ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 10-11-24 15:08:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vài nét Năm Căn xưa

Báo Cà Mau (CMO) Quê tôi ở vùng Giáp Nước, Vàm Đình, thuộc huyện Cái Nước, cách Năm Căn chỉ vài chục cây số. Cái Nước được xem như miệt đồng gạch nối giữa hai cánh rừng U Minh và Năm Căn. Ở đây ruộng lúa là chính, xen lẫn với vườn dừa, vườn tạp, lung trấp, đầm lầy, rừng chồi…

Năm 17 tuổi (1973), lần đầu tiên tôi đặt chân tới rừng đước Năm Căn. Là dân Cái Nước nên tôi không xa lạ gì với cây đước, cây mắm, cây giá…, với con cá thòi lòi, con vọp, ba khía, ốc len… do vùng này vẫn xen lẫn mặn - ngọt theo mùa. Nhưng quả tình, rừng Năm Căn ngày đó đã gây ấn tượng không phai mờ với tôi cho tới bây giờ. Sau mấy ngày nằm phục ở trạm giao liên, đêm đầu tiên khi vượt qua sông Bảy Háp, chúng tôi đến được với kinh Tư Là, xã Hàm Rồng (hồi đó là ấp).

Đặt chân tới rừng đước, đêm đầu tiên tôi thật sự hoảng sợ vì… muỗi. Muỗi ở Giáp Nước quê tôi cũng không phải ít, không ai có thể ngủ được khi không có mùng. Nhưng muỗi ở Năm Căn thì thật khủng khiếp, nếu bước ra khỏi vùng khói mẻ un, quơ tay là đụng muỗi lộp độp. Ngồi ăn cơm cũng thật khó bề, vì phải buông chén, buông đũa để liên hồi đập muỗi, cứ nơm nớp lo muỗi bay vào miệng đang nhai cơm. Thế nhưng, lạ thay, dân tại chỗ thì vẫn ngồi ăn điềm nhiên như không, như muỗi chẳng hề đốt họ. Thậm chí có anh say rượu cứ tự nhiên lăn ra ngủ trần, lâu lâu mới thấy cựa mình xua muỗi.

Cũng trong đêm đầu tiên đó, đám dân miệt đồng chúng tôi gặp ngay sự cố đầu tiên do không biết phong thổ. Khi chúng tôi đến đang lúc nước ròng, phải leo thang mới lên được đường cầu để đi vô nhà. Con rạch cạn nước trông thật nhỏ bé. Nhưng sáng ra vừa mở mắt đã thấy nước ngập lai láng cả rừng, nước lên mấp mé đường cầu và sàn nhà, con rạch trở nên lớn rộng. Nhưng nguy nhất là xuồng đậu dưới bến đã biến đâu mất dạng, dù hồi đêm mình đã cẩn thận cột cả dây mũi, dây lái. Hoá ra, vì nước lớn cao hơn nước ròng cả thước nên xuồng bị nhấn chìm đưới đáy nước, do xuồng bị cột dây hai đầu, be xuồng lại bị gài vô chang đước lúc nước dâng, báo hại dầm, chèo, sạp xuồng trôi mất hết.

Là dân miệt đồng, lần đầu tiên đi trên con đường cầu cả cây số, lót bằng những cây đước, dài theo xóm nhà nép mình hoàn toàn dưới tán rừng, vừa có cảm giác kinh ngạc, vừa thật đã mắt, cứ như đi trong một thế giới khác. Nhà cũng không phải ít, có đến vài chục cái. Cũng chẳng phải nhà nhỏ đơn sơ, có nhà rộng như cái hội trường, sàn lót ván đước láng bóng, chỉ có điều không nhà nào có cửa nẻo gì cả. Giữa xóm còn có ngôi Đền thờ Bác Hồ rất tôn nghiêm.

Nhưng phải sau khi vượt được sông Cửa Lớn đến với Rạch Gốc, Khai Long, Rạch Tàu… thì tôi mới cảm nhận được hết cái hùng vĩ của rừng đước Năm Căn. Có thể nói, ngày đó cỡ trên 80% diện tích tự nhiện của huyện Duyên Hải (gồm 2 huyện Năm Căn và Ngọc Hiển ngày nay) nằm phủ kín dưới tán rừng, chủ yếu là đước. Chuyến đi ấy, suốt hàng chục ngày len lỏi trong rừng, ít khi nào nhìn thấy được bầu trời. Trên là lá đước, dưới là thân cây suôn thẳng, cao cỡ 15-20 thước. Bây giờ những vùng đước như vậy không còn nhìn thấy.

