ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 16:59:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Từ tâm làm thiện

Báo Cà Mau (CMO) Xuất phát từ nhu cầu chữa bệnh của người dân trong tỉnh theo phương pháp cổ truyền, nhất là đối với bệnh nhân nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn, Hội Từ thiện Từ Tâm (được Sở Y tế Cà Mau cấp phép hoạt động từ năm 2014) tổ chức khám, chữa bệnh tại 2 điểm: Ấp Năm Đảm, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước (trụ sở chính) và chi nhánh ở Tịnh xá Ngọc Minh, Phường 5, TP. Cà Mau. Ngoài ra còn một điểm (không theo lịch) đặt tại Văn phòng Chi hội Nam y tỉnh Cà Mau.

5 năm qua, hội đã phục vụ hàng trăm ngàn lượt bệnh nhân hoàn toàn miễn phí. Và đã có hàng ngàn người khỏi bệnh, hàng trăm căn nhà được bàn giao cho hộ nghèo, rất nhiều hàng hoá, thuốc men, thực phẩm đến tận tay bệnh nhân nghèo.

Niềm vui sức khoẻ

Bà Trần Thị Thanh, 68 tuổi, ngụ thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, chia sẻ, hơn 7 năm bị thoái hoá cột sống, nhức mỏi toàn thân, điều trị thuốc thang nhiều nơi, tốn kém tiền của nhưng bệnh chỉ thuyên giảm rồi tái phát. Qua sự giới thiệu, bà biết đến hội và đã điều trị tại đây 5 lần. Hiện sức khoẻ bà cải thiện hơn 70%, có thể đi đứng bình thường, các cơn nhức mỏi cũng thuyên giảm, ăn ngon, ngủ tốt. Đi cùng bà còn có hơn 10 bệnh nhân cũng quê Thới Bình, đi hẳn xe 16 chỗ.

Bà Thanh cho biết: “Tôi khoẻ, thấy hiệu quả nên giới thiệu mọi người cùng đến đây để có cơ hội cải thiện sức khoẻ. Miễn phí nên ai cũng mừng. Nhiều người như rơi vào tuyệt vọng, đến đây được các lương y bấm huyệt, hướng dẫn cách tự chăm sóc bản thân mà nay phục hồi khá tốt, sống vui, sống khoẻ”. 

Bà Bùi Thị Yến, 77 tuổi, vui mừng: “Tôi bệnh đau nhức nhiều năm, đi đứng bất tiện. Con cái lo lắng điều trị khắp nơi, có cả thuốc đặc trị ngoài nước, nhưng do tuổi già, xương khớp đâu được như trước nên đành chịu trận. Ban đầu nghe nói bấm huyệt đau, sợ lắm, mà nhờ vậy tôi nghe khoẻ hơn. Tôi bỏ gậy hồi nào cũng không hay. Con cháu còn ghẹo tôi là hồi tuổi xuân rồi đó!”.

Hội dành 4.000 m2 đất để trồng hơn 40 loại thuốc nam quý.

 

Bé Gia Hạo, 8 tuổi, ở huyện Thới Bình bị bại não bẩm sinh, trước đây không thể tự ngồi được do cơ thể co rút, từ ngày đến bấm huyệt, bé Hạo có thể ngồi được mà không cần phải ngồi thau, đứng được khi tựa vào ai đó. 

Chị Lâm Như Ý, Thư ký văn phòng Chi hội Nam y, kể: “Bản thân tôi cũng là bệnh nhân ở đây. Năm 21 tuổi, sau khi ngủ dậy 2 chân tê cứng, không thể đi đứng được, khi đó tôi đang học Cao đẳng điều dưỡng. Tôi phải bảo lưu kết quả học tập, chạy chữa khắp nơi nhưng vẫn phải chống gậy 4 chân và tập vật lý trị liệu tích cực. Duyên may tôi được biết đến hội, được thầy Phạm Minh Quang (Chủ tịch Chi hội Nam y tỉnh, cũng là Chủ tịch Hội Từ thiện Từ Tâm) trực tiếp bấm huyệt, nay mặc dù chân phải còn yếu, nhưng tôi có thể bỏ gậy, đi đứng nhẹ nhàng”. Được biết, chị Ý vừa hoàn thành tốt nghiệp. Theo lịch khám bệnh của thầy Quang, chị đến làm thư ký cho chi hội như một sự tri ân và góp sức nhỏ để làm thiện. 

