ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-4-25 00:29:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tự hào vùng đất Tây Nam

Báo Cà Mau Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, vùng biên giới khu vực Tây Nam Bộ, nơi từng chịu nhiều biến động lịch sử, nay đang vươn mình mạnh mẽ, trở thành phên dậu vững vàng, giàu đẹp của Tổ quốc. Biên giới không chỉ là những đường ranh trên bản đồ, mà còn là tình đất, tình người, là thế trận lòng dân vững chắc. Khu vực ven biển, từ Bến Tre, Cà Mau... đến Kiên Giang, những “cột mốc sống” - ngư dân ngày đêm bám biển cùng lực lượng chức năng giữ vững chủ quyền. Trên bộ, từ An Giang, Ðồng Tháp đến Kiên Giang, những cung đường mới mở, những cây cầu bắc qua sông biên giới, những khu kinh tế cửa khẩu sôi động... cho thấy một Tây Nam Bộ đang bứt phá, vươn lên bằng chính nội lực, tiềm năng.

Bài 1: Hồng Ngự - Sức bật thượng nguồn

Biên giới bộ vùng đất Tây Nam (địa bàn Quân khu 9) trải 3 tỉnh: An Giang, Ðồng Tháp và Kiên Giang, với chiều dài đường biên gần 200 km. Trong thời chiến tranh, nơi đây máu xương thấm đẫm. Trải qua 50 năm ươm mầm cho giấc mộng hoà bình, thịnh vượng, giờ đây toàn tuyến biên giới đã thay đổi; giao thương kết nối, đời sống Nhân dân phát triển mọi mặt.

Ði lên đầy tự hào

Trong ánh bình minh của ngày đầu năm mới 2025, chúng tôi đứng trên cầu Hồng Ngự, nơi dòng Sông Tiền chảy xiết về phía biên giới, lòng bất giác lắng lại khi nghĩ về hành trình 1/2 thế kỷ đã qua. Mảnh đất Hồng Ngự kiên cường từng chịu bao đau thương của chiến tranh, giờ đây đang khoác lên mình chiếc áo mới của sự sống bình yên và hy vọng. Ông Huỳnh Thanh Dũng, 87 tuổi, cựu chiến binh phường An Thạnh, TP Hồng Ngự (Ðồng Tháp), giọng trầm ấm, kể: “Hơn 50 năm trước, biên giới chẳng yên tiếng súng. Ðất ruộng bỏ hoang, đồng bào tha phương cầu thực. Nhưng chúng tôi biết rằng, chỉ cần giữ được thì đất nước mới bình yên. Vậy là, bao lượt những người lính thời xuân trẻ bám trụ, vừa chiến đấu, vừa cùng Nhân dân khôi phục cuộc sống”.

Thành phố Hồng Ngự vươn mình nơi thượng nguồn Sông Tiền.

Thành phố Hồng Ngự vươn mình nơi thượng nguồn Sông Tiền.

Khi biên giới Tây Nam được giải phóng, Hồng Ngự dần lấy lại nhịp sống bình yên. Nhưng bài toán về đói nghèo, thiếu thốn vẫn là nỗi trăn trở lớn. Những năm đầu thập niên 80, người dân nơi đây sống dựa vào lúa và mưu sinh theo mùa nước nổi. Chiến tranh qua đi, vết thương lòng và vết thương đất vẫn còn nhức nhối. Từ trong gian khó, những con người ở vùng phên dậu này đã khắc phục khó khăn, biến vùng biên thành nơi khởi nguồn của niềm tin và khát vọng. Từ thị xã nhỏ nằm sát biên giới, nay Hồng Ngự vươn mình trở thành thành phố trẻ, đầy sức sống. Năm 2020, thị xã Hồng Ngự chính thức được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh Ðồng Tháp, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển.

Ðưa chúng tôi về xã Tân Hội, nơi cánh đồng lúa ven tuyến biên giới đang thì con gái. Trung tá Lê Văn Cần, Chính trị viên Ban Chỉ huy Quân sự TP Hồng Ngự, xởi lởi: “Như những bậc lão thành bám trụ vùng đất này kể lại, sau chiến tranh hầu như đồng lúa ở đây phần lớn là cỏ dại vì bom mìn. Nhưng giờ thì khác, cuộc sống của người dân đã đổi thay, phát triển tương đối toàn diện”.

Anh Thái Công Thới, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Tân Hội, chia sẻ: “Giữ biên giới giờ đây không chỉ là chuyện ngăn chặn xâm nhập từ bên ngoài hay buôn lậu. Ðó còn là giúp dân phát triển kinh tế, giảm nghèo. Khi dân giàu, đất nước mạnh, biên giới sẽ vững chắc”. Nhờ chính sách hỗ trợ của Nhà nước và bộ đội giúp đỡ, Nhân dân vùng biên Hồng Ngự không chỉ đủ ăn, mà còn khá giả. Cánh đồng Tân Hội nay trồng 2 vụ lúa, xen canh hoa màu và nhiều hộ dân mạnh dạn chuyển dịch thành những vườn cây trái, hay những trang trại chăn nuôi thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm.

