ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 11-5-25 14:32:35
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Từng bước giải bài toán việc làm

Báo Cà Mau (CMO) Công tác giải quyết việc làm và đẩy mạnh xuất khẩu lao động theo đề án đặt ra đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LÐ-TB&XH) phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh từng bước tiến hành khá bài bản.

Nhiều cơ hội việc làm trong nước

Giải quyết việc làm tại chỗ luôn là vấn đề được tỉnh Cà Mau đặc biệt quan tâm. Ngay từ đầu năm, nhiều giải pháp được triển khai nhằm tạo việc làm bền vững, cải thiện thu nhập cho người lao động (NLÐ), trong đó có việc tổ chức Ngày hội việc làm, tạo cầu nối giữa NLÐ và doanh nghiệp (DN) có nhu cầu tuyển dụng lao động.

Phiên giao dịch đầu tiên của năm 2023 diễn ra vào ngày 28/2 vừa qua thu hút hơn 800 lao động đến từ 40 xã, phường, thị trấn của các huyện và TP Cà Mau. Ðối tượng chính là lực lượng bộ đội xuất ngũ, lao động đang hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm, đặc biệt là lao động thất nghiệp trở về quê trước Tết hiện còn ở lại địa phương.

Doanh nghiệp trực tiếp tuyển dụng lao động tại Ngày hội việc làm. Ảnh: NHẬT MINH

Anh Nguyễn Quốc Toàn, xã Ngọc Chánh, huyện Ðầm Dơi, một lao động trẻ nghỉ việc trước Tết và ở lại tỉnh nhà chờ cơ hội làm việc mới, cho biết: “Ở xã có mấy chị giới thiệu cho tôi biết để đến đây đăng ký tìm việc. Tôi thấy cơ hội tìm việc làm cũng khá cao. Tôi tốt nghiệp đại học ngành nông lâm năm 2020, muốn có công việc với mức lương khoảng 10 triệu đồng. Tại phiên giao dịch việc làm này, tôi được tư vấn công việc với nhiều chế độ đãi ngộ, chính sách tốt, đúng mức lương mong muốn. Tôi vẫn đang xem xét công việc phù hợp và đăng ký”.

Thất nghiệp từ trước Tết, chị Nguyễn Hồng Diễm, xã Trí Phải, huyện Thới Bình, chia sẻ: “Tôi bị công ty cho nghỉ làm cách đây 2 tháng. Số tiền dành dụm được cũng đã trang trải hết cho gia đình. Tôi mong tìm được công việc phù hợp và vừa sức mình. Tôi được tư vấn khá nhiệt tình, bản thân cũng chọn được vài chỗ và hy vọng sẽ được tuyển dụng sớm để đi làm liền”.

Trong phiên giao dịch đầu tiên, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã mời được 6 DN, trong đó có 2 DN tuyển dụng lao động ngoài tỉnh, 1 DN tuyển dụng lao động trong tỉnh và 3 DN tuyển dụng lao động ở các thị trường nước ngoài: Nhật Bản, Ðài Loan, Hàn Quốc.

Ông Từ Hoàng Ân, Phó giám đốc Sở LÐ-TB&XH, cho biết: “Sở chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tổ chức phiên giao dịch việc làm này là để kết nối giữa DN và NLÐ. Chúng tôi đã mời nhiều DN đến tham gia, bởi hiện nhiều DN trong tỉnh và ngoài tỉnh đang cần nguồn lao động lớn. Ðây là kênh thông tin bổ ích cho NLÐ, nhằm giải quyết việc làm cho NLÐ đang mất việc làm và một số bộ đội vừa hoàn thành nghĩa vụ quân sự, xuất ngũ. Năm nay dự kiến sẽ tổ chức 4 phiên giao dịch việc làm lớn. Ngoài ra, sở cũng giao cho trung tâm tổ chức những phiên giao dịch việc làm ở các ấp, các xã, những nơi có nhiều lao động mất việc làm, để NLÐ dễ dàng tiếp cận công việc, đỡ mất thời gian di chuyển lên TP Cà Mau. Khi chúng tôi xuống tận địa phương, sẽ có các doanh nghiệp chia nhỏ ra, làm nhiều cuộc nhỏ lẻ để NLÐ trực tiếp gặp gỡ DN và được tư vấn ngay tại chỗ”.

Sôi động thị trường lao động ngoài nước

Ngoài giải quyết việc làm tại chỗ cho NLÐ, Sở LÐ-TB&XH nói chung và Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh nói riêng cũng đang tập trung thực hiện Ðề án đưa NLÐ tỉnh Cà Mau đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn theo hợp đồng lao động với chỉ tiêu được giao năm 2023 là 400 lao động.

