ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 22:47:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Báo Cà Mau Cà Mau là một trong những tỉnh được đánh giá chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu. Những năm qua, các ngành, các cấp và Nhân dân trong tỉnh đã nỗ lực không ngừng thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm bảo vệ đời sống và sản xuất.

Cà Mau là một trong những tỉnh được đánh giá chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu. Những năm qua, các ngành, các cấp và Nhân dân trong tỉnh đã nỗ lực không ngừng thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm bảo vệ đời sống và sản xuất.

Khi còn ở ấp Lưu Hoa Thanh (xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi), là một trong những hộ dân bị ảnh hưởng nặng nề của sạt lở đất nên gia đình bà Trần Thị Lài phải di dời nhà cửa vào Khu dân cư Xen Ghép, xã Tân Thuận từ cuối năm 2012 đến nay.

Kể từ khi vào khu tái định cư,số đời ng nhiều hộ dân trong vùng sạt lở xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi dần ổn định.

Nhắc lại chuyện khi còn ở sát mé biển Gành Hào, bà Lài vẫn còn ám ảnh. “Chỉ trong mấy ngày, dãy nhà gần chục căn bị sạt lở gần hết, phải ở tạm trên phần đất công của xã. Giờ thì khoẻ rồi, không còn phải lo sạt lở, mưa bão hay nước dâng gì hết… Vào đây Nhà nước không chỉ đầu tư cho đường, điện, nước, nền nhà, hỗ trợ tiền cất nhà, mà còn mở lớp dạy nghề cho 3 đứa con. Nhờ khoản lương công nhân cùng với buôn bán nhỏ mà cuộc sống gia đình tôi ổn định hơn”, bà Lài hồ hởi khoe.

Thời gian qua, Khu dân cư Xen Ghép, xã Tân Thuận nói riêng, các khu dân cư, tái định cư trong tỉnh nói chung đã góp phần giúp người dân có được cuộc sống ổn định trước những tác động khắc nghiệt của sạt lở đất, nước biển dâng.

Ông Phùng Sơn Kiệt, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, cho biết, tỉnh đang tập trung xây dựng 14 khu tái định cư cho người dân trong vùng nguy hiểm do tác động của thời tiết, thiên tai. Đến thời điểm này, đã có 5 khu được xây dựng hoàn thành và tiến hành bố trí dân cư vào ở. Các khu dân cư đều được xây dựng trên cơ sở đảm bảo hạ tầng điện, đường, hệ thống cấp và thoát nước.

Mùa gió Tây Nam, có dịp trở lại thăm gần 100 hộ dân của Khu tái định cư vàm Hương Mai, xã Khánh Tiến mới thấy được hết giá trị của khu tái định cư này. Không còn phải chịu cảnh phập phồng lo sợ ngày đêm bởi những cơn gió biển, cuộc sống người dân đang dần phát triển, đi lên. Anh Trần Văn Đạt bồi hồi: “Trước đây, khi chưa vào khu tái định cư này, mỗi năm ít nhất 1 lần gia đình tôi phải làm lại nhà do mưa bão tàn phá. Chuyện an cư thời gian ấy thật sự vô cùng khó khăn”.

Hài hoà từ giải pháp công trình đến phi công trình

Biến đổi khí hậu không đơn thuần chỉ gây sạt lở, nước biển dâng mà còn làm cho thời tiết ngày càng cực đoan, mặn xâm nhập ngày một sâu vào nội đồng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất của người dân. Trong khi hiện nay hệ thống thuỷ lợi và cả kết cấu hạ tầng của tỉnh chưa đủ khả năng ứng phó một cách toàn diện với các hiểm hoạ.

Xây dựng kè ngầm tạo bãi để khôi phục rừng phòng hộ ven biển là một trong những nỗ lực của tỉnh nhằm hạn chế thiệt hại do biến đổi khí hậu.         Ảnh: HOÀNG VŨ

Ông Nguyễn Long Hoai, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Cà Mau, cho biết, giải pháp để giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu mà tỉnh ưu tiên lựa chọn thời gian qua là kết hợp hài hoà giữa giải pháp công trình và phi công trình.

Theo kịch bản diễn biến của biến đổi khí hậu, đến năm 2040, nếu mực nước biển dâng 25 cm, toàn tỉnh Cà Mau sẽ có hơn 4.600 km2 đất bị ngập từ 1-1,2 m trở lên, chiếm 85,4% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Với mực nước biển dâng 50 cm ứng với năm 2060-2070 trong kịch bản, toàn tỉnh sẽ có khoảng 4.476 km2 diện tích bị ngập sâu từ 1,2-1,4 m trở lên.

Trước tình hình đó, Cà Mau đã xây dựng chương trình hành động đồng bộ để ứng phó với biến đổi khí hậu. Giải pháp gấp rút trước mắt là đầu tư, nâng cấp hệ thống đê biển từ nay đến năm 2017, với 1.697 tỷ đồng; xây dựng hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, thuỷ nông nội đồng đến năm 2020 theo hình thức khép kín từng vùng, tiểu vùng với kinh phí khoảng 16.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, bằng nhiều nguồn lực, tỉnh đã đầu trên 500 tỷ đồng xây dựng kè ngầm tạo bãi chống sạt lở đê biển Tây và khôi phục rừng phòng hộ ven biển. Đặc biệt, tỉnh ban hành nhiều chính sách, văn bản nhằm bảo vệ nghiêm ngặt Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau trên địa bàn, khôi phục và phát triển nhanh diện tích các loại rừng.