Tiếp lời đồng chí chỉ huy trưởng, lão nông Nguyễn Văn Niếu, 62 tuổi, ấp Tân Hoà Trung, xã Tân Hội (TP Hồng Ngự), bày tỏ: “Ở đây, bộ đội không chỉ làm nhiệm vụ tuần tra, giữ vững vùng biên giới mà còn trở thành những người đồng hành của dân, giúp xây cầu, đào kênh, thậm chí hướng dẫn người dân ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất”. Ông Niếu là một trong những điển hình cựu chiến binh sản xuất, kinh doanh giỏi ở Tân Hội. Tuổi trẻ ông cống hiến trọn cho cuộc chiến giữ biên giới, ngày trở về xây dựng mái ấm gia đình chỉ còn một phần sức lực. Nhưng với bản lĩnh và ý chí của người lính bộ đội Cụ Hồ, ông đã biến giấc mơ thành hiện thực, xây dựng mái ấm gia đình khang trang với 2 con học hành và có việc làm ổn định. Vẫn tính tỉ mẩn của bộ đội, ông không cho đất nghỉ, áp dụng phương kế lấy ngắn nuôi dài, tăng gia bờ đất trống, nuôi bò... vợ chồng ông miệt mài với 2 ha lúa và hoa màu, thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.

Hay lão nông Nguyễn Văn Dai, ấp Tân Hoà, xã Tân Hội, năm nay bước sang tuổi 71. Ông Dai được Nhân dân trong vùng biết đến là người tiên phong xây dựng thành công mô hình nuôi lươn không bùn trong chậu nhựa. Hiện, ông xuất bán mỗi năm hàng chục tấn lươn thịt và hàng triệu con giống, thu về trên 300 triệu đồng. “Mình nghèo là có tội với người ngã xuống giành lại tự do, độc lập cho mảnh đất này. Xưa vì chiến tranh nên không có thời gian sản xuất, sau hoà bình, tôi dốc toàn bộ sức lực và học tập kinh nghiệm để quyết chí làm giàu”, ông Dai khẳng khái.

Khát vọng vươn xa

Cầu Hồng Ngự 2 bắc qua sông Sở Thượng, kết nối trung tâm thành phố với huyện Tân Hồng, giúp việc đi lại thuận lợi; Quốc lộ 30 được mở rộng, rút ngắn thời gian từ TP Hồng Ngự về TP Cao Lãnh chỉ còn hơn 1 giờ đồng hồ; hệ thống trường học, bệnh viện cũng được đầu tư mạnh mẽ. “Cú huých” vùng biên ở Ðồng Tháp thực sự mở ra khi cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường sông Thường Phước (xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự) giữa tỉnh Ðồng Tháp với tỉnh Prey Veng (Vương quốc Campuchia) thông suốt. Việc khai thông cửa khẩu quốc tế này giúp đồng bộ hoạt động xuất, nhập khẩu cả đường bộ và đường sông với Cửa khẩu Kaoh Roka (Campuchia), tiến thêm một bước trong việc hiện thực hoá quy hoạch cửa khẩu trên toàn tuyến biên giới Việt  Nam - Campuchia.

Chỉ tính riêng giai đoạn 2022-2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá qua biên giới giữa 2 tỉnh Ðồng Tháp với Prey Veng đạt trên 1,4 tỷ USD, giá trị xuất nhập khẩu năm sau luôn cao hơn năm trước. Từ cửa khẩu này, nếu đi bằng đường bộ đến Thủ đô Phnom Penh (Campuchia) chỉ mất khoảng 60 phút. Ðây là tuyến đường kết nối với các thành phố lớn của Campuchia và sang Thái Lan, tạo điều kiện thuận lợi để tỉnh Ðồng Tháp đón lượng khách du lịch quốc tế di chuyển bằng đường bộ qua các nước trong khối ASEAN.

Nhìn lại chặng đường 10 năm khi bắt tay thực hiện Ðề án phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự 8 xã biên giới tỉnh Ðồng Tháp đã phản ánh rõ nét bức tranh phát triển. Ðến nay, kinh tế khu vực biên giới của tỉnh sản xuất tăng bình quân 4,7%/năm, hàng hoá xuất khẩu biên mậu tăng 12%/năm. Ðời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực biên giới được nâng lên, thu nhập bình quân đạt khoảng 44 triệu đồng; nhiều xã biên giới đạt chuẩn nông thôn mới.

Chí thú làm ăn, đời sống Nhân dân khấm khá, nhiều hộ thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm (ông Nguyễn Văn Dai, hào hứng với mô hình nuôi lươn hiệu quả).