Gỗ đước ngày trước được khai thác chủ yếu để hầm than. Một tài liệu cũ cho biết, trước cách mạng Tháng Tám, than đước Cà Mau cung cấp 90% than đốt cho cả Nam Bộ. Sách "Cà Mau xưa" của Huỳnh Minh thống kê, trước năm 1960, vùng rừng đước Năm Căn có 838 lò than. Than đước có nhiệt lượng rất lớn, mỗi ký than đước cho đến 6.660 calo, gấp 2, 3 lần các loại than gỗ khác, chỉ sau than đá. Địa danh Năm Căn cũng liên quan đến than đước. Ngày xa xưa, địa điểm nằm bên bờ sông Cửa Lớn này xuất hiện 5 lò than đầu tiên. Khách thuỷ hành qua lại gọi đây là xóm Năm Căn, người trước truyền lại người sau, gọi mãi thành tên.

Gỗ đước ngày trước được khai thác chủ yếu để hầm than. Ảnh: TRẦN NGỌC LÂM

Còn một ấn tượng khó quên nữa của vùng rừng đước Năm Căn với tôi trong chuyến đi này, đó là sự giàu có quá mức của tôm, cua, cá, nhất là con tôm, vì khi đó chỉ có con tôm khô là có được giá trị thương phẩm. Hồi đó rất ít người làm vuông. Cách khai thác tôm chủ yếu là đóng đáy. Khi nghe các chủ đáy hỏi nhau, hôm nay đáy anh kiếm được bao nhiêu? Có người thì 5, 7 chục ký, có người hơn trăm. Xin được nói cho rõ, những con số này là đã được người ta quy ra tôm khô. Nên biết, phải có 6 kg tôm tươi thì mới làm ra được 1 kg tôm khô. Tôm cá sau khi đóng đáy đem về được đổ trên mặt sàn rộng thường nằm kề mép nước, gọi là liếp lựa. Trên liếp lựa người ta chỉ lựa bắt con tôm thôi, còn cua thì để chúng tự do bò khỏi liếp, rơi rớt xuống nước, cá cũng bị gạt bỏ đi, thảng hoặc người ta mới bắt lại vài con cua gạch hay cá ngon, chủ yếu để làm mồi nhậu cho cánh đàn ông.

Đóng đáy bè trên sông Tam Giang. Ảnh: THANH DŨNG

Cũng trong chuyến đi đầu tiên này, tại bãi biển Rạch Tàu, tôi còn được chứng kiến một cách khai thác sò huyết hết sức ngoạn mục, đó là sạc sò. Người sạc sò ngồi trên một tấm ván, dùng chân đẩy nhẹ cho tấm ván trượt đi trên mặt bùn. Cứ phát hiện một lỗ tròn trên bãi hay nghe tiếng cọ nhẹ dưới tấm ván, đưa tay lượm ngay một con sò, bỏ vào cái thùng gỗ trên ván. Bằng cách đơn giản ấy, người lướt ván có thể di chuyển như bay trên bãi bùn, chẳng khác người ta trượt băng. Phương tiện thô sơ nhưng với tốc độ đáng ngạc nhiên ấy, trong một buổi nước ròng, người sạc sò có thể di chuyển đến vài chục cây số trên vùng đất mới hình thành này của Tổ quốc.

Trên con sông Cửa Lớn ngày đó còn có một cách đánh bắt rất hấp dẫn, là phóng lao để bắt cá dứa. Cá dứa là loại cá da trơn, mình trắng bạc, đuôi vàng lợt, có con nặng đến chục ký, thịt rất ngon, là loại thuỷ sản quý hiếm. Cá dứa rất mê ăn trái mắm. Tháng 9, tháng 10 âm lịch vào mùa trái mắm rụng, trôi theo sông, cá dứa ăn no trái mắm nổi lên, trôi lờ đờ trên mặt nước. Người đi săn một tay ghìm lao, gọi là cây xà búp, một tay lách chèo, xuồng nhẹ nhàng nương theo nước. Mỗi lần ngọn xà búp phóng đi, người đánh cá kéo cọng dây dài nối với cây xà búp là thu về một con cá dứa còn mắc trong mũi lao.

Đã nói đến đặc sản của rừng ngập mặn Năm Căn ngày đó không thể bỏ qua món ba khía Rạch Gốc. Rạch Gốc nằm phía bờ biển Đông, cách chót Mũi Cà Mau chỉ vài chục cây số. Cũng như hầu hết các nơi trên rừng đước, ở Rạch Gốc ba khía vẫn có quanh năm, nhưng hồi ấy người dân ở đây thường chỉ tập trung làm món ba khía muối vào mùa ba khía hội. Mùa hội của ba khía tập trung vào những đêm tối trời cuối tháng 9 và tháng 10 âm lịch. Vào những đêm hội, ba khía kéo nhau ra ven các sông rạch có dòng nước chảy đeo bám oằn cả thân cành các cây mắm, cây đước ven sông. Người đi bắt ba khía hội luôn thủ trên ghe những lu, hũ đã chứa sẵn nước muối hoà tan. Sau khi bắt, ba khía được rửa sạch bằng nước sông và đổ ngay vào các lu, hũ, xem như cả việc khai thác và chế biến đều hoàn tất.

