doanh, gợi mở nhiều cơ hội trong tiến trình khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã trở thành xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là chủ trương lớn của Ðảng. Nghị quyết 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị đã xác định rõ vai trò của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trong đó doanh nghiệp là trọng tâm của quá trình đổi mới sáng tạo quốc gia.

Hướng tới chính quyền số toàn diện - Bài cuối: Xây dựng nền hành chính kiến tạo, phục vụ

Nếu chuyển đổi số (CÐS) trong thủ tục hành chính (TTHC) là bước đột phá giúp cắt giảm phiền hà, tiết kiệm thời gian cho người dân và doanh nghiệp, thì xây dựng chính quyền thông minh lại mang tầm vóc lớn hơn. Ðó không chỉ là việc đưa công nghệ vào bộ máy quản lý Nhà nước, mà còn là một cuộc chuyển đổi toàn diện về tư duy điều hành, phương thức hoạt động và tinh thần phục vụ. Không còn cảnh văn phòng hành chính đầy ắp hồ sơ, giấy tờ, chính quyền số hôm nay đang định hình một mô hình làm việc mới: liên thông, minh bạch, gần gũi và lấy sự hài lòng của người dân làm trung tâm.

Hướng tới chính quyền số toàn diện

Hai năm liền (2023-2024), Cà Mau dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp, đây là dấu ấn nổi bật của tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC). Ðể có được thành tựu này, tỉnh không chỉ đơn giản hoá thủ tục mà còn đổi mới mạnh mẽ phương thức phục vụ. Hệ thống một cửa liên thông được triển khai đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã, giúp rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, nâng cao tính minh bạch, hiệu quả, sự hài lòng trong dân.

Tự hào vùng đất Tây Nam - Bài cuối: Biển - Dòng chảy phồn vinh

Ðịa bàn biên giới biển toàn vùng Tây Nam trải dài hơn 700 km, chiếm 1/5 tổng chiều dài bờ biển của cả nước, không chỉ là tuyến phòng thủ chiến lược mà còn là nguồn sống của hàng triệu ngư dân. Với hệ sinh thái phong phú, vùng biển này mang trong mình tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế biển, đóng góp quan trọng vào công cuộc dựng xây đất nước.