Chí thú làm ăn, đời sống Nhân dân khấm khá, nhiều hộ thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm (ông Nguyễn Văn Dai, hào hứng với mô hình nuôi lươn hiệu quả).

Biên giới tỉnh Ðồng Tháp từng chứng kiến bao mất mát, nhưng cũng từ đây, khát vọng hoà bình, thịnh vượng đã được ươm mầm. Những cánh đồng, khu chợ vùng biên ngày một đông đúc; những cung đường, chiếc cầu khai thông huyết mạch đang chứng minh rằng: đau thương không phải điểm cuối cùng. Thành phố Hồng Ngự, nơi trải qua một chặng đường từ những ngày khói lửa chiến tranh đến đô thị vùng biên đầy tiềm năng. Hôm nay, đứng trước dòng chảy xiết của Sông Tiền trên cầu Hồng Ngự, chúng tôi cảm nhận rõ hơn lời hứa của những thế hệ đi trước: bảo vệ, dựng xây để đất này mãi mãi hoà bình, xanh tươi và thịnh vượng.

Rời TP Hồng Ngự, xuôi theo Quốc lộ 80 hướng về biển Tây là những chuỗi kết nối cung đường trải rộng dọc dài sông Giang Thành và kênh Vĩnh Tế. Ðiểm cuối là TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang đang chuyển mình mạnh mẽ - nơi hội tụ vành đai biên giới biển và bộ, như hai cánh tay nối dài giữ nhịp biên cương.


Tỉnh Ðồng Tháp có 2 cửa khẩu quốc tế là: Thường Phước (xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự) và Dinh Bà (xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng) và 5 cửa khẩu phụ (Bình Phú, Thông Bình, Mộc Rá, Á Ðôn, Sở Thượng) thuộc địa giới của huyện Hồng Ngự, Tân Hồng và TP Hồng Ngự. Ðây là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, gồm: công nghiệp - thương mại - dịch vụ - du lịch - đô thị và nông, lâm, ngư nghiệp gắn với các cửa khẩu quốc tế, là khu vực đô thị biên giới có ảnh hưởng, lan toả thúc đẩy sự phát triển vùng phía Bắc tỉnh Ðồng Tháp hiện hữu và tương lai.


 

Chí Công - Phong Phú

Bài 2: Hà Tiên - Giữ nhịp hai vùng biên cương

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài 2: "Ghi điểm" trên "sân nhà"

Khởi nghiệp “xanh” tại Cà Mau mang đến động lực, truyền cảm hứng từ những câu chuyện thực tế của những bạn trẻ đầy nhiệt huyết, mạnh dạn tận dụng sân nhà để phát huy giá trị sản phẩm kinh doanh, gợi mở nhiều cơ hội trong tiến trình khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã trở thành xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là chủ trương lớn của Ðảng. Nghị quyết 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị đã xác định rõ vai trò của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trong đó doanh nghiệp là trọng tâm của quá trình đổi mới sáng tạo quốc gia.

Hướng tới chính quyền số toàn diện - Bài cuối: Xây dựng nền hành chính kiến tạo, phục vụ

Nếu chuyển đổi số (CÐS) trong thủ tục hành chính (TTHC) là bước đột phá giúp cắt giảm phiền hà, tiết kiệm thời gian cho người dân và doanh nghiệp, thì xây dựng chính quyền thông minh lại mang tầm vóc lớn hơn. Ðó không chỉ là việc đưa công nghệ vào bộ máy quản lý Nhà nước, mà còn là một cuộc chuyển đổi toàn diện về tư duy điều hành, phương thức hoạt động và tinh thần phục vụ. Không còn cảnh văn phòng hành chính đầy ắp hồ sơ, giấy tờ, chính quyền số hôm nay đang định hình một mô hình làm việc mới: liên thông, minh bạch, gần gũi và lấy sự hài lòng của người dân làm trung tâm.

Hướng tới chính quyền số toàn diện

Hai năm liền (2023-2024), Cà Mau dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp, đây là dấu ấn nổi bật của tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC). Ðể có được thành tựu này, tỉnh không chỉ đơn giản hoá thủ tục mà còn đổi mới mạnh mẽ phương thức phục vụ. Hệ thống một cửa liên thông được triển khai đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã, giúp rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, nâng cao tính minh bạch, hiệu quả, sự hài lòng trong dân.

Tự hào vùng đất Tây Nam - Bài cuối: Biển - Dòng chảy phồn vinh

Ðịa bàn biên giới biển toàn vùng Tây Nam trải dài hơn 700 km, chiếm 1/5 tổng chiều dài bờ biển của cả nước, không chỉ là tuyến phòng thủ chiến lược mà còn là nguồn sống của hàng triệu ngư dân. Với hệ sinh thái phong phú, vùng biển này mang trong mình tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế biển, đóng góp quan trọng vào công cuộc dựng xây đất nước.