Bắt ba khía vào mùa hội đa phần là ba khía cái và con nào cũng sẵn trong mai khối gạch son dự trữ, thành ra nó dễ thành món ngon. Một vài phân tích gần đây còn cho biết, vùng rừng Rạch Gốc là nơi tập trung loài cây mắm đen với mật độ cao. Tháng 9 và tháng 10 âm lịch cũng là mùa trái mắm chín rụng. Mắm đen là cây tích tụ nhiều nhất chất đạm trong lá và trái so với mọi loài cây của rừng ngập mặn. Trong quá trình phân huỷ, lá và trái mắm đen được các loài nấm tảo, các vi sinh vật ký sinh làm tăng lên từ 2-3 lần hàm lượng đạm, chúng cung cấp cho các loài thuỷ sản và giáp xác sống trên đất sa bồi ngập nước nguồn thức ăn phong phú dạng hạt. Con ba khía Rạch Gốc đã thụ hưởng thứ tinh hoa này của rừng và biển nên thành ra món ngon nổi tiếng.

Tôm khô Đất Mũi, than đước Năm Căn và ba khía Rạch Gốc từng có một thời kỳ dài đóng vai trò chỉ dẫn địa lý cho vùng rừng ngập mặn Cà Mau.

Làng nghề tôm khô ở xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn. Ảnh: THANH DŨNG

Dấu vết xa xưa nhất về sự có mặt của cư dân người Việt đến định cư ở Mũi Cà Mau còn lưu được đến ngày nay là sắc phong của vua Tự Đức cho người có công quy dân, lập ấp đầu tiên ở vùng Viên An, đó là ông Nguyễn Văn Đức. Ngày xưa, xã Viên An chỉ là một xóm nhỏ ở rạch Cái Xép. Thời kỳ Lê Văn Khôi nổi loạn chống triều đình nhà Nguyễn, đánh chiếm thành Phiên An (Gia Định) và 6 tỉnh Nam Kỳ (năm 1833), vùng Viên An nổi lên nạn giặc cướp Chà Và (hải tặc Mã Lai), dân địa phương quen gọi là giặc Tàu Ô (tàu có buồm đen), thường hay theo sông Cửa Lớn vô đánh cướp của cải, tàu bè và bắt đàn bà con gái. Nguyễn Văn Đức là người can trường, giỏi võ nghệ, đã quy tập tráng đinh đánh dẹp giặc cướp tại rạch Đốc Neo (Nhưn Miên). Từ đó, dân chúng tôn ông làm thủ lĩnh bảo vệ lương dân, mở mang việc làm ăn, quy tập được nhiều tráng đinh đổ về và lập nên làng Viên An. Khi ông mất, dân làng lập đền thờ ông như một tiền hiền khai khẩn và vua Tự Đức đã ban sắc phong thần cho ông. Sắc phong đó con cháu ông vẫn còn lưu giữ đến ngày nay và đã được Bảo tàng Cà Mau ghi nhận./.

Sài Gòn, tháng 12/2021

 

Nguyễn Trọng Tín

 

Tô thắm vườn hoa tử tế

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường nói, xã hội ta có rất nhiều những tấm gương người tốt, việc tốt. Họ có mặt khắp nơi, đó là những bông hoa đẹp trong rừng hoa đẹp. Ðiều đó được minh chứng ở Cà Mau, nơi tình đất - tình người bền chặt thuỷ chung, sâu nặng nghĩa tình. Trong hành trình phát triển quê hương, bằng những việc làm trượng nghĩa, người Cà Mau đã tô thắm thêm vườn hoa tử tế, làm lay động bao trái tim và lan toả giá trị sống tốt đẹp.

Cửa Lớn mở tương lai

Những năm 1990 của thế kỷ trước, mỗi dịp nghỉ hè, tôi lại được theo ghe bán hàng bông của ba má, xuôi ngược từ xứ ngọt Trần Văn Thời về đất mặn Ngọc Hiển xa xôi và lạ lẫm.

Đội ngũ hoạt động ở ấp, khóm: Tựa tre, chăm măng - Bài cuối: Bàn về giải pháp

Thực tiễn công tác xây dựng đội ngũ người hoạt động ở ấp, khóm kế cận ở Cà Mau đầy sinh động, với nhiều cách làm hay, kinh nghiệm hữu ích. Bằng việc kết nối, đảm bảo tính kế thừa để phát huy tối đa những ưu điểm, bổ trợ những hạn chế giữa các thế hệ; đội ngũ này vừa ổn định vừa có những điểm sáng đột phá gắn với xu hướng trẻ hoá, chuẩn hoá. Bên cạnh đó, sự phát triển khởi sắc của tỉnh nhà cũng đang tạo ra môi trường tốt để nhiều người trẻ chọn trở về gắn bó lập thân, lập nghiệp.

