ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 29-4-25 20:45:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tưng bừng, trang nghiêm 100 năm Lễ hội Nghinh Ông

Báo Cà Mau Mỗi dịp rằm tháng 2 âm lịch hằng năm, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, Lễ hội Nghinh Ông luôn thu hút hàng ngàn người dân thập phương tham gia, là dịp để ngư dân vùng ven biển tỏ bày lòng thành kính loài cá Ông (cá Voi) mà ngư dân miền biển tôn kính gọi là “Vị thần - Đại tướng quân Nam Hải”. Những hình ảnh, hiện vật về loài cá Voi trưng bày cho thấy, lễ hội được diễn ra đúng nghi thức với sự thành kính và trang nghiêm của ngư dân Sông Đốc.

Sinh khí chuẩn bị nghi lễ Nghinh Ông tại Vạn Lăng Nam Hải Sông Đốc.

Múa lân chào mừng khai hội 100 năm lễ hội Nghinh Ông.

Với chủ đề “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc - Cà Mau 100 năm hình thành và phát triển”, lễ hội diễn ra trong 3 ngày (từ 14-16 âm lịch), với nhiều sự kiện hoạt động sôi nổi, thu hút đông đảo người dân tham gia, như: Hội chợ thương mại, chương trình nghệ thuật, hội thao với các trò chơi dân gian… Trong đó phần lễ được tổ chức trang trọng theo hình thức dân gian, được gìn giữ, trao truyền 100 năm qua. Với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hoà, trời yên, biển lặng, ngư dân đánh bắt trúng mùa tôm, cá... Lễ Nghinh Ông được tổ chức quy mô hoành tráng, với cờ lộng, trống, kèn múa lân… hộ tống long đình diễu hành trên bộ (từ Lăng đến Cảng cá Sông Đốc dài trên 3 km) trước khi xuống đoàn tàu thuỷ lực ra biển Nghinh Ông.

Học trò lễ thực hành tế lễ Nghinh Ông theo nghi thức dân gian truyền thống.

Ban Trị sự và Chánh Bái khấn lễ trước khi khởi hành Nghinh Ông.  

Hải trình lúc 13 giờ đi từ cửa Sông Đốc tiến ra biển theo hướng Hòn Chuối từ 3- 4 hải lý, đến làn nước trong. Nếu gặp Ông vội thì khấn vái trở vào, không gặp được Ông thì Chánh Vạn bài lễ vật khấn vái xin keo đến khi được thuận, sau đó tiến hành múc nước biển mang về thờ tại lăng, kết thúc phần lễ.

Long đình được diễu hành từ Lăng Ông đi qua các trục lộ chính trước khi đến Cảng cá – vị trí xuống tàu thuỷ lực ra biển Nghinh Ông.

Cờ lộng đầy màu sắc được các học trò lễ diễu hành, làm tăng thêm sinh khí trang trọng của lễ hội.Cờ lộng đầy màu sắc được các học trò lễ diễu hành, làm tăng thêm sinh khí trang trọng của lễ hội.

Đoàn tàu chở Long đình được nhiều tàu hộ tống chở theo hàng ngàn người tiến ra biển Nghinh Ông.

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau với nhiều thăng trầm, nhưng Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc vẫn luôn là trung tâm tín ngưỡng thờ cá Ông, trở thành lễ hội lớn nhất của ngư dân miền ven biển Cà Mau.

Huỳnh Lâm

 

 

 

 

Khởi sắc vùng căn cứ

Di tích lịch sử Khu Căn cứ Tỉnh uỷ tại Lung Lá - Nhà Thể (ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) là niềm tự hào của Nhân dân 2 tỉnh: Cà Mau và Bạc Liêu. Với sự quan tâm đầu tư của cấp uỷ, chính quyền các cấp, cùng sự nỗ lực vươn lên kiến thiết quê hương của người dân, vùng quê cách mạng đã và đang chuyển mình đi lên mạnh mẽ.

Trao kỷ niệm đẹp cho ngày trọng đại

Bỏ công sức để làm những chiếc cổng cưới lá dừa truyền thống thay lời chúc phúc, Xã đoàn Khánh Hải và Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời đã góp sức tạo nên một đám cưới đáng nhớ cho các đoàn viên, thanh niên (ÐVTN).

Phim lịch sử trỗi dậy

Từ năm 2023 đến nay, các bộ phim về đề tài lịch sử nhận được sự quan tâm của công chúng. Các nhà làm phim cũng chỉn chu, đầu tư hơn hẳn cho thể loại phim đặc biệt này.

Liên hoan văn nghệ học sinh sinh viên năm 2025: Huyện Trần Văn Thời đoạt giải Nhất toàn đoàn

Trong 2 ngày (19 và 20/4/2024), Tỉnh đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Cà Mau phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Liên hoan văn nghệ học sinh sinh viên với chủ đề “Bài ca thống nhất” năm 2025.

Khám phá bản thân cùng nhảy múa

Ngày nay, bên cạnh các môn thể thao, nhiều bạn trẻ lựa chọn học thêm kỹ năng nhảy múa. Ðặc biệt là dân văn phòng tìm đến các lớp nhảy múa như cách rèn luyện cơ thể dẻo dai, giảm căng thẳng.

“Những người bạn” hội ngộ

Những chàng sinh viên trường Mỹ thuật năm nào nay tìm về bên nhau trong cuộc hội ngộ nghệ thuật mang tên “Art friends”. Các tác phẩm được dệt nên từ những kỷ niệm đẹp mà họ cùng trải qua trong suốt những năm lao động nghệ thuật.

Người giữ hồn văn hoá dân tộc

Bằng niềm đam mê, tâm huyết của mình, nhiều nghệ nhân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói chung, nghệ nhân người Khmer nói riêng đã và đang miệt mài tham gia gìn giữ, truyền dạy, phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong đó phải kể đến Nghệ nhân Hữu Văn Kel, ở ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình.

Ðồng bào Khmer đón Tết no ấm

Những ngày qua, đồng bào dân tộc tại xóm Khmer Lớn, Ấp 6, xã Khánh Hoà tất bật trang hoàng nhà cửa, làm cỏ hai bên đường, tập trung tại salatel dọn dẹp vệ sinh, tạo không gian xanh - sạch - đẹp để đón Tết cổ truyền của dân tộc.

Phim trường phục dựng bối cảnh xưa cũ: Nỗ lực lớn của nhà làm phim Việt

Cùng với nội dung và dàn diễn viên chuyên nghiệp, việc tìm đúng bối cảnh để phục dựng tạo nên phim trường chân thực, sát với thời gian, không gian mà phim miêu tả, là nỗ lực lớn của các nhà làm phim, góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.

Tâm huyết bảo tồn chữ viết dân tộc

Với tâm niệm không để ngôn ngữ và chữ viết dân tộc mình bị mai một, nhiều thầy giáo, các vị sư dân tộc Khmer đã âm thầm cống hiến công sức, trí tuệ, truyền dạy ngôn ngữ, chữ viết Khmer cho lớp trẻ. Qua đây, ngày càng có nhiều con em đồng bào Khmer thông thạo ngôn ngữ, chữ viết, cùng nhau giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.