ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 10:35:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tỷ phú Bảy Hiên kể chuyện làm giàu

Báo Cà Mau (CMO) Con đường liên xã dẫn vào Ấp 5, xã Tân Thành, TP Cà Mau phẳng phiu, rẽ trái, qua cây cầu bê tông, chạy thêm chừng vài trăm mét vào lộ Cù Lao là đến nhà ông Bảy Hiên (Trần Quang Hiên). Nhà ông khang trang, kiên cố, nằm bên khu vườn xanh mướt. Trước, trong sân được ông quy hoạch gọn ghẽ, các gốc mai cổ thụ được uốn tỉa gọn gàng. Gần nhà, ao cua được chắn lưới quanh bờ. Rồi đu đủ, bí, ớt, ổi, bông súng... chẳng thiếu thứ gì.

Lão nông 67 tuổi, dáng người cao ráo, chắc, khoẻ, đứng bên ao cua rộng mênh mông, kể câu chuyện về quá trình làm giàu.

Rời biên chế để làm nông dân

Như được khơi dậy mỗi khi nhắc đến quyết định rời khỏi biên chế Nhà nước để trở thành nông dân. Ông Bảy Hiên kể: "Khi 5 người con lần lượt ra đời mà cơm áo thì nặng gánh, đồng lương eo hẹp, trách nhiệm của người chồng, người cha khiến tôi luôn trăn trở. Nếu trụ lại thì an nhàn tấm thân nhưng cha mẹ, vợ con tôi khổ. Tôi có lo được cho họ đâu".

Ðến bây giờ, ông Bảy Hiên vẫn không bao giờ hối tiếc về quyết định của mình. Ông bảo: “Cha mẹ tôi từng nói, con muốn làm việc Nhà nước hay làm rẫy cũng được. Miễn con thấy cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc. Lao động nào cũng vinh quang. Nghỉ việc Nhà nước, tôi tìm được cơ hội thứ hai của cuộc đời. Cánh cửa này giúp tôi, các con tôi, có đủ cơm ăn, áo mặc và được học hành. Cả thảy 5 người con của tôi giờ có vị trí nhất định và đóng góp tích cực cho xã hội”.

Lao động là niềm vui của ông Trần Quang Hiên mấy mươi năm nay. (Trong ảnh: Ông Bảy Hiên bên đầm nuôi cua).

Ông Bảy Hiên tâm sự rằng, làm nông trên mảnh đất bốn bề là cỏ sậy, nhiễm phèn mặn, thiệt khó trăm bề. Thời điểm đó, những đêm sáng trăng, bà con xứ Cù Lao có dịp đi ngang đều thấy chàng thanh niên Trần Quang Hiên làm cỏ, cuốc đất, bắt giồng, để kịp trồng khoai tháng Một, trồng đậu tháng Hai, trồng cà tháng Ba... Hết trồng trọt, nuôi heo thì lại ra ruộng cấy lúa.

Nhờ làm lụng tích góp được ít vốn, ông Bảy Hiên mua 6 công đất mà người ta chê toàn năn với cỏ. “Ðất nhiễm mặn không trồng được lúa thì nuôi tôm. Nghĩ là làm, ít hôm sau, tôi mua vài ngàn con tôm sú, thả lan. Chỉ có mấy tháng, bắt bán được mấy chục triệu đồng, sướng thiệt ”, ông Bảy Hiên thích thú.

Thế là, ông Bảy Hiên tìm được đáp án cho bài toán phát triển kinh tế nông nghiệp để không phải ngồi khóc ròng bên ruộng dưa hấu, ruộng khoai lang... như nhiều nông dân khác.

Khi Chính phủ cho phép Cà Mau chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ đất trồng lúa kém năng suất sang nuôi tôm, ông Bảy Hiên tiên phong cải tạo đất từ nuôi tôm quảng canh thành nuôi tôm quảng canh cải tiến. Ông thiết kế đồng đất thành một ao ương, trước khi thả ra nhiều ao nuôi. Tôm đạt kích cỡ thì đặt chộp, bắt tôm từ ao nuôi này chuyển qua ao nuôi khác. Lần đó ông Bảy Hiên lời hơn 100 triệu đồng, nhiều nông dân tìm đến nhà học cách làm giàu. Cùng lúc, ông mở trại tôm giống để cung cấp tôm giống chất lượng cho bà con Cà Mau.

Ðang nói chuyện, ông Bảy Hiên trầm ngâm nhớ về những ngày tháng nếm trải thất bại khi đầu tư hàng trăm triệu đồng nuôi tôm công nghiệp. Vợ ông cằn nhằn đòi phá đầm quay lại nuôi tôm quảng canh ít rủi ro: “Nghề nào cũng có cái khó, nuôi tôm công nghiệp càng khó hơn. Thất bại liên tiếp các vụ nuôi tôm nên tôi quyết định thả cua biển”.