Ông Phạm Minh Quang cho biết, bấm huyệt được coi là phương pháp trị liệu có lịch sử lâu đời. Thầy bấm huyệt sử dụng các ngón tay (hoặc các vị trí khác của tay) tác động một lực vừa đủ vào các huyệt đạo xác định, phương pháp này có tác dụng trị liệu nằm trên bề mặt cơ thể từ đầu cho tới ngón chân và ngón tay. Những huyệt đạo này, một khi đã được kích thích chính xác, sẽ kích hoạt năng lực tự chữa lành của cơ thể thông qua hệ kinh lạc theo nguyên lý âm - dương. 

“Bấm huyệt có tác dụng giúp giải phóng những đau nhức, căng thẳng của cơ thể và tâm trí. Ngoài ra, bấm huyệt còn giúp điều hoà chức năng của các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường thể lực và phòng ngừa bệnh tật. Bấm huyệt được giới y học cổ truyền đánh giá là phương pháp chữa trị hiệu quả và an toàn”, ông Quang khẳng định.

Đắp thuốc và chạy xung điện cho bệnh nhân.

 

Theo ông, 5 năm qua, khoa bấm huyệt, tác động cột sống đã trở thành cứu tinh cho rất nhiều bệnh nhân trong trạng thái tuyệt vọng sau tai biến, thoát vị đĩa đệm, thoái hoá cột sống, xương khớp, đau nửa đầu, đau thần kinh toạ, rối loạn tiền đình... Hội đã mang đến niềm vui cho bệnh nhân và chính những người thầy thuốc nam y, càng tự tin hơn khi y học cổ truyền của dân tộc luôn được đề cao, trân trọng không chỉ đối với người Việt Nam mà cả người nước ngoài.

Tấm lòng lương y

Gắn bó từ những ngày đầu thành lập, bà Ngô Thị Thu Ba, Phó chủ tịch Chi hội Nam y tỉnh, Phó chủ tịch Hội Từ thiện Từ Tâm, chia sẻ, những người có tâm làm từ thiện đã có duyên gặp gỡ nhau ở nơi này. “Chúng tôi đặt lợi ích của bà con lên hàng đầu. Ngoài bấm huyệt, xem mạch, chúng tôi còn tầm các vị thuốc nam quý để hỗ trợ điều trị bệnh cho bà con. Đã có rất nhiều bệnh nhân khỏi bệnh, bệnh thuyên giảm tình nguyện làm việc công đức tại hội, có người xin học nghề, được đưa đi đào tạo chuyên môn mà nay trở thành thầy thuốc của hội”, bà Thu Ba cho biết thêm. 

Như trường hợp của ông Phan Thanh Bình (ngụ Phường 8, TP Cà Mau), hiện là lương y của hội. Ông kể: “Trước đây sức khoẻ tôi rất yếu, đau nhức, không làm nổi việc gì, may mắn biết đến phương pháp điều trị bấm huyệt, tôi khỏi bệnh. Vậy là tôi lên tận TP Cần Thơ học 2 năm, sau đó về Cà Mau chữa cho những người hàng xóm và những ai tìm đến giúp đỡ. Cách đây hơn 2 tháng, tôi trở bệnh và đến hội để được điều trị. Sau đó được các thầy mời ở lại, vừa trau đổi thêm kinh nghiệm, vừa góp sức phục vụ bà con”. 

Bà Ngô Thị Thu Ba điều trị bệnh bằng cách bấm huyệt, xông ngải cứu cho bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7.

