ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 28-4-25 05:07:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tuyệt đỉnh bánh canh cua cốm

Báo Cà Mau (CMO) Bánh canh là món ăn dân dã của người Việt nói chung, người dân Nam Bộ nói riêng, có từ thời khẩn hoang mở cõi. Ở huyện Ngọc Hiển, các mẹ, các chị thường nấu rất nhiều loại bánh canh như: bánh canh ngọt; bánh canh cá, tôm, giò heo… Ðặc biệt, loại bánh canh ngon nhất, độc đáo nhất là bánh canh cua hai da (cua cốm).

Tại Hội thi ẩm thực Bánh Dân gian Nam Bộ tại Cà Mau vừa qua, chị Tạ Thị Tấm, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Tắc Gốc (xã Viên An, huyện Ngọc Hiển) mang đến hội thi một món đặc sản ngon tuyệt đỉnh, đó là bánh canh cua cốm.

Theo chị Tấm, để làm ra món bánh canh cua cốm mang thương hiệu Ngọc Hiển, nguyên liệu chính gồm gạo pha ít nếp ngâm qua đêm, sau đó xay thành bột. Khi làm bánh canh, thêm ít bột củ năn, nước cốt dừa, nước lọc và chút gia vị, tiêu, hành, ớt... Bột làm bánh canh phải dằn cho khô, sau đó cho vào thau, dùng tay nhồi bột cho dẻo. Trước khi nấu, người ta nắn bột quanh cái chai, dùng dao cắt ra thành sợi to cho vào nồi nước súp đang sôi và đợi chín tới là dùng được.

Nước súp làm bánh canh cua thường dùng nước pha với nước cốt dừa, thêm phần thịt cua và gạch cho đậm đà. Gia vị sử dụng thay đổi tuỳ theo món bánh canh và khẩu vị người dùng. Con cua cốm đem luộc, để nguội, sau đó tách nhẹ lớp vỏ mỏng phía trên, để lại nguyên phần da mềm bao cả phần thịt và gạch.

Cua cốm sau khi luộc và tách đi phần vỏ, cho thịt và gạch rất thơm ngon, bổ dưỡng.

Ðậm đà nồi súp dùng làm bánh canh cua cốm.

Bánh canh cua kèm nước cốt dừa, món dân dã nhưng rất ngon và bổ dưỡng.

Vùng đất rừng trù phú như Ngọc Hiển có nhiều đặc sản ngon như tôm, cua, cá biển... nhưng khi bắt được con cua cốm, người ta thường làm món bánh canh. Theo chị Tấm, thịt cua cốm rất ngọt, phần gạch mềm và bùi hơn so với cua gạch thông thường. Càng cua cốm mềm, có vỏ mỏng, thịt ngon. Không chỉ hiếm, cua cốm còn có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều gạch, thịt chắc hơn nhiều so với cua thường, vì vậy khi chế biến món bánh canh không gì sánh bằng.

Bánh canh cua cốm, món ngon trứ danh của huyện Ngọc Hiển.

Bánh canh cua cốm không quá béo, không tanh, nhưng đậm đà hương vị mặn mòi của biển, ăn không có cảm giác bị ngán. Có dịp về Ngọc Hiển, du khách đừng quên thưởng thức món ngon tuyệt đỉnh của vùng Ðất Mũi Cà Mau: bánh canh cua cốm!

Không những bánh canh cua hai da (cua cốm) Ngọc Hiển nổi tiếng, mà ở  Cà Mau có nhiều loại bánh canh rất ngon như bánh canh cua Xưa, ở Phường 5, TP Cà Mau.

 

Huỳnh Lâm thực hiện

 

Bánh ngon ba miền

Mỗi vùng miền đều sở hữu những loại bánh mang trong mình dấu ấn riêng biệt, phản ánh rõ nét bản sắc văn hoá, lịch sử và phong tục tập quán của từng địa phương. Không đơn thuần chỉ là món ăn, bánh dân gian chính là tinh hoa của trời đất, làm say lòng thực khách bốn phương và cũng là nơi mà những giá trị cội nguồn được vươn xa.