Theo đó, một mặt tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu từ các cơ quan, đơn vị, tổ chức đến cộng đồng dân cư, đặc biệt là những địa phương ven biển. Kèm theo đó là hàng loạt các giải pháp công trình giảm thiểu thiệt hại từ biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Một trong những công trình trọng điểm mà tỉnh đã triển khai những năm qua là xây dựng, nâng cấp hệ thống đê biển Đông, đê phòng hộ biển Tây với tổng chiều dài trên 180 km. Kết hợp với nâng cấp, xây dựng mới hệ thống đê sông, tạo thành hệ thống đồng bộ và khép kín bảo vệ khoảng 300.000 dân sinh sống ven biển và 210.000 ha đất sản xuất. Đồng thời, xây dựng hệ thống kè lấn biển nhằm phục hồi, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển cũng như duy trì, phát triển diện tích rừng hiện có. Trong điều kiện nguồn kinh phí còn hạn chế như hiện nay, đây là sự nỗ lực rất lớn của tỉnh để giúp người dân giảm nhẹ thiệt hại do biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, những năm gần đây, các ngành chức năng không ngừng triển khai đầu tư đa dạng hoá giống cây trồng, vật nuôi phù hợp và thích ứng với biến đổi khí hậu...

Với nhiều giải pháp đồng bộ từ công trình đến phi công trình được triển khai trong thời gian qua, người dân phần nào yên tâm sản xuất./.

Bài và ảnh: Tuyết Trầm

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

Ðầu năm 2025, bắt đầu đại hội chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở

Sau khi hoàn thành việc triển khai, quán triệt hướng dẫn của các ban đảng Trung ương; kế hoạch, các văn bản của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ về đại hội đảng bộ các cấp trong tỉnh và kế hoạch cụ thể của cấp mình tại các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ (trong tháng 9/2024), ngay trong tháng 10/2024, đảng uỷ các xã, phường, thị trấn, đảng bộ cơ sở, chi bộ cơ sở sẽ triển khai, quán triệt các nội dung nêu trên và kế hoạch cụ thể của cấp mình. Riêng Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị phải được quán triệt đến tất cả cán bộ, đảng viên.

Phải thấm nhuần và thực hành chuẩn mực đạo đức một cách tự giác, thường xuyên

Quy định số 144-QÐ/TW (gọi tắc Quy định số 144) của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 9/5/2024) đã được quán triệt, triển khai và nhận được sự đồng tình cao của cán bộ, đảng viên (CBÐV) trong tỉnh. Quy định có nhiều điểm mới, thể hiện quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Xoay quanh vấn đề này, phóng viên Báo Cà Mau có phỏng vấn đồng chí Hồ Trung Việt, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.

Văn hoá, con người Cà Mau với tiến trình hội nhập

Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội tỉnh Cà Mau tiếp tục phát triển. Nhiều phong trào thi đua yêu nước mang lại kết quả khá toàn diện, góp phần vào sự thành công các Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững...

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia còn gặp khó

“Kế hoạch vốn đầu tư phát triển thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2024 được phân bổ chi tiết tại các Quyết định số 348/QÐ-UBND ngày 28/2/2024; số 385/QÐ-UBND ngày 4/3/2024; số 390/QÐ-UBND ngày 5/3/2024 của UBND tỉnh. Hiện nay, hầu hết các công trình chỉ mới bắt đầu triển khai đầu tư nên tỷ lệ giải ngân chưa cao”, ông Trần Công Khanh, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư, thông tin về kết quả giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh trong 7 tháng năm 2024.

Cầu nối vững chắc giữa Ðảng với nông dân

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nông dân lao động là lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh chắc chắn của giai cấp công nhân”. Phát huy vai trò cầu nối, tổ chức cơ sở hội nông dân luôn quan tâm các vấn đề bức xúc trong Nhân dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân ở nông thôn, không để các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng để kích động, phát triển thành các điểm nóng chính trị - xã hội; đồng thời thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo bảo vệ lợi ích cho nông dân.

Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách

Truyền thông chính sách là quá trình trao đổi thông tin về chính sách của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp để lấy ý kiến Nhân dân, nhằm tạo sự đồng thuận xã hội trong xây dựng, thực thi chính sách.

Nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Phú Tân có 10 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn, trong đó, có 9 dân tộc thiểu số (DTTS), với 3.480 người, gồm dân tộc Khmer, Hoa, Thái, Mường, Nùng, Tầy, Êđê, Dao, Lào. Với tinh thần và ý chí quyết tâm, đồng bào dân tộc thiểu số huyện Phú Tân luôn đoàn kết, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững.

Trách nhiệm cao cả trước cử tri

Với tinh thần trách nhiệm trước cử tri, Ðoàn Ðại biểu Quốc hội (ÐBQH) tỉnh Cà Mau không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng hoạt động, chú trọng đến những vấn đề trọng tâm của đời sống kinh tế - xã hội, những vấn đề được dư luận quan tâm; chuyển tải đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến nghị trường Quốc hội.

“Cánh tay nối dài”, đưa chính sách tới Nhân dân

Trong thời gian qua, người có uy tín (NCUT) trên địa bàn tỉnh đã phát huy được vai trò là “cánh tay nối dài” của Ðảng, Nhà nước với Nhân dân, làm tốt công tác vận động quần chúng, đồng thời tích cực tham gia các phong trào yêu nước của địa phương.