ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 02:17:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tự tình nghề “cạp đất”

Báo Cà Mau (CMO) Người ta hay đùa nhau rằng, "không làm cạp đất mà ăn". Nhưng trong thực tế, có một nghề thậm chí từng được xem là “hot” nhất là “cạp đất”, chẳng những có thể sống khoẻ mà còn hái ra bộn tiền.

Độ khoảng 30 năm về trước, khắp các tỉnh miền Tây, đâu đâu cũng có hình bóng của chiếc xáng cạp khổng lồ. Nó là công cụ hữu hiệu trong việc "khai hoang mở cõi". Hễ nơi nào có “rừng thiêng nước độc” là xáng cạp tới để khai thông, mở đường, mở sông.

Nổi trôi đời xáng cạp

Sở dĩ ngày nay lộ làng được thông thoáng, cầu nối cầu, lộ tiếp lộ, xuồng ghe xuôi ngược trên sông nước, trước đó, những công trình hạng nặng, mở tuyến kênh, nạo vét sông rạch luôn có mặt xáng cạp.
Anh Trần Văn Tý theo nghề từ năm 19 tuổi, nay đã ngót nghét 33. Anh có thân hình gầy đét, nước da đen nhẻm, ánh màu đen huyền bóng hới, tóc dài phủ qua tai, che luôn tầm mắt. Người nhỏ thó lại còn gầy guộc ấy vậy mà anh Tý đeo nghề đến tận bây giờ. Cơ duyên đưa anh đến với nghề cũng thiệt “thực tế”: “Không biết làm gì nên... đi xáng”.

Anh Tý bộc bạch: “Quê tôi ở tận Hậu Giang, nhà có hết thảy 3 anh em trai đều đi xáng hết. Tôi là anh thứ ba, cha tôi cũng đi xáng, tính ra cả gia đình đều theo nghề này. Giờ chỉ còn lại má ở quê, thỉnh thoảng mới về thăm nhà”.

"Làm nghề xáng nói sướng cũng sướng, mà nói khổ thì không ai khổ bằng. Chỉ riêng khoản ăn uống, sinh hoạt cũng tù túng hơn người ta. Ban đầu mới vô nghề, được lãnh 400 ngàn đồng. Lúc đó tiền có giá, mọi chi tiêu, sinh hoạt chủ xáng lo hết nên tiền còn nguyên. Có xài được gì đâu, đa phần là vô kênh, vô rừng mới có công trình làm. Mà vô đó thì coi như sống kiểu “người rừng”, không điện, không nước ngọt, có tiền cũng không biết mua thứ gì nên tụi tôi dư dả lắm. Sáng thì làm quần quật, tới sập tối là đi ngủ hết”, anh Tý hài hước.

Một góc hoạt động nghề của xáng cạp.

Mọi sinh hoạt của "lính" xáng đều chỉ trong vài mét vuông trên sà lan. Nghề này lúc nào mình mẩy không dính sình cũng dính nhớt, phèn nhưng chẳng ai buồn để ý.

"Bây giờ còn đỡ, chớ thời chưa có điện, điện thoại buồn thúi ruột. Có chỗ chúng tôi neo vài bữa, có chỗ neo cả tháng, thậm chí cả năm trời là chuyện bình thường. Lúc thì làm sấp mặt thở không ra hơi, lúc thì nhàn rỗi đâm ra phát chán. Đi tới đâu thì lân la làm quen các hộ trên bờ để lên tắm nhờ, xài ké nước ngọt. Chiều cơm nước xong thì lên coi tivi, lâu lâu cũng lai rai. Mà vui nhất là mấy ngày xáng múc, con nít, ông già bà già kéo nhau ra coi nườm nượp”.

Ngồi một góc co ro, anh Trần Văn Lang, 35 tuổi, anh trai của anh Trần Văn Tý, bên ngoài toát lên vẻ khắc khổ, suy dinh dưỡng hạng nặng. Anh vận nguyên chiếc quần tây dài đen, trổ màu lốm đốm phèn. Chiếc áo thun trắng cũng đã ngả màu phèn nặng ôm sát người. Anh Lang lại cao nên lêu khêu, cũng pha trò: “Ở đây nước phèn không nên tụi tôi mặc cho ấm để khỏi muỗi cắn chớ không cần đẹp. Bởi có ai ngó đâu, nếu có thì đám khỉ trong rừng thôi!”.

Theo nghề đã lâu nên lương anh Lang khá cao, gần chục triệu mỗi tháng. “Vậy mà không có dư, mần nhiêu lo trị bệnh hết. Cũng tính kéo anh em về quê, mà đi xáng quen rồi về cũng không biết làm gì nên chần chừ đến bây giờ”.

 
Mọi sinh hoạt của "lính" xáng đều diễn ra tù túng trong vài mét vuông.  

Đời xáng - đời người

"Thấy lớn tồng ngồng vậy hết chớ đi xáng ít đứa nào biết chữ lắm". Chỉ tay về phía anh Võ Văn An, anh Lang nói tiếp: "Coi mã đẹp trai, sáng láng vậy mà không biết chữ, không biết sao nó nhắn tin “cua” ghệ được hay thiệt!”.

Anh An mấy hôm trước vừa thoát chết trong gang tấc. Hôm ấy trời mưa to nhưng anh em không tát nước, nên 3 giờ sáng thì xáng chìm. "Thiệt chớ, mấy thằng này chưa tới số, nếu không bữa nay chắc sình ươn hết rồi chớ đâu có ngồi đây nói chuyện. Mà ngộ, xáng chìm mà nó không la làng để trên bờ xuống cứu, kênh thì sâu. May mà không ai ngủ dưới hầm, nếu không trời cứu”, ông chủ nhà chỗ xáng neo đậu (Kinh 12, thị trấn U Minh, huyện U Minh) kể.

"Nào là chảo, xoong, chén, dĩa, mùng, mền tới nhu yếu phẩm, hết thảy đều chìm trong đêm mưa gió. “Mua đại mấy bộ đồ "si đa" mặc đỡ. Có cái điện thoại để đỡ buồn mà cũng chìm nghỉm. Bữa sau thằng An tiếc của lặn xuống mò coi còn vớt vát gì được không, sâu quá nên nó lặn hồi ra máu lỗ tai”, anh Tý chia sẻ.

Chuyện chết hụt thì không lạ gì với "lính" xáng, nhưng ai đã từng thoát khỏi tay “diêm vương” mới thấu cảnh đó. Ai nhát thì bỏ nghề, ai "lì" thì bám tiếp. Mà không bám sao được, không biết chữ, tuổi quá lứa biết tìm việc gì.

Anh An trầm ngâm: “Anh em tôi bỏ mạng mấy người rồi, khi thì cây đè, khi thì sắt rớt, xáng chìm... Mình chết là hết, chỉ tội người thân ở nhà...”, anh An lặng người.

Để thay đổi không khí, anh Tý kể chuyện tình duyên lận đận đời anh: “Mới cưới vợ nên tôi chăm làm lắm. Lúc trước cũng thương cô kia ở Khai Hoang, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh. Đeo cả chục năm à, đi tới đi lui mòn hết đôi dép mà nhà cổ thách cưới cao quá nên thôi. Cổ lấy chồng ít tháng tui cũng lấy vợ. Giờ ai yên phận nấy, chỉ lo làm kiếm tiền lo cho vợ con về sau”...

Và đó là chút “tự tình” của người đi xáng, nó mộc mạc và đơn giản như chính con người các anh vậy. Những người "lính" xáng vẫn sống, vẫn đeo nghề dù nghề không còn “thịnh” như trước nữa..../.

Yến Nhi

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.