Giữ hương vị xưa...

Sự phát triển của đời sống xã hội càng làm phong phú thêm văn hoá ẩm thực theo dòng chảy hiện đại. Tuy nhiên, những món ăn mang đậm hương vị quê hương vẫn có sức sống, lưu truyền, gìn giữ và phát huy theo thời gian.

Ngọc Hiển nhiều đặc sản, món ngon

Vùng đất Ngọc Hiển được thiên nhiên ban tặng nhiều cửa biển: Hóc Năng, Ông Trang, Rạch Gốc, Vàm Lũng... đưa nguồn phù sa màu mỡ từ biển vào các con sông chính như: Tam Giang, Kiến Vàng, Cửa Lớn... rồi từ đó theo các nhánh sông, con rạch chảy vào xứ sở, tạo nên những cánh rừng ngập mặn với cây đước, cây mắm bạt ngàn giàu tài nguyên và thuỷ hải sản.

Bánh ngũ cốc lạ mà quen

Ðược mô phỏng theo cách làm bánh ống truyền thống, nhưng thay vì làm bằng gạo nguyên liệu, bánh ngũ cốc được làm từ 5 loại bột, cho ra những thanh bánh dài hơn 1 m, được cuộn tròn lạ mắt, hương vị thơm lừng, giòn tan.

Chuối ngào đường ăn Tết

Mặc dù thị trường Tết đa dạng các loại bánh, mứt, nhưng người dân quê vẫn thích tự tay chế biến những món ăn từ nguyên liệu là sản vật địa phương. Gia đình quây quần rôm rả, mỗi người mỗi việc để làm nên những chiếc bánh tuy giản đơn mà thơm ngon, tròn vị.

Bánh dân gian vẫn “đỏ lửa”

Theo sự phát triển của xã hội, rất nhiều loại bánh hiện đại xuất hiện. Thế nhưng, bánh dân gian vẫn chiếm giữ vị thế nhất định trên thị trường. Nhiều gia đình, nhiều thế hệ vẫn tiếp nối, duy trì nghề làm bánh dân gian. Họ gìn giữ nghề không chỉ vì kinh tế mà còn vì tình yêu, tâm huyết giữ nét văn hoá ẩm thực truyền thống được trao truyền từ bao đời.

Vị Hà thành trên đất cực Nam

Từ những cơ duyên khác nhau, nhiều người con đất Bắc xa quê vào Nam lập nghiệp, trong hành trang họ mang theo có phong vị của món ăn quê nhà. Ðể rồi chính những món ăn thân thuộc của quê hương đã tạo cho họ sinh kế mới ở vùng đất cực Nam.

Nấu đám miệt vườn

Ẩm thực trong đám tiệc ở miền Tây tựa như bức tranh văn hoá đầy màu sắc, phản ánh được nếp sống, phong vị của đất và người nơi đây. Các món ăn đậm chất quê nhưng được chế biến cầu kỳ, qua bàn tay khéo léo của những thợ nấu là các mẹ, các dì, các chị tại nhà.

Sương sâm - Ngọt ngào hương vị tuổi thơ

Thế hệ 8X, 9X chắc hẳn ai cũng từng biết đến món sương sâm - món ngon dân dã được chế biến từ loại lá của dây leo hoang dại, dây dại này có sức sống mãnh liệt, mọc quanh năm nơi các bờ vườn ở miền Tây.

Mùa bông điên điển

Đến hẹn lại lên, vào tháng 7-11 (âm lịch), khi cơn gió bắt đầu se lạnh, nước cũng dâng cao hơn, cá tôm mập ú, hoa súng nở trắng đồng, rau thì xanh mơn mởn... cũng là lúc bông điên điển bắt đầu trổ, khoe sắc vàng rực soi bóng khắp các bờ kênh, tạo nên khung cảnh đặc sắc, nên thơ, đặc trưng của vùng sông nước miền Tây.