Đội ngũ hoạt động ở ấp, khóm: Tựa tre, chăm măng - Bài 2: Những tín hiệu tích cực

Năng nổ, nhiệt huyết, nhạy bén và dám nghĩ, dám làm đang là những ghi nhận, đánh giá của các cấp uỷ đảng, chính quyền và Nhân dân khi nói về những người trẻ tuổi hoạt động ở ấp, khóm. Không khí tươi mới với nguồn năng lượng tích cực của đội ngũ trẻ đã thực sự trở thành điểm sáng ở nhiều địa bàn ấp, khóm ở Cà Mau trong hành trình phát triển. Ðó cũng là gợi ý hữu ích để Cà Mau tiếp tục công việc chuẩn hoá, trẻ hoá; tăng cường chất lượng và xây dựng đội ngũ kế thừa đảm đương nhiệm vụ ở khóm, ấp trong bối cảnh hiện nay.

Đội ngũ hoạt động ở ấp, khóm: Tựa tre, chăm măng

Thực tế đã khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của đội ngũ người hoạt động không chuyên trách ở ấp, khóm trong việc cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn đời sống. Ðây là cánh tay nối dài của cấp uỷ, chính quyền cơ sở, nơi trực tiếp, sâu sát nhất với Nhân dân. Mọi chuyển động của cấp “cơ sở của cơ sở” sẽ quyết định đến việc thành hay bại của một quyết sách, một chủ trương, một phong trào... gắn với nhiệm vụ chính trị và sự phát triển của từng địa phương.

Tín dụng chính sách - Xây dựng niềm tin, hướng đến phát triển bền vững - Bài cuối: Hướng đến tín dụng "xanh"

Thông qua các khoản vay ưu đãi, nông dân và các hợp tác xã (HTX) có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến, từ đó xây dựng nền tảng cho các mô hình kinh tế nông nghiệp bền vững. Bên cạnh đó, tín dụng chính sách (TDCS) không chỉ giới hạn trong việc hỗ trợ sản xuất mà còn mở rộng sang các lĩnh vực quan trọng, như bảo vệ môi trường và phát triển tín dụng xanh.

Tín dụng chính sách - Xây dựng niềm tin, hướng đến phát triển bền vững

Tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của các nhóm yếu thế và phát triển kinh tế địa phương. Các chính sách đổi mới đã giúp hàng ngàn người tiếp cận vốn hỗ trợ, vượt qua khó khăn và xây dựng sinh kế bền vững. Bên cạnh đó, các hợp tác xã và mô hình nông nghiệp xanh ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế địa phương. Nỗ lực đổi mới trong quản lý và triển khai tín dụng đã phá vỡ rào cản, mở ra cánh cửa cho một tương lai phát triển toàn diện.

Tín dụng chính sách - Xây dựng niềm tin, hướng đến phát triển bền vững - Bài 2: Xoá rào cản, mở cửa cơ hội

Trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tín dụng chính sách xã hội (CSXH) không chỉ là công cụ hỗ trợ người dân thoát nghèo mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế địa phương. Các khoản vay ưu đãi đã tạo điều kiện cho hàng ngàn hộ khởi nghiệp, mở rộng sản xuất, cải thiện đời sống và đóng góp vào sự phát triển bền vững. Ðặc biệt, CSXH đã hỗ trợ những nhóm yếu thế và các cá nhân chấp hành xong án phạt tù vượt qua rào cản xã hội, tạo điều kiện cho họ tái hoà nhập cộng đồng và xây dựng cuộc sống mới. Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp tài chính, tín dụng này đã trở thành nền tảng vững chắc để họ từng bước vươn lên, thay đổi cuộc sống.

Thông tư 20 - Từ quy định đến thực tiễn - Bài cuối: Loay hoay tìm giải pháp

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (Chương trình) mở ra nhiều cơ hội mới, nâng cao chất lượng dạy và học, kéo gần khoảng cách giáo dục nông thôn và thành thị. Tuy nhiên, khi áp dụng Chương trình và thực hiện Thông tư số 20/2023/TT-BGDÐT (Thông tư 20) của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), nhiều trường vẫn còn loay hoay tìm giải pháp thực hiện.

Thông tư 20 - Từ quy định đến thực tiễn

Thông tư 20/2023/TT-BGDÐT của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) có hiệu lực thi hành vào ngày 16/12/2023. Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập, nhằm chuẩn hoá các điều kiện từ cơ sở vật chất, số lượng giáo viên, nhân viên cho công cuộc đổi mới toàn diện theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018.