May mắn vụ nuôi cua trúng. Cua ăn ốc đinh không tốn tiền mua mồi, cua lớn rất nhanh, chắc thịt, giá bán cao. 3 tháng nuôi cua ông Bảy Hiên lời 300 triệu đồng, nông dân xã Tân Thành xuýt xoa, mừng cho ông.

Luôn học cái mới, sẵn sàng giúp đỡ mọi người

Rút kinh nghiệm từ những lần thất bại trước đó, ông Bảy Hiên không thả tôm sú dồn dập vào tháng mưa mà ngắt vụ cải tạo đầm, đợi đến tháng 8 âm lịch, khi độ mặn trong nước phù hợp thì thả tôm. Quanh đầm không trải bạt mà trồng cỏ chỉ, để chống sự xói mòn đất, hạn chế phèn.

Vào một buổi sáng, vùng quê yên bình xã Tân Thành bổng rôm rả hẳn lên. Ông Bảy Hiên thì hớn hở, thương lái có mặt tại nhà ông cũng vui ra mặt vì mua được tôm chất lượng. Lần đó, ông Bảy Hiên chừa lại 1 đầm bán tôm sống, bán trước 3 đầm tôm mà lời hơn 1 tỷ đồng.

Từ thành công này, ông lại nghĩ ra những chuyện tăng giá trị cho sản phẩm khá thú vị. Ông quyết định nuôi thêm 28 ngày bán tôm sống, bỏ túi gọn hơ gần 2 trăm triệu đồng.

Ông là nông dân 2 lần được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, được dự Ðại hội Thi đua yêu nước toàn quốc vào năm 2010, được tôn vinh và trao danh hiệu nông dân xuất sắc vào năm 2016... Ông được tham quan mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại Hàn Quốc theo chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam 2017”... 

“Nông dân Cà Mau rất nể ông Bảy Hiên, Tổ trưởng tổ hợp tác sản xuất, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Cánh đồng 70 triệu đồng, nay là thành viên Cánh đồng tỷ phú xã Tân Thành. Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông còn giúp nhiều nông dân cùng làm giàu, xã cần gì là ông Bảy Hiên liền hỗ trợ”, ông Lê Minh Truyền, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Tân Thành, tấm tắc mỗi khi nhắc đến tình cảm của ông Bảy Hiên dành cho quê hương.

"Con cá chình đã có thương hiệu, con tôm sú và con cua cũng đã có thương hiệu. Thời điểm hiện nay, đất nuôi tôm sú lâu ngày bị lão hoá, nhiều nông dân đồng bằng sông Cửu Long bị thiệt hại trên diện rộng và nuôi cá kèo trở thành giải pháp hiệu quả nhất. Sau khi xây dựng lại căn nhà, tôi sẽ nuôi cá kèo trên những đầm tôm công nghiệp lâu năm. Hy vọng tạo dựng được thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho con cá kèo Cà Mau được vươn xa và bền vững", ông Bảy Hiên trải lòng.

Càng nói chuyện với ông Bảy Hiên, tôi càng thêm trân trọng những người nông dân dám nghĩ, dám làm như ông. Họ không chịu ngừng nghỉ hoặc ngồi yên chấp nhận cuộc sống bình dị trôi đi. Khi tuổi dần cao, họ vẫn miệt mài lao động, không ngừng sáng tạo, thay đổi để nâng tầm giá trị nông sản cho quê hương.

“Tôi cũng như bao nông dân khác. Cà Mau này nhiều vô số kể, sợ cô phóng viên không đủ giấy mực để viết mà thôi”, đó là lời ông Bảy Hiên hay nói mỗi khi tôi dành lời khen ngợi đến ông./.

 

Bút ký của Mỹ Lệ

 

Kinh tế tập thể - nhìn thẳng để đi đúng

Kinh tế tập thể (KTTT), mà chủ đạo là hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT), là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế hiện nay, là thành phần quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh, bền vững... Ðặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, KTTT càng trở nên quan trọng, đây là nhân tố cốt lõi, gắn kết quá trình sản xuất và kinh doanh của nông dân với nhu cầu của thị trường.

Nhiều sai sót trong giao đất, giao rừng - Bài cuối: Tìm giải pháp gỡ khó

Sắp xếp, đổi mới để hoàn thành việc rà soát xác định nguồn gốc đất, phân định ranh giới thực tế của các đối tượng đang sử dụng đất; xác định cụ thể phần diện tích các công ty nông, lâm nghiệp đang quản lý, sử dụng và phần diện tích bàn giao về địa phương quản lý, qua đó phát hiện những tồn tại, bất cập, đề xuất các giải pháp chính sách để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm, ngư trường... là những vấn đề cần làm hiện nay.