Sở LÐ-TB&XH chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn cho NLÐ, tập trung nhiều nhóm đối tượng, đồng thời lựa chọn những DN uy tín để đảm bảo việc NLÐ Cà Mau tham gia sẽ có thu nhập lẫn điều kiện làm việc ở nước ngoài ổn định, phù hợp. Theo đó, trong 2 tháng đầu năm, số người đi lao động ở nước ngoài gần 50 người. Theo khảo sát, rất nhiều NLÐ trong tỉnh có nhu cầu tìm kiếm công việc ở ngoài nước vì mong muốn có thu nhập cao.

Anh Huỳnh Khắc Nhật, bộ đội xuất ngũ ở ấp Tân Hoà, xã Tân Tiến, huyện Ðầm Dơi, cho biết: “Tôi muốn tìm công việc ở thị trường Nhật Bản, mức lương ổn định tầm 25-26 triệu đồng. Công việc như trang trí nội thất, chế biến thực phẩm... là phù hợp với tôi. Thông qua Ngày hội việc làm, tôi đã tìm được công việc phù hợp là trang trí nội thất ở Nhật. Hợp đồng sẽ từ 3 năm, có thể gia hạn thêm 2 năm. Tôi sẽ được công ty cho học tiếng Nhật trong 6-8 tháng và được cấp giấy chứng chỉ nghề quốc tế”.

Quyết tâm tìm công việc ở nước ngoài, anh Lê Phát Nguyên, Khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, chia sẻ: “Trước đây, tôi làm ở một xưởng ô tô, lương khoảng 8-9 triệu đồng. Tôi muốn tìm công việc có mức lương cao hơn, liên quan đến công nghệ ô tô. Thị trường tôi nhắm đến là Hàn Quốc. Tại Ngày hội việc làm, tôi được tư vấn khá kỹ, tôi sẽ bàn lại thêm với gia đình để có sự lựa chọn công việc phù hợp nhất”.

Người lao động tích cực tìm kiếm thông tin việc làm trong phiên giao dịch việc làm đầu tiên của năm 2023.

Tỉnh Cà Mau hiện có hơn 20 DN được Sở LÐ-TB&XH cấp phép tham gia đưa NLÐ trong tỉnh đi làm việc ở nước ngoài. Thị trường hướng tới là Nhật Bản, Ðài Loan, Hàn Quốc. Tỉnh cũng đang mở rộng thêm một số thị trường như Ðức, Anh... nhằm giúp người lao động có nhiều kênh, tìm được việc làm và ngành nghề phù hợp.

Ðiều thuận lợi cho lao động tỉnh Cà Mau khi xuất khẩu lao động chính là việc các DN nước ngoài, đặc biệt là thị trường Nhật Bản đánh giá cao về khả năng học ngoại ngữ và tinh thần làm việc của các lao động. Các công ty cũng tạo điều kiện thuận lợi cho NLÐ được học ngoại ngữ và học nghề trước khi xuất khẩu sang nước ngoài.

Ông Nguyễn Trung Thi, Phó giám đốc Công ty Saindeco (TP Hồ Chí Minh), cho biết: “Công ty Saindeco kết hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau hơn 5 năm nay. Ðến nay, số lượng lao động của tỉnh Cà Mau vào công ty là hơn 100 bạn. Tính đến thời điểm này, chúng tôi đã tuyển được 7 bạn nam làm công việc trang trí nội thất. Theo chủ sử dụng lao động ở Nhật Bản đánh giá, NLÐ Cà Mau rất tốt, chăm chỉ, chịu khó”.

Thị trường việc làm ở nước ngoài đang vô cùng phong phú, đa dạng và chất lượng. Ông Võ Quốc Huy, chuyên viên tư vấn của Công ty Haindeco, cho biết: “Hàng tháng cứ có phiên tuyển dụng là Công ty Haindeco đều tham gia. Nhu cầu tuyển lao động rất cao. Một năm, chỉ tính riêng đơn hàng trang trí nội thất cũng cần khoảng 80 thực tập sinh; trong quá trình học từ 6-8 tháng, những ai đủ điều kiện sẽ xuất cảnh sang Nhật làm. Tỉnh Cà Mau đang có chính sách hỗ trợ NLÐ vay vốn rất tốt, đặc biệt là chính sách hỗ trợ tuyên truyền của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh để tạo cầu nối cho NLÐ biết đến xuất khẩu lao động, họ sẽ mạnh dạn tham gia hơn”.

Từ những khảo sát và làm việc với các DN, bà Quách Thanh Thoảng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, đánh giá, thị trường lao động ngoài nước sau Tết rất sôi động. “Trong 2 tháng đầu năm, chúng tôi đã khai thác được nhu cầu khoảng 400 lao động đi làm việc ở các nước, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc và Ðài Loan”, bà Thoảng thông tin.