 

“Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Cán bộ, hội viên chữ thập đỏ phải xuất phát từ tình yêu thương Nhân dân tha thiết mà góp phần bảo vệ sức khoẻ Nhân dân và làm mọi việc có thể làm được để giảm bớt đau thương cho họ”, những lương y chúng tôi mong muốn có thể đóng góp nhiều công sức để giúp bệnh nhân có cơ hội phục hồi sức khoẻ, lành bệnh”, ông Quang chia sẻ. 

Hiện nay, Chi hội Nam y tỉnh Cà Mau có 50 thành viên, có giảng sư, nhiều lương y, thầy thuốc, kỹ thuật viên thiết bị y tế... đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, đủ khả năng phục vụ người bệnh theo phương pháp dân tộc cổ truyền. Rất nhiều người trong số họ cũng là thành viên của Hội Từ thiện Từ Tâm, đồng thời tham gia rất nhiều hoạt động thiện nguyện giúp bà con trong và ngoài tỉnh. 

Tại trụ sở chính của Hội Từ thiện Từ Tâm có phòng mạch, các phòng chức năng vật lý trị liệu, phòng thuốc nam, nhà nghỉ... Và có vườn thuốc nam hơn 4.000 m2 trồng trên 40 loại dược liệu quý được bảo tồn và phổ biến từ lâu để cung cấp lượng thuốc đáp ứng tại chỗ. Riêng việc tầm thuốc nam mỗi tháng khoảng 12-13 tấn để cung cấp, điều phối cho nhiều nơi trong và ngoài tỉnh phục vụ miễn phí cho bà con. 

Thời gian tới, Chi hội Nam y sẽ mở rộng phạm vi, hướng đến mỗi huyện đều có chi hội để phục vụ bà con, góp phần giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân nghèo, chia sẻ gánh nặng và giảm áp lực cho bệnh viện các cấp. Đặc biệt là tập hợp được đội ngũ lương y hoạt động có tổ chức, giữ gìn những bài thuốc gia truyền quý hiếm các gia tộc lương y còn cất giữ. 

Ông Phạm Minh Quang cho biết thêm, hiện hội được một công ty hỗ trợ máy phục vụ miễn phí cho bà con đắp thuốc xung điện, tuy nhiên, về phần thuốc họ chỉ hỗ trợ giá bán gốc, do đó hội thu đúng khoản tiền thuốc này. Các loại thực phẩm chức năng cũng được niêm yết giá rõ ràng. Nhưng chính điều này đã gây không ít hiểu lầm đối với một số người. 

“Chỉ những bệnh mãn tính, hoặc bệnh nặng cần phục hồi, điều trị lâu dài chúng tôi mới chỉ định cho bà con dùng thuốc hỗ trợ. Đã có trường hợp bệnh nhân vì không biết địa chỉ tìm mua thuốc, bệnh nhân ở xa không điều kiện đến các cơ sở mua thuốc mà không trị bệnh tận gốc. Do đó, tại các nơi khám chúng tôi hỗ trợ thêm việc này, hoàn toàn không kê giá, thu thêm bất kỳ khoản phí nào và đều công khai, minh bạch cho bà con”, ông Phạm Minh Quang khẳng định./.

Chi hội Nam y tỉnh Cà Mau được thành lập tháng 1/2018. Tiền thân của Chi hội Nam y tỉnh Cà Mau xuất phát từ Hội Từ thiện Từ Tâm, trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh Cà Mau, có quá trình hoạt động từ năm 2014. Hiện Hội Từ thiện Từ Tâm hoạt động độc lập, đặt dưới sự lãnh đạo của 2 cấp là Chi hội Nam y tỉnh Cà Mau và Hội Chữ thập đỏ tỉnh Cà Mau. 

Lịch khám bệnh tại trụ sở chính Hội Từ thiện Từ Tâm là thứ Ba, thứ Năm và Chủ nhật.

Tại Tịnh xã Ngọc Minh là thứ Ba và thứ Sáu. 

Riêng tại Văn phòng Chi hội Nam y tỉnh Cà Mau theo lịch riêng, 2 lần/tuần. 

Băng Thanh

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).