Nhiều sai sót trong giao đất, giao rừng - Bài 2: Quy định thiếu đồng bộ

Việc giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân hiện chưa có bộ thủ tục về trình tự tương thích với các luật và các quy định có liên quan. Ðiều này dẫn đến sự lúng túng, chậm trễ của chính quyền sở tại trong thực hiện giao đất, giao rừng. Ðây là lý do chính làm cho diện tích đất, rừng các xã đang tạm quản lý tuy rất lớn nhưng muốn giao cho người dân lại khó thực hiện.

Nhiều sai sót trong giao đất, giao rừng

Chủ trương giao đất, giao rừng cho hộ gia đình và cá nhân quản lý, chăm sóc, bảo vệ, phát triển rừng là chính sách lớn của Ðảng, Nhà nước nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát huy giá trị của rừng. Ðồng thời, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, qua gần 20 năm triển khai công tác này, tại các địa phương trong tỉnh Cà Mau vẫn còn nhiều tồn tại, thiếu sót, cần được chấn chỉnh theo đúng quy định của pháp luật.

Trường nội trú Cà Mau - Ninh Bình: Những ký ức không phai

Cuối tháng 3/1972, ở đây chưa có mưa, còn là mùa hạn. Thầy Lê Châu, Hiệu trưởng và thầy Năm Thuật, Hiệu phó Trường Nội trú Cà Mau - Ninh Bình, khoá 3, đến Xóm Dừa, Ấp 6A. Cô Mười Mỳ là Bí thư Chi bộ xã Quách Văn Phẩm “B”, huyện Tư Kháng (huyện Ðầm Dơi ngày nay). Các thầy tìm chỗ để cất trường học và chọn vườn cô Út Ngươn để đặt lớp học. Xa ngoài kia, chọn vườn Biện Ðài, Lung Chim và 1 điểm nữa ở Thanh Tùng.

Chuyện chữ “T” của Nhà báo Trần Ngọc Hy

Nhà báo Trần Ngọc Hy, người Cà Mau, tham gia kháng chiến chống Pháp ở tỉnh Bạc Liêu xưa. Ông viết chuyện vui chữ “T” đăng báo “RÙM”, tức rừng U Minh - tờ báo tường nội bộ cơ quan Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ, đóng ở Chiến khu U Minh trên đất Cà Mau thời 9 năm kháng Pháp, khoảng 1949-1950.

Báo Minh Hải - Niềm tự hào chưa cạn tỏ

Báo Minh Hải là tiền thân của Báo Bạc Liêu, Cà Mau ngày nay. Hơn 20 năm hoạt động, tờ báo này đã trở thành chiếc nôi rèn luyện cho thế hệ báo chí sau ngày thống nhất đất nước. Từ đây, đã có nhiều nhà báo trưởng thành, trở thành cán bộ lãnh đạo của báo chí, văn học nghệ thuật 2 tỉnh và Trung ương, nhiều nhà báo trở thành những tài danh báo chí, văn chương. Hướng tới kỷ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, chúng tôi trân trọng giới thiệu tâm tình của một nhà báo, nhà văn, người đã sống trọn vẹn suốt thời gian măng sét Báo Minh Hải tồn tại trong lòng độc giả, cùng bạn đọc hôm nay.

Ðể vùng quê… trắng hộ nghèo - Bài cuối: Ðiểm sáng xoá nghèo

Trên cơ sở trợ lực từ nhiều chương trình, chính sách, sự chung tay góp sức của cộng đồng; các cấp uỷ đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh đã sâu sát trong dân, nắm chặt hoàn cảnh hộ nghèo để triển khai đồng loạt biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; đồng thời giúp người nghèo thay đổi nếp nghĩ, cách làm, khơi gợi ý chí phấn đấu thoát nghèo, hướng đến tương lai tốt đẹp hơn.

Ðể vùng quê… trắng hộ nghèo - Bài 2: Không để người nghèo bị bỏ lại phía sau

Cùng với triển khai đồng bộ các chương trình mục tiêu quốc gia, Cà Mau thực hiện tốt phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Phong trào đã lan toả giá trị nhân văn trong cộng đồng, tạo động lực, niềm tin để hộ nghèo, người gặp hoạn nạn sớm ổn định cuộc sống, giúp các địa phương hiện thực hoá mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Ðể vùng quê… trắng hộ nghèo

Cùng với phục hồi và tăng trưởng kinh tế, Cà Mau luôn đặt mục tiêu giảm nghèo là ưu tiên hàng đầu. Bằng những giải pháp đồng bộ, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, ý thức vươn lên của hộ nghèo, cuối năm 2023 Cà Mau còn 1,6% hộ nghèo (giảm 2.507 hộ nghèo), 1,56% hộ cận nghèo (giảm 922 hộ). Ðặc biệt, tỉnh có 170 ấp, khóm và 5 xã, phường, thị trấn xoá trắng hộ nghèo. Ðó là những điểm sáng, lan toả kinh nghiệm, cách làm hay và là động lực trong hành trình giảm nghèo bền vững của tỉnh.