Trung tâm Dịch vụ việc làm được giao là đơn vị đầu mối triển khai Ðề án đưa lao động Cà Mau đi làm việc ở nước ngoài. Theo đó, đã thành lập các tiểu ban để tư vấn, giới thiệu việc làm tại địa phương. “Trung tâm sẽ có kế hoạch phát triển hệ thống cộng tác viên tại cơ sở để huy động lực lượng này tham gia cùng trung tâm để tư vấn, vận động NLÐ tham gia vào đề án xuất khẩu lao động nước ngoài; giúp NLÐ ở địa phương nắm được chủ trương, chính sách đặc thù của tỉnh về hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong giai đoạn tới, lao động Cà Mau vẫn được hỗ trợ chi phí ban đầu để làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là được vay vốn ưu đãi ở Ngân hàng Chính sách xã hội với mức vay khoảng 110 triệu đồng”, bà Thoảng cho biết./.

 

Lam Khánh

 

Ðề xuất chính sách hỗ trợ thôi việc cho cán bộ không chuyên trách

Thực hiện Công văn số 1497/BNV-TCBC ngày 18/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố và Công văn số 3094/UBND-NC ngày 22/4/2025 của Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Nội vụ đã tiến hành rà soát, nghiên cứu, báo cáo, đồng thời kiến nghị Bộ Nội vụ trình Chính phủ xem xét bổ sung chính sách hỗ trợ thôi việc đối với đối tượng này trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị.

Thi đua lan toả chính sách an sinh

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Cà Mau phối hợp cùng Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực XXXII và Bưu điện TP Cà Mau phát động phong trào thi đua tuyên truyền, phát triển người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) và BHXH tự nguyện.

BHXH khu vực XXXII tăng cường giải pháp phát triển người tham gia BHXH, BHYT

Ngày 24/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXXII tổ chức hội nghị trực tuyến công tác thu và phát triển người tham gia tháng 4.

Y tế tư nhân - Thêm lựa chọn, tăng tiện ích

Thời gian qua, việc khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) tại các cơ sở y tế tư nhân không chỉ góp phần bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, mà còn giúp giảm tải đáng kể cho các bệnh viện công lập.

Truyền thông gần dân, sát thực tiễn

Thời gian qua, công tác truyền thông bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT) luôn được ngành BHXH tại tỉnh chủ động thực hiện, với nhiều sáng tạo và đổi mới trong phương pháp tuyên truyền.

Ðưa chính sách an sinh đến từng hộ dân

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là một trong những chính sách an sinh giúp người dân có thể bảo vệ sức khoẻ, ổn định cuộc sống khi gặp phải những rủi ro, đặc biệt là khi về già. Ðể người dân hiểu rõ và tham gia đầy đủ các chính sách này, thời gian qua, Bưu điện huyện Trần Văn Thời không ngừng nỗ lực phối hợp với chính quyền địa phương để đưa chính sách BHXH tự nguyện đến từng hộ dân, góp phần xây dựng một cộng đồng an sinh vững chắc.

Quy định mới về bảo hiểm y tế

Nghị định số 02/2025/NÐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 (gọi tắt là Nghị định 02) đưa ra nhiều quy định mới về bảo hiểm y tế (BHYT), nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và bảo vệ quyền lợi cho người dân khi đi khám chữa bệnh (KCB).

Ðáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh bảo hiểm

Đến nay, tỉnh Cà Mau có trên 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Với tỷ lệ tham gia BHYT cao và nhu cầu khám chữa bệnh (KCB) ngày càng tăng, Cà Mau đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng KCB, đặc biệt là trong việc đáp ứng nhu cầu KCB cho người có thẻ BHYT.

Ðưa chính sách an sinh đến đồng bào

Xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình là xã có địa bàn rộng, dân số đông, trong đó có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, với 612 hộ. Thời gian qua, với sự vào cuộc tuyên truyền của các cấp chính quyền và sự đồng lòng của người dân, nhiều hộ đồng bào dân tộc đã tích cực tham gia chính sách an sinh, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính khi ốm đau, bệnh tật và có cuộc sống ổn định khi về già.

Nhiều khó khăn khi không làm được căn cước công dân

Bảo hiểm y tế (BHYT) là một phần thiết yếu trong cuộc sống hiện đại, giúp người dân an tâm khi không may bị ốm đau, bệnh tật. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tiếp cận được loại hình bảo hiểm này, đặc biệt là những người dân gặp khó về giấy tờ tuỳ thân. Như tại Khóm 4, Phường 8, TP Cà Mau, có nhiều hộ do không làm được căn cước công dân (CCCD) nên không thể